Đề thi cuối kì 2 ngữ văn 9 kết nối tri thức (Đề số 9)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 9 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 9. Cấu trúc đề thi số 9 học kì 2 môn Ngữ văn 9 kết nối này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp: ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: …………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0)

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Bà bán bỏng cổng trường tôi

      (Lược trích một đoạn: Trước cổng trường nhân vật tôi có bà bán bỏng tóc bạc phơ, lưng hơi còng, rất hiền hậu. Bà bán hàng thường thêm bỏng cho lũ trẻ nên đứa nào cũng thích mua hàng của bà. Một hôm, thằng Tòng béo lớp tôi phao tin đồn là bà bán bỏng bị ho lao, có thể lây nhiễm. Thế là bọn bạn lớp tôi không còn ra mua hàng cho bà như trước. Tin đó truyền đi khắp trường, hàng bỏng của bà có khi ế đến mấy ngày không bán nổi.Thế rồi bà không bán bỏng ở cổng trường nữa. Tôi và lũ bạn cũng chẳng ai nhớ tới bà, chúng tôi lại chuyển sang mua ô mai, táo dầm.)

      Một hôm mẹ tôi sai tôi ra chợ mua mớ rau, tôi bỗng gặp bà bán bỏng, trông bà gầy nhiều, lưng còng hẳn xuống, quần áo rách rưới, bà chống gậy và đeo một cái bị đi vào hàng cơm, bà lấy trong bị ra một cái bánh mì khô và nói gì nho nhỏ với bà hàng cơm, nghe không rõ. Tôi nghe tiếng quát mắng to tướng của bà hàng cơm:

      - Nướng nhanh lên mà đi cho khuất mắt. Trông người chả ra người, như con gà rù thế kia mà ám hàng người ta thì làm sao người ta bán được...

Bà bán bỏng lật đật đến gần bếp lò run rẩy nhét cái bánh mì vào phía dưới lò. Chứng kiến tất cả cái cảnh ấy tự nhiên tôi thấy thương bà quá. Tôi chạy lại gần bà, ấn vội vào tay bà số tiền mẹ tôi đưa mua rau rồi chạy vụt về. Tôi về nhà kể lại với mẹ tôi mọi việc, mẹ tôi không mắng tôi về việc ấy mà lại trách tôi chuyện khác kia. Mẹ bảo:

      - Con giúp đỡ người nghèo là đúng, nhưng con thử nghĩ xem, với số tiền mua rau ấy bà già chỉ sống được một bữa, còn bữa sau thì sao? Đáng lẽ trước kia con và các bạn con đừng tung cái tin “bà bán bỏng ho lao” ra thì chắc bà vẫn sống được tử tế. Đằng này, vô tình con và các bạn con đã hại bà ấy. Các con chưa hiểu được đâu. Chưa hiểu được một người già mà phải đói khát thì khổ đến thế nào... Mẹ còn nói nhiều nhiều nữa nhưng thấy tôi rân rấn nước mắt nên mẹ thôi. Mẹ lại đưa tiền cho tôi đi mua rau.

Hôm sau đến lớp tôi kể cho các bạn nghe mọi sự việc, kể cả chuyện mẹ tôi đã mắng tôi như thế nào. Các bạn nghe mà ai cũng bùi ngùi cảm thấy mình có lỗi, bỗng có bạn lên tiếng:

      - Thế ai bảo cậu Tòng là bà ấy ho lao?

      - Ai bảo? Ai bảo?... - Tất cả nhao lên như muốn lên án Tòng.

      - Tớ cũng chẳng nhớ. - Tòng trả lời yếu ớt. - Tớ nghe thấy thế.

      - Cậu nghe chưa chính xác mà đã nói. Cậu ác thế! Ác thế!

      -  Khổ thân bà ấy. - Một bạn nói. - Làm thế nào để giúp bà ấy bây giờ? Hay là góp tiền lại đem cho bà ấy.

      - Làm thế chẳng được đâu. - Tôi nói. - Mẹ tớ bảo là khi bà ấy ăn hết số tiền mình cho thì bà ấy lại đói. Hay là khi nào tớ gặp bà ấy tớ sẽ bảo:“Bà cứ bán bỏng đi chúng cháu lại mua cho bà” mà tất cả chúng mình phải mua của bà ấy kia, bảo cả bọn lớp khác nữa.

      - Ừ, phải đấy! - Một bạn nói. - Tất cả chúng mình đều mua.

      - Tất cả.

      - Tất cả. - Các bạn đồng thanh tán thành. Có bạn lại còn đề ra mình sẽ ăn sáng bằng bỏng.

(...)

 (Theo Xuân Quỳnh, Trời xanh của mỗi người, NXB Kim Đồng, 2017)

Câu 1 (0.5 điểm). Tìm những chi tiết miêu tả nhân vật bà bán bỏng khi “tôi” gặp bà ở chợ. 

Câu 2 (0.5 điểm). Trong văn bản, nhân vật “tôi” bị mẹ trách vì điều gì?

Câu 3 (1.0 điểm). Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.

Câu 4 (1.0 điểm). Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau:

Một hôm mẹ tôi sai tôi ra chợ mua mớ rau, tôi bỗng gặp bà bán bỏng, trông bà gầy nhiều, lưng còng hẳn xuống, quần áo rách rưới, bà chống gậy và đeo một cái bị đi vào hàng cơm, bà lấy trong bị ra một cái bánh mì khô và nói gì nho nhỏ với bà hàng cơm, nghe không rõ. 

Câu 5 (1.0 điểm). Qua câu chuyện trên, em hãy rút ra bài học cho bản thân.

B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm). Qua câu chuyện “Bà bán bỏng cổng trường tôi” - Xuân Quỳnh, em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về nhân vật “tôi” ở trong truyện.

Câu 2 (4.0 điểm). Một thái độ học tập đúng đắn, tích cực và chủ động sẽ có tác động quan trọng đến kết quả học tập của mỗi cá nhân học sinh. Vậy mà hiện nay còn có nhiều bạn học sinh vẫn học theo kiểu đối phó, cho xong.

Em hãy viết bài văn khoảng 600 chữ đánh giá về hậu quả của tình trạng học đối phó của học sinh hiện nay và nêu giải pháp cho tình trạng đó.

BÀI LÀM

.......................................................................................................................... 

.......................................................................................................................... 

.......................................................................................................................... 

 

TRƯỜNG THCS .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ THI HK 2 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC

TT

Thành phần năng lực

Mạch nội dung

Số câu

Cấp độ tư duy

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

Số câu

Tỉ lệ

Số câu

Tỉ lệ

Số câu

Tỉ lệ

40%

1

Năng lực Đọc

Văn bản đọc hiểu

5

2

20%

2

20%

1

10%

2

Năng lực Viết

Nghị luận văn học

1

5%

5%

10%

20%

Nghị luận xã hội

1

7.5%

10%

22.5%

40%

Tỉ lệ %

22.5%

35%

42.5%

100%

Tổng

7

100%

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

 

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

 

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

5

0

 

Nhận biết

- Nhận biết được các chi tiết miêu tả nhân vật bà bán bỏng.

- Nhận biết được lí do nhân vật “tôi” bị mẹ trách mắng.

2

0

C1,2

 

Thông hiểu

-  Xác định được ngôi kể và tác dụng của ngôi kể trong câu chuyện.

- Xác định và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn.

1

0

C3,4

 

Vận dụng

- Nêu được bài học cho bản thân sau khi đọc hiểu văn bản.

1

0

C5

 
 

VIẾT

2

0

 

Vận dụng

Qua câu chuyện “Bà bán bỏng cổng trường tôi” - Xuân Quỳnh,  em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về nhân vật “tôi” ở trong truyện.

1

0

C1 phần tự luận

 

   Viết văn bản nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết

*Nhận biết

 Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết.

- Xác định được vấn đề cần bàn luận.

*Thông hiểu

 Giải thích được vấn đề cần bàn luận.

- Chứng minh bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng và phân tích dẫn chứng hợp lí, thuyết phục.

* Vận dụng

 Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề cần bàn luận. 

- Biết sử dụng các yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục. 

- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; có cấu trúc chặt chẽ; sử dụng các bằng chứng thuyết phục: chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ. 

- Huy động được kiến thức và trải nghiệm phong phú của bản thân để bàn luận về vấn đề.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.

1

0

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay