Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 8 kết nối Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 8 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 41. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Có mấy nhóm nhân tố sinh thái?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 2: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?

  1. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật.
  2. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người.
  3. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.
  4. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

Câu 3: Có các loại môi trường phổ biến là?

  1. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
  2. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
  3. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
  4. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.

Câu 4: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái

  1. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
  2. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
  3. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật
  4. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật

Câu 5: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi

  1. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác.
  2. Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng.
  3. Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.
  4. Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác.

Câu 6: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

  1. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
  2. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sông
  3. Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
  4. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái

Câu 7: Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa

  1. đối với sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập vật nuôi
  2. ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
  3. trong việc giải thích sự phân bố của các sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
  4. đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất, thuần hóa các giống vật nuôi

Câu 8: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm

  1. thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng.
  2. tăng hoặc giảm sự quang hợp của cây
  3. thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật
  4. ảnh hưởng tới cấu tạo giải phẫu, sinh sản của cây

Câu 9: Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng?

  1. Vì con người có tư duy, có lao động.
  2. Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác.
  3. Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên.
  4. Vì con người có khả năng làm chủ thiên nhiên.

Câu 10: Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật như thế nào?

  1. Chỉ hoạt động vào lúc trước mặt trời mọc và lúc hoàng hôn.
  2. Chủ yếu hoạt động vào ban ngày.
  3. Chủ yếu hoạt động lúc hoàng hôn hoặc khi trời tối.
  4. Có loài ưa hoạt động vào ban ngày, có loài ưa hoạt động vào ban đêm, có loài hoạt động vào lúc hoàng hôn hay bình minh.

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật

  1. một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác
  2. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác
  3. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh
  4. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh

Câu 2: Nhân tố sinh thái là

  1. Các yếu tố vô sinh hoặc hữu sinh của môi trường.
  2. Tất cả các yếu tố của môi trường.
  3. Những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
  4. Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng gián tiếp lên cơ thể sinh vật.

Câu 3: Giới hạn sinh thái là gì?

  1. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt.
  2. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau.
  3. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
  4. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật.

Câu 4: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi

  1. Giới hạn sinh thái
  2. Tác động sinh thái
  3. Khả năng cơ thể
  4. Sức bền của cơ thể

Câu 5: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm

  1. tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
  2. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lí bao quanh sinh vật
  3. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
  4. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật

Câu 6: Cây ưa sáng thường sống nơi nào?

  1. Nơi nhiều ánh sáng tán xạ.
  2. Nơi có cường độ chiếu sáng trung bình.
  3. Nơi quang đãng.
  4. Nơi khô hạn.

Câu 7: Cây ưa bóng thường sống nơi nào?

  1. Nơi ít ánh sáng tán xạ.
  2. Nơi có độ ẩm cao.
  3. Nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu.
  4. Nơi ít ánh sáng tán xạ hoặc dưới tán cây khác.

Câu 8: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây?

  1. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô.
  2. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng.
  3. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối.
  4. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm.

Câu 9: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự sau

  1. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.
  2. Trồng đồng thời nhiều loại cây.
  3. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.
  4. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước.

Câu 10: Vì sao những cây ở bìa rừng thường mọc nghiêng và tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng?

  1. Do tác động của gió từ một phía.
  2. Cây nhận ánh sáng không đều từ các phía.
  3. Do cây nhận được nhiều ánh sáng.
  4. Do số lượng cây trong rừng tăng, lấn át cây ở bìa rừng.

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Môi trường sống là gì? Kể tên các môi trường sống chủ yếu.

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao nói trong nhóm nhân tố hữu sinh thì con người là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống của nhiều loài sinh vật?

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu vị trí và chức năng của tuyến yên

Câu 2 ( 4 điểm). Nêu khái niệm nhân tố sinh thái. Nhân tố sinh thái gồm các nhóm nào?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là

  1. Kiếm mồi.
  2. Nhận biết các vật.
  3. Sinh sản.
  4. Định hướng di chuyển trong không gian.

Câu 2. Lá cây ưa bóng có đặc điểm hình thái như thế nào?

  1. Phiến lá rộng, mỏng, màu xanh sẫm.
  2. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh sẫm.
  3. Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh nhạt.
  4. Phiến lá dài, mỏng, màu xanh nhạt.

Câu 3. Ở cây xương rồng, lá biến thành gai có tác dụng gì?

  1. Chống chọi với sự thay đổi nhiệt độ
  2. Chống chọi với sự thay đổi ánh sáng
  3. Chống chọi với sự thay đổi độ ẩm
  4. Hạn chế sự thoát hơi nước

Câu 4. Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?

  1. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.
  2. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời.
  3. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.
  4. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy trình bày ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái vô sinh đến các sinh vật.

Câu 2: Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái sau đây vào nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh: sâu rầy, cày xới, đất, độ chua, bón phân, chất mùn, ánh sáng, O2, CO2.

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?

  1. Nhóm sinh vật biến nhiệt.
  2. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.
  3. Không có nhóm nào cả.
  4. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt.

Câu 2. Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

  1. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
  2. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sông
  3. Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
  4. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái

Câu 3. Khoảng giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi là

  1. 5,6oC đến 42oC
  2. Dưới 5,6oC
  3. Trên 42oC
  4. Không xác định được

Câu 4. Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì?

  1. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
  2. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.
  3. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ lá cây.
  4. Tăng sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Quan sát hình 41.3 và trả lời câu hỏi sau

  1. Cá rô phi tồn tại được trong khoảng nhiệt độ nào?
  2. Sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ nào?

Câu 2: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái trong bảng sau:

Nhân tố sinh thái vô sinh

Nhân tố sinh thái hữu sinh

 

=> Giáo án KHTN 8 kết nối Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay