Đề thi cuối kì 1 ngữ văn 9 kết nối tri thức (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 9 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 1 môn Ngữ văn 9 kết nối này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
ÁO CŨ (*)
Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn
Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai
Thương áo cũ như là thương kí ức
Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.
Mẹ vá áo mới biết con chóng lớn
Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim
Áo con có đường khâu tay mẹ vá
Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm.
Áo đã ở với con qua mùa qua tháng
Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương
Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới
Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn.
Hãy biết thương lấy những manh áo cũ
Để càng thương lấy mẹ của ta
Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống
Những gì trong năm tháng trôi qua...
(Áo cũ, Lưu Quang Vũ, NXB Văn học, 2002)
Chú thích: (*) Bài thơ “Áo cũ” được sáng tác năm 1963, khi tác giả Lưu Quang Vũ mới chỉ 15 tuổi, học lớp 9 và đến năm 2002, “Áo cũ” đã được in trong tập “Thơ tình” của nhà xuất bản Văn học.
Câu 1 (0.5 điểm): Bài thơ “Áo cũ” được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0.5 điểm): Đặc điểm của chiếc áo cũ được miêu tả qua những từ ngữ nào trong đoạn thơ?
Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn
Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai
Thương áo cũ như là thương kí ức
Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.
Câu 3 (1.0 điểm): Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ sau có tác dụng gì?
“Thương áo cũ như là thương kí ức
Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.”
Câu 4 (1.0 điểm): Khi nhắc đến chiếc áo cũ mẹ khâu, nhân vật trữ tình trong bài thơ thể hiện tình cảm gì qua hai câu thơ sau:
“Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương
Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới”
Câu 5 (1.0 điểm): Thông điệp ý nghĩa nhất với em sau khi đọc văn bản là gì? Vì sao?
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về hình ảnh chiếc áo cũ trong đoạn thơ phần Đọc hiểu.
Câu 2 (4.0 điểm): Viết bài văn nghị luận xã hội ( khoảng 600 chữ) trình bày cách ứng xử của em khi bị bắt nạt hoặc chứng kiến hành vi bạo lực học đường của học sinh hiện nay.
BÀI LÀM:
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 4 | 3.0 |
Thực hành tiếng Việt | 0 | 1 | 0 | 1 | 1.0 | ||||||
Viết | 0 | 2 | 0 | 2 | 6.0 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 7 | 10 |
Điểm số | 0 | 1.0 | 0 | 2.0 | 0 | 6.0 | 0 | 1.0 | 0 | 10 | 10.0 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10 % | 2.0 điểm 20% | 6.0 điểm 60% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL | TN | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 5 | |||||
Nhận biết | - Nhận biết được thể thơ và từ ngữ trong đoạn thơ. | 2 | 0 | C1,C2 | ||
Thông hiểu | - Xác định được biện pháp tu từ và tác dụng. | 1 | 0 | C3 | ||
Vận dụng |
| 1 | 0 | C4 | ||
Vận dụng cao |
| 1 | 0 | C5 | ||
VIẾT | 2 | 0 | ||||
Vận dụng | - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết…để viết đoạn văn phân tích, cảm nhận về 1 chi tiết, hình ảnh. | 1 | 0 | C1 phần viết | ||
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề cần giải quyết. * Nhận biết: - Bài văn đảm bảo bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); đúng kiểu bài nghị luận * Thông hiểu: - Bài văn nêu được những kiến thức từ thực tế để làm rõ vấn đề nghị luận đưa ra: Thực trạng, tác hại, nguyên nhân, giải pháp… * Vận dụng: - Bài văn thể hiện được rõ ràng suy nghĩ, nhận xét và đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục. * Vận dụng cao: Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết, trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục. | 1 | 0 | C2 phần tự luận |