Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 9 kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 9 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 2 môn Ngữ văn 9 kết nối này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Ngậm ngùi
Nắng chia nửa bãi, chiều rồi…
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu.
Sợi buồn con nhện giăng mau,
Em ơi! Hãy ngủ… anh hầu quạt đây.
Lòng anh mở với quạt này,
Trăm con chim mộng về bay đầu giường.
Ngủ đi em, mộng bình thường!
Ru em sẵn tiếng thuỳ dương mấy bờ…
Cây dài bóng xế ngẩn ngơ…
– Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?
Tay anh em hãy tựa đầu,
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi…
(Trích trong tập thơ Lửa Thiêng năm 1940 – Huy Cận)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0.5 điểm): Đoạn trích sử dụng phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 3 (1.0 điểm): Hình ảnh “Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu” có ý nghĩa gì?
Câu 4 (1.0 điểm): Nêu ý nghĩa của câu thơ “Hồn em đã chín mấy mùa thương đau”?
Câu 5 (1.0 điểm): Từ bài thơ Ngậm ngùi, anh/chị hãy rút ra bài học về tình yêu và sự đồng cảm trong cuộc sống?
B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn 200 từ trình bày cảm nhận của anh/ chị về nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên.
Câu 2 (4.0 điểm): Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về sự chia sẻ và đồng cảm trong cuộc sống.
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 2 | 0 | 0 | 1 | 0 | 3 | 3.0 | |||
Thực hành tiếng Việt | 0 | 2 | 0 | 2 | 1.0 | ||||||
Viết | 0 | 2 | 1 | 0 | 2 | 6.0 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 7 | 10 |
Điểm số | 0 | 1.0 | 0 | 2.0 | 0 | 6.0 | 0 | 1.0 | 0 | 10 | 10.0 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10% | 2.0 điểm 20% | 6.0 điểm 60% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 2 | 0 | |||||
Nhận biết | - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. | 2 | 0 | C1,C2 | |||
Thông hiểu | - Hiểu được ý nghĩa - Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. | 2 | 0 | C3,4 | |||
Vận dụng cao |
| 1 | 0 | C5 | |||
VIẾT | 2 | 0 | |||||
Vận dụng |
| 1 | 0 | C1 phần viết | |||
Viết văn bản nghị luận về một quan điểm sống. *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về một quan niệm sống. - Xác định được kiểu bài phân tích, về một vấn đề trong cuộc sống (bàn luận mặt đúng sai của vấn đề, liên hệ thực tế). - Giới thiệu vấn đề. *Thông hiểu - Những mặt tích cực, tiêu cực của quan điểm. - Những biểu hiện của sự chia sẻ và đồng cảm. - Phân tích cụ thể vai trò của sự chia sẻ và đồng cảm. - Liệt kê những bài học nhận thức và hành động về lối sống ấy. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết câu trong câu ghép, các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích bàn luận về vấn đề. - Mở rộng vấn đề. | 1 | 0 | C2 phần tự luận |