Đề thi cuối kì 2 ngữ văn 9 kết nối tri thức (Đề số 10)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 9 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 10. Cấu trúc đề thi số 10 học kì 2 môn Ngữ văn 9 kết nối này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: ………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn
Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ
Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị ....
Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu.
Con nghe mùa thu vọng về những thương yêu.
Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ
Nắng mong manh đậu bên thật khẽ
Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!
Heo may thổi xao xác trong đêm
Không gian lặng im...
Con chẳng thể chợp mắt
Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức
Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng!
(Mùa thu và mẹ, Lương Đình Khoa)
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2 (0.5 điểm). Xác định những câu thơ miêu tả hình ảnh người mẹ trong văn bản.
Câu 3 (1.0 điểm). Nêu tác dụng của các từ láy được sử dụng trong bài thơ.
Câu 4 (1.0 điểm). Theo em, ở khổ thơ đầu, vị ngọt ngào mà tác giả cảm nhận được tạo nên bởi điều gì?
Câu 5 (1.0 điểm). Nhận xét về tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ.
II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Mùa thu và mẹ của tác giả Lương Đình Khoa.
Câu 2 (4.0 điểm). Em hãy viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) với chủ đề: “Làm thế nào để rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh?”
BÀI LÀM
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ THI HK 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
TT | Thành phần năng lực | Mạch nội dung | Số câu | Cấp độ tư duy | ||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |||||||
Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | 40% | ||||
1 | Năng lực Đọc | Văn bản đọc hiểu | 5 | 2 | 20% | 2 | 20% | 1 | 10% | |
2 | Năng lực Viết | Nghị luận văn học | 1 | 5% | 5% | 10% | 20% | |||
Nghị luận xã hội | 1 | 7.5% | 10% | 22.5% | 40% | |||||
Tỉ lệ % | 22.5% | 35% | 42.5% | 100% | ||||||
Tổng | 7 | 100% |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 5 | 0 | |||||
Nhận biết | - Nhận biết được thể thơ của bài thơ. - Xác định được những câu thơ miêu tả hình ảnh người mẹ trong văn bản. | 2 | 0 | C1,2 | |||
Thông hiểu | - Nêu được tác dụng của các từ láy được sử dụng trong bài thơ. - Nêu được những điều tạo nên cảm nhận của nhà thơ ở khổ thơ đầu. | 1 | 0 | C3,4 | |||
Vận dụng | - Nhận xét được tình cảm của tác giả qua bài thơ. | 1 | 0 | C5 | |||
VIẾT | 2 | 0 | |||||
Vận dụng | Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Mùa thu và mẹ của tác giả Lương Đình Khoa. | 1 | 0 | C1 phần tự luận | |||
Viết văn bản nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết - Xác định được vấn đề cần bàn luận. *Thông hiểu - Giải thích được vấn đề cần bàn luận. - Chứng minh bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng và phân tích dẫn chứng hợp lí, thuyết phục. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề cần bàn luận. - Biết sử dụng các yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; có cấu trúc chặt chẽ; sử dụng các bằng chứng thuyết phục: chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ. - Huy động được kiến thức và trải nghiệm phong phú của bản thân để bàn luận về vấn đề. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. | 1 | 0 |