Đề thi giữa kì 1 ngữ văn 9 kết nối tri thức (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 9 kết nối tri thức Giữa kì 1 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 1 môn Ngữ văn 9 kết nối này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
“Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải bất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con hào phú nhưng không có học, nên phải ghi trong sổ lính vào loại đầu.”
Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu đôi nét về tác giả?
Câu 2 (0.5 điểm): Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 3 (1.0 điểm): Nội dung tổng quát của đoạn trích trên là gì?
Câu 4 (1.0 điểm): Phương thức liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên?
Câu 5 (0.5 điểm): Tìm thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích trên?
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn 200 từ trình bày cảm nhận của em về nhân vật Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Câu 2 (4.0 điểm): Từ nhân vật Vũ Thị Thiết trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, anh chị hãy viết bài văn nghị luận 600 từ liên hệ về người phụ nữ trong xã hội ngày nay.
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 1 | 0 | 1 | 0.5 | ||||||
Thực hành tiếng Việt | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 4 | 3.5 | ||||
Viết | 0 | 2 | 0 | 2 | 6 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 7 | 10 |
Điểm số | 0 | 1.5 | 0 | 2.0 | 0 | 6 | 0 | 0.5 | 0 | 10 | 10 |
Tổng số điểm | 1.5 điểm 15% | 2.0 điểm 20% | 6.0 điểm 60% | 0.5 điểm 5% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 5 | 0 | |||||
Thông hiểu | - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. | 2 | 0 | C1,C2 | |||
Nhận biết | - Nhận biết được câu chủ đề đồng thời triển khai dựa trên câu chủ đề đã cho sẵn. - Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. | 2 | 0 | C3,4 | |||
Vận dụng cao |
| 1 | 0 | C5 | |||
VIẾT | 2 | 0 | |||||
Vận dụng |
| 1 | 0 | C1 phần tự luận | |||
Viết văn bản nghị luận phân tích nhân vật và liên hệ thực tế. *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một nhân vật. - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một nhân vật văn học; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng). - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. *Thông hiểu - Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm. - Phân tích cụ thể rõ ràng về nhân vật (xuất thân, ngoại hình, tính cách, hành động…) với những cứ liệu sinh động. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nhân vật. - Nhận xét về tính cách, hành động suy nghĩ của nhân vật và liên hệ. | 1 | 0 | C2 phần tự luận |