Đề thi cuối kì 2 địa lí 12 chân trời sáng tạo (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 12 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 2 môn Địa lí 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

ĐỊA LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Cây trồng chính của vùng Tây Nguyên là 

A. cây công nghiệp lâu năm.                      B. cây công nghiệp hàng năm. 

C. cây lương thực, thực phẩm.                   D. cây dược liệu. 

Câu 2.  Sông nào sau đây ở vùng Tây Nguyên đã xây dựng được nhiều bậc thang thuỷ điện nhất? 

A. Sê San.                    B. Đồng Nai.          C. Srê Pôk.                      D. Ba. 

Câu 3.  Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư vùng Tây Nguyên (năm 2021)? 

  1. Có số dân đông và gia tăng dân số tự nhiên ở mức trên 2 %. 

  2. Là nơi sinh sống của nhiều dân tộc. 

  3. Có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình cả nước. 

  4. Tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn mức trung bình cả nước. 

Câu 4. Dân số của vùng Đông Nam Bộ có đặc điểm là 

  1. số dân đông, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao. 

  2. tỉ lệ dân thành thị cao hơn tỉ lệ dân nông thôn. 

  3. Ba Na, Cơ Ho là các dân tộc thiểu số chủ yếu của vùng. 

  4. số người trên độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng cao nhất. 

Câu 5. Những ngành công nghiệp mới của vùng Đông Nam Bộ có đặc điểm là sử dụng  

  1. hợp lí các thế mạnh về tự nhiên của vùng. 

  2. lợi thế về thị trường và nguồn lao động dồi dào. 

  3. công nghệ cao và có giá trị gia tăng lớn. 

  4. lợi thế về thị trường của vùng tiếp giáp. 

Câu 6. Lợi thế nổi bật nhất để Đông Nam Bộ hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn là 

  1. địa hình tương đối bằng phẳng và có đất ba-dan, đất xám phù sa cổ chiếm diện tích lớn. 

  2. thị trường tiêu thụ rộng lớn và có các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm cây công nghiệp phát triển. 

  3. khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao, lượng mưa lớn và phân hoá thành hai mùa rõ rệt. 

  4. nguồn lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm trong trồng, chế biến sản phẩm cây công nghiệp. 

Câu 7. Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 

A. đất phù sa ngọt.       B. đất xám.            C. đất mặn.            D. đất phèn. 

Câu 8. Đất mặn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phân bổ chủ yếu ở 

A. dọc sông Tiền, sông Hậu.                      B. vành đai ven biển. 

C. rải rác khắp các tỉnh trong vùng.            D. Đồng Tháp Mười, Hà Tiên. 

Câu 9. Hạn chế đối với sự phát triển công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 

  1. ngập lụt vào mùa lũ, thiếu nước vào mùa khô, 

  2. tình trạng xâm nhập mặn kéo dài quanh năm. 

  3. thiếu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. 

  4. thiếu nguyên liệu cho công nghiệp khai thác và chế biến khoảng sản 

Câu 10. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GRDP năm 2021 của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là 

  1. ngành dịch vụ.

  2. thuế sản phẩm trả trợ cấp sản phẩm. 

  3. ngành công nghiệp, xây dựng. 

  4. ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. 

Câu 11. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập vào năm nào sau đây? 

A. Năm 1998.              B. Năm 2009.         C. Năm 1997.       D. Năm 2004. 

Câu 12. Một trong những định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là ngành 

A. chế biến dầu khí.                                  

B. kinh tế số, tài chính. 

C. dịch vụ cảng biển.                                 

D. sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử. 

Câu 13. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng KTTĐ phía Nam của nước ta? 

  1. Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, thành phố 

  2. Lao động trình độ cao, đội ngũ doanh nhân đông đảo. 

  3. Khoáng sản quan trọng hàng đầu là các mỏ dầu khí. 

  4. Các thế mạnh của vùng khai thác chưa đạt hiệu quả cao. 

Câu 14. Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào sau đây? 

A. Đà Nẵng.                B. Quy Nhơn.        C. Lai Châu.          D. Khánh Hoà. 

Câu 15. Biển Đông nằm trong khoảng 

  1. từ vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121 Đ. 

  2. từ vĩ độ 4°N đến vĩ độ 26°B và từ kinh độ 101°Đ đến kinh độ 105°Đ. 

  3. từ vĩ độ 3°N đến vĩ độ 23°23′B và từ kinh độ 109°Đ đến kinh độ 117°20'Đ. 

  4. từ vĩ độ 5°N đến vĩ độ 23°23′B và từ kinh độ 100°Đ đến kinh độ 117°20’Đ. 

...........................................

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Cho bảng số liệu sau:

LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN CỦA VÙNG TÂY NGUYỄN

GIAI ĐOẠN 2010-2021

(Đơn vị: nghìn người)

                                                                 Năm  

Tiêu chí

2010

2015

2020

2021

Tổng số dân 

5204,4

5607,9

5932,1

6033,8

Lao động từ 15 tuổi trở lên 

2931,7

3415,8

3456,6

35220,1

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016, tr.81, 129; năm 2022, tr. 110, 167) 

a. Số dân và số lao động từ 15 tuổi trở lên tăng liên tục.

b. Lực lượng lao động luôn chiếm trên 60% tổng số dân.

c. Lao động từ 15 tuổi trở lên tăng nhanh hơn so với tổng số dân.

d. Tỉ trọng lao động trong tổng dân số có xu hướng giảm.

Câu 2. Cho đoạn thông tin sau:

Vùng Đông Nam Bộ có nhiều thuận lợi về tự nhiên trong phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả. Địa hình tương đối bằng phẳng với đất đỏ ba-dan, đất xám phù sa cổ phân bố trên những diện tích lớn; khí cận cận xích đạo với nền nhiệt độ cao, lượng mưa lớn; nguồn nước tưới dồi dào từ hệ thống các sông lớn và hồ chứa;... Nhờ đó, hoạt động sản xuất diễn ra quanh năm và phát triển được nền nông nghiệp nhiệt đới cho năng suất cao. 

a. Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ không gặp khó khăn trong phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả.

b. Hiện nay, vùng Đông Nam Bộ có diện tích trồng cây công nghiệp lâu lăm lớn nhất cả nước.

c. Hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An là hai hồ thuỷ lợi và thuỷ điện có vai trò rất quan trọng ở vùng Đông Nam Bộ.

d. Đông Nam Bộ có nền nông nghiệp nhiệt đới cho năng suất cao là nhờ chủ yếu vào điều kiện tự nhiên.

Câu 3. Cho bảng số liệu:

SỐ LƯỢNG TRANG TRẠI NĂM 2021 CỦA MỘT SỐ VÙNG CỦA NƯỚC TA

(Đơn vị: trang trại)

Vùng

Tổng số

Trong đó:

Trang trại trồng trọt

Trang trại chăn nuôi

Trang trại nuôi trồng thủy sản

ĐBSH

6306

192

5375

612

Đông Nam Bộ

4390

1527

2717

80

ĐBSCL

5556

2867

845

1825

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2022)

a. Vùng ĐBSCL có tổng số trang trại ít hơn ĐBSH.

b. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản chiếm 38,2% tổng số trang trại ở ĐBSCL.

c. Về số trang trại chăn nuôi, vùng ĐBSH gấp đôi vùng ĐBSCL.

d. Trang trại chăn nuôi chiếm 15,2% tổng số trang trại của vùng ĐBSCL.

...........................................

PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. 

Câu 1. Biết năm 2021, sản lượng cà phê của cả nước khoảng 1838,0 nghìn tấn, trong đó các vùng khác đạt 89,8 nghìn tấn (trừ Tây Nguyên). Tính tỉ lệ sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước (đơn vị tính: %, làm tròn kết quả đến một chữ số của phần thập phân).

Câu 2.Biết năm 2021, tổng sản lượng thuỷ sản của vùng Đông Nam Bộ là 518,3 nghìn tấn, trong đó sản lượng khai thác 374,1 nghìn tấn. Tính tỉ trọng sản lượng nuôi trồng trong tổng sản lượng thuỷ sản của vùng (đơn vị tính: %, làm tròn kết quả đến một chữ số của phần thập phân).

Câu 3. Biết trên bản đồ có tỉ lệ là 1:6000 000, khoảng cách giữa Cà Mau và Sóc Trăng đo được là 1,8 cm. Tính khoảng cách trong thực tế giữa hai địa điểm (đơn vị tính: km, làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

Câu 4. Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH VÀ SỐ DÂN CÁC VÙNG KTTĐ CỦA NƯỚC TA NĂM 2021

Vùng KTTĐ

Số dân (triệu người)

Diện tích (nghìn km2)

Bắc Bộ

17,6

15,7

Phía Nam 

21,8

30,6

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2022) 

Căn cứ bảng số liệu trên, cho biết năm 2021 vùng KTTĐ Bắc Bộ có mật độ dân số cao hơn vùng KTTĐ phía Nam bao nhiêu người/km² (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

...........................................

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

...........................................

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

PHẦN III

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận thức khoa học địa lí 

3

3

0

3

2

0

0

0

0

Tìm hiểu địa lí

4

3

1

1

4

3

1

2

0

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

1

1

2

0

1

2

0

0

3

TỔNG

8

7

3

4

7

5

1

2

3

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Nhận thức khoa học địa lí

Tìm hiểu địa lí 

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN ngắn

(số câu)

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai (số ý)

TN ngắn

(số câu)

CHƯƠNG 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ

18

6

4

18

6

4

Bài 30.

Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên

Nhận biết

Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.

Nêu được ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng an ninh.

1

C1

Thông hiểu

Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên về cây công nghiệp lâu năm, thuỷ điện, lâm nghiệp, khoáng sản (bôxit), du lịch.

Trình bày được sự phát triển và phân bố của cây công nghiệp lâu năm, phát triển 

thuỷ điện, hoạt động lâm nghiệp và bảo vệ rừng, khai thác bôxit, phát triển du lịch.

1

C2

Vận dụng

Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế 

mạnh và việc khai thác các thế mạnh của vùng. 

1

4

1

C3

C1a, C1b, C1c, C1d

C1

Bài 32. 

Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ

Nhận biết

Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.

1

C4

Thông hiểu

Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế của vùng.

Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế: công nghiệp, dịch vụ; 

nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Trình bày được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường.

1

3

C5

C2a, C2b, C2c

Vận dụng

Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ, số liệu thống kê để trình bày về các 

thế mạnh và hiện trạng phát triển các ngành kinh tế.

1

1

1

C6

C2d

C2

Bài 34. 

Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long

Nhận biết

Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.

1

C7

Thông hiểu

Chứng minh được các thế mạnh, hạn chế để phát triển kinh tế của vùng; trình 

bày được hướng sử dụng hợp lí tự nhiên của vùng.

- Trình bày được vai trò, tình hình phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm 

của vùng.

- Trình bày được tài nguyên du lịch và tình hình phát triển du lịch của vùng.

1

C8

Vận dụng

Thu thập được tài liệu và viết báo cáo về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long, các giải pháp ứng phó.

Sử dụng atlat địa lí Việt Nam, bản đồ, số liệu thống kê, tư liệu, trình bày được các hế mạnh, tình hình phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, du lịch của vùng.

Giải thích được tại sao phải sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

2

4

1

C9, C18

C3a, C3b, C3c, C3d

C3

Bài 36. 

Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm

Nhận biết

Trình bày được quá trình hình thành và phát triển, các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

1

2

C10

C4a, C4d 

Thông hiểu

Phân tích được đặc điểm chung của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.

2

2

C11, C12

C4b, C4c

Vận dụng

Sử dụng số liệu, atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và các nguồn tài liệu khác, nhận 

xét và giải thích được những vấn đề liên quan đến các vùng kinh tế trọng điểm.

Vẽ được biểu đồ, nhận xét và giải thích được nội dung liên quan đến các vùng kinh tế trọng điểm.

1

1

C13

C4

Bài 37. Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo 

Nhận biết

- Trình bày được khái quát về Biển Đông.

- Trình bày được vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng của nước ta.

2

C14, C15

Thông hiểu

Trình bày được tình hình khai thác tổng hợp tài nguyên biển - đảo (khai thác 

sinh vật, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải và du lịch biển); giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển ở nước ta.

Chứng minh được vùng biển nước ta, các đảo và quần đảo có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.

1

4

C16

C4a, C4b, C4c, C4d

Vận dụng

Phân tích được ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh cho đất nước; trình bày được hướng chung trong việc giải quyết các tranh chấp vùng biển - đảo ở Biển Đông.

Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ, số liệu thống kê để trình bày về các tài 

nguyên thiên nhiên và việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển - đảo.

1

2

C17

C5, C6

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Địa lí 12 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay