Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 8 kết nối Bài 44: Hệ sinh thái
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức Bài 44: Hệ sinh thái. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 8 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 44: HỆ SINH THÁI
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Lưới thức ăn là
- Gồm một chuỗi thức ăn
- Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ sinh dưỡng với nhau
- Gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung
- Gồm ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên
Câu 2: Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm
- sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ
- sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật phân giải
- sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải
- sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
Câu 3: Sinh vật tiêu thụ bao gồm
- Vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ
- Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt
- Động vật ăn thịt và cây xanh
- Vi khuẩn và cây xanh
Câu 4: Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì
- có cấu trúc lớn nhất
- có chu trình tuần hoàn vật chất
- có nhiều chuỗi và lưới thức ăn
- có sự đa dạng sinh học
Câu 5: Hệ sinh thái bao gồm
- quần xã sinh vật và sinh cảnh
- tác động của các nhân tố vô sinh lên các loài
- các loài quần tụ với nhau tại 1 không gian xác định
- các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau
Câu 6: Sinh vật ăn thịt là
- Con bò
- Con cừu
- Con thỏ
- Cây nắp ấm
Câu 7: Trong chuỗi thức ăn, sinh vật sản xuất là loài sinh vật nào sau đây?
- Nấm và vi khuẩn
- Thực vật
- Động vật ăn thực vật
- Các động vật kí sinh
Câu 8: Câu nào sau đây là không đúng?
- Hệ sinh thái là 1 cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, là 1 hệ thống mở tự điều chỉnh
- Hệ sinh thái là sự thống nhất của quần xã sinh vật với môi trường mà nó tồn tại
- Các hệ sinh thái nhân tạo có nguồn gốc tự nhiên
- Các hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra và phục vụ cho mục đích của con người
Câu 9: Năm sinh vật là: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây
- Cỏ → châu chấu → trăn → gà rừng → vi khuẩn
- Cỏ → trăn →châu chấu → vi khuẩn →gà rừng
- Cỏ → châu chấu → gà rừng→ trăn →vi khuẩn
- Cỏ → châu chấu → vi khuẩn → gà rừng → trăn
Câu 10: Trong chuỗi thức ăn sau:
Cây cỏ → Bọ rùa → Ếch → Rắn → Vi sinh vật
Thì rắn là
- Sinh vật sản xuất
- Sinh vật tiêu thụ cấp 1
- Sinh vật tiêu thụ cấp 2
- Sinh vật tiêu thụ cấp 3
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hệ sinh thái là
- hệ mở
- khép kín
- tự điều chỉnh
- Cả A và C
Câu 2: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu nào sau đây
- Thành phần vô sinh, thành phần hữu cơ, thành phần vô cơ
- Thành phần động vật, thành phần thực vật, thành phần vi sinh vật
- Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
- Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
Câu 3: Thành phần vô sinh của hệ sinh thái bao gồm những yếu tố nào sau đây
- Các chất vô cơ: Nước, khí carbonic, khí oxygen...., các loài virus, vi khuẩn...
- Các chất mùn, bã, các loài rêu, địa y.
- Các nhân tố khí hậu như: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm...các loại nấm, mốc.
- Nước, khí carbonic, khí oxygen, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.
Câu 4: Sinh vật tiêu thụ gồm những đối tượng nào sau đây?
- Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt bậc 1 động vật ăn thịt bậc 2
- Động vật ăn thịt bậc 1, động vật ăn thịt bậc 2, thực vật
- Động vật ăn thịt bậc 2, động vật ăn thực vật, thực vật
- Thực vật, động vật ăn thịt bậc 2, động vật ăn thực vật
Câu 5: Sinh vật nào là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh?
- Vi sinh vật phân giải
- Động vật ăn thực vật
- Động vật ăn thịt
- Thực vật
Câu 6: Thành phần cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái tự nhiên có
- thành phần loài phong phú, số lượng cá thể nhiều,…
- kích thước cá thể đa dạng, các cá thể có tuổi khác nhau,…
- có đủ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải, phân bố không gian nhiều tầng,…
- Cả A, B và C
Câu 7: Các hệ sinh thái trên cạn nào có tính đa dạng sinh học cao nhất?
- Các hệ sinh thái thảo nguyên
- Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
- Các hệ sinh thái hoang mạc
- Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim)
Câu 8: Khi nói về hệ sinh thái, nhận định nào sau đây sai?
- Hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
- Một giọt nước ao cũng được coi là 1 hệ sinh thái
- Ở hệ sinh thái nhân tạo, con người không phải thường xuyên bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để nâng cao năng suất của hệ
- Một hệ sinh thái gồm hai thành phần cấu trúc là thành phần vô sinh và quần xả sinh vật
Câu 9: Cho chuỗi thức ăn đơn giản còn để chỗ trống sau:
Cây gỗ → (...........) → Chuột → Rắn → Vi sinh vật
Loài nào sau đây điền vào chỗ trống là hợp lí nhất
- Mèo
- Sâu ăn lá cây
- Bọ ngựa
- Ếch
Câu 10: Dòng năng lượng trong chuỗi thức ăn, năng lượng khởi đầu trong sinh giới được lấy từ đâu?
- Từ môi trường không khí
- Từ nước
- Từ chất dinh dưỡng trong đất
- Từ năng lượng mặt trời
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Hệ sinh thái là gì? Các hệ sinh thái được chia thành các nhóm nào?
Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng và làm thế nào để bảo vệ hệ sinh thái rừng?
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, tháp sinh thái là gì?
Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái biển và ven biển và làm thế nào để bảo vệ hệ sinh thái biển , ven biển?
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo ở
- thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng
- thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng
- chu trình dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng
- thành phần cấu trúc, chuyển hóa năng lượng
Câu 2. Hãy chọn câu trả lời đúng về trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn?
- Sinh vật phân giải → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất
- Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất → Sinh vật phân giải
- Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân giải
- Sinh vật phân giải → Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ
Câu 3. Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?
- Vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau, đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh
- Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau
- Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh
- Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau, đồng thời tác động lên các thành phần vô sinh của sinh cảnh
Câu 4. Hệ sinh thái nào sau đây cần phải bổ sung thêm nguồn vật chất để nâng cao hiệu quả sử dụng? - Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới
- Hệ sinh thái biển
- Hệ sinh thái sông, suối
- Hệ sinh thái nông nghiệp
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Hãy nêu thành phần cấu trúc của hệ sinh thái.
Câu 2: Tại sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp và làm thế nào để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp?
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Cho các phát biểu sau về hệ sinh thái:
(1) Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là nhóm có khả năng truyền năng lượng từ quần xã đến môi trường vô sinh
(2) Bất ki sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh đều được xem là một hệ sinh thái
(3) Trong hệ sinh thái, sinh vật phân giải gồm chủ yếu các loài sống dị dưỡng như vi khuẩn, nấm và 1 số vi sinh vật hóa tự dưỡng
(4) Hệ sinh thái tự nhiên thường có tính ổn định cao hơn nhưng thành phần loài kém đa dạng hơn hệ sinh thái nhân tạo
Số phát biểu đúng là
- 0
- 1
- 2
- 3
Câu 2. Khi nói về hệ sinh thái, nhận định nào sau đây sai?
- Hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
- Một giọt nước ao cũng được coi là 1 hệ sinh thái
- Ở hệ sinh thái nhân tạo, con người không phải thường xuyên bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để nâng cao năng suất của hệ
- Một hệ sinh thái gồm hai thành phần cấu trúc là thành phần vô sinh và quần xả sinh vật.
Câu 3. Sinh vật nào sau đây luôn là mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn?
- Cây xanh và động vật ăn thịt
- Cây xanh và sinh vật tiêu thụ
- Động vật ăn thịt, vi khuẩn và nấm
- Cây xanh, vi khuẩn và nấm
Câu 4. Cho sơ đồ lưới thức ăn sau đây:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn nói trên?
- Chuột là mắt xích chung trong lưới thức ăn
- Cáo không phải là mắt xích chung trong lưới thức ăn
- Mỗi chuỗi thức ăn đều có 4 mắt xích
- Có tất cả 8 chuỗi thức ăn
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Chúng ta cần phải đặc biệt trú trọng bảo vệ các hệ sinh thái nào?
Câu 2: Tháp sinh thái là gì? Có mấy loại tháp sinh thái? Cho tháp A, tháp B ở hình dưới và cho biết chúng thuộc loại tháp sinh thái nào?
=> Giáo án KHTN 8 kết nối Bài 44: Hệ sinh thái