Đề thi giữa kì 1 địa lí 10 cánh diều (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 10 cánh diều giữa kì 1 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 môn Địa lí 10 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án địa lí 10 cánh diều (bản word)

 

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

ĐỊA LÍ 10 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là:

  1. khoáng vật và đá trầm tích.
  2. đá macma và biến chất.
  3. đất và khoáng vật.
  4. khoáng vật và đá.

Câu 2. Vỏ Trái Đất trong quá trình thành tạo bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra nhau ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị kiến tạo được gọi là:  

  1. mảng kiến tạo.
  2. mảng lục địa.
  3. mảng đại dương.
  4. vỏ Trái Đất.

Câu 3. Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất?

  1. Thời tiết các mùa trong năm khác nhau.
  2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.
  3. Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.
  4. Chuyển động các vật thể bị lệch hướng.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với hiện tượng mùa trên Trái Đất?

  1. Mùa là một phần thời gian của năm.
  2. Đặc điểm khí hậu các mùa khác nhau.
  3. Do Trái Đất tự quay quanh Mặt Trời gây ra.
  4. Các mùa có lượng bức xạ khác nhau.

Câu 5. Câu ca dao “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối” chỉ ra hệ quả địa lí nào sau đây của Trái Đất?

  1. Sự luân phiên ngày, đêm.
  2. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
  3. Ngày đêm dài ngắn theo mùa.
  4. Ngày, đem dài ngắn theo vĩ độ.

Câu 6. Khoa học nào sau đây thuộc vào Địa lí học?

  1. Địa chất học.
  2. Địa lí nhân văn.
  3. Thủy văn học.
  4. Nhân chủng học.

Câu 7. Những công cụ học tập không thể thiếu với môn Địa lí là:  

  1. đàn, trống, kèn..
  2. thước kẻ, bút chì, giấy vẽ...
  3. ống nghiệm thủy tinh, cân...
  4. bản đồ, bảng số liệu, tranh ảnh.

Câu 8. Hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó giờ GMT đang là 24h ngày 10/11/2020:

  1. 7h ngày 10/11/2020.
  2. 7h ngày 11/11/2020.
  3. 24h ngày 10/11/2020.
  4. 24h ngày 11/11/2020.

Câu 9. Một trận bóng đá ở Tây Ban Nha (múi giờ +1) khai mạc vào lúc 19h GMT ngày 10/11, vậy ở Việt Nam được xem truyền hình trực tiếp vào lúc:  

  1. 19h ngày 10/11.
  2. 1h ngày 10/11.
  3. 1h ngày 11/11.
  4. 19h ngày 11/11.

Câu 10. Phương pháp đường chuyển động dùng để thể hiện các đối tượng:

  1. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc.
  2. tập trung thành vùng rộng lớn.
  3. phân bố theo những điểm cụ thể.
  4. di chuyển theo hướng bất kì.

Câu 11. Trong hệ thống định vị toàn cầu, các vệ tinh có nhiệm vụ:   

  1. thu tín hiệu và xử lí số liệu cho thiết bị sử dụng.
  2. theo dõi, đo đạc những tín hiệu do GPS phát ra.
  3. theo dõi và giám dát các hoạt động của GPS.
  4. truyền tín hiệu và thông tin đến người sử dụng.

Câu 12. Giới hạn thạch quyển ở độ sâu:

  1. 100 km.
  2. 200 km.
  3. 150 km.
  4. 60 km.

Câu 13. Sự khác nhau giữa Thạch quyển và vỏ Trái Đất là:  

  1. thạch quyển có tầng granit dày hơn.
  2. thạch quyển gồm vỏ Trái Đất và phần phía dưới của manti.
  3. thạch quyển có tầng granit mỏng hơn.
  4. thạch quyển gồm vỏ Trái Đất và phần phía trên của manti.

Câu 14. Biểu hiện nào sau đây không phải do tác động của nội lực?

  1. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống.
  2. Các lớp đất đá bị uốn nếp hoặc đứt gãy.
  3. Đá nứt do nhiệt độ thay đổi đột ngột.
  4. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa.

Câu 15. Phong hóa lí học là:

  1. sự phá huỷ đá thành các khối vụn, làm biến đổi màu sắc, thành phân hóa học.
  2. việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hóa học.
  3. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khoáng vật và hóa học.
  4. sự phá hủy đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hoá học.

Câu 16. Bồi tụ là quá trình:  

  1. chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí của nó.
  2. di chuyển vật liệu từ nơi đến nơi khác.
  3. tích tụ (tích lũy) các vật liệu đã bị phá hủy.
  4. phá hủy và làm biến đổi tính chất vật liệu.

Câu 17.  Ngoại lực khác với nội lực ở điểm nào sau đây?

  1. Xảy ra sau và chậm hơn so với nội lực.
  2. Không làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất.
  3. Có xu hứong nâng cao địa hình bề mặt Trái Đất.
  4. Có xu hướng san bằng địa hình bề mặt Trái Đất.

Câu 18. Dạng địa hình nào sau đây không phải do quá trình băng hà tạo thành?  

  1. Phi – o.
  2. Cao nguyên băng hà.
  3. Vách biển.
  4. Đá trán cừu.

Câu 19. Hoạt động núi lửa:  

  1. xảy ra tại các khu vực cấu tạo bởi đá cứng.
  2. xảy ra tại khu vực cấu tạo bởi đá mềm.
  3. không làm thay đổi địa hình trên bề mặt đất.
  4. xuất hiện trên lục địa, trên biển và đại dương.

Câu 20: Các hang động đẹp ở nước ta như Sơn Đòong, Ngũ Hành Sơn được tạo thành do kết quả của quá trình:

  1. phong hóa sinh học.
  2. phong hóa hóa học.
  3. phong hóa lí học.
  4. phong hóa vật lí.

Câu 21. Cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương có điểm khác nhau cơ bản là:

  1. lớp vỏ đại dương chiếm diện tích lớn và phân bố rộng hơn lớp vỏ lục địa.
  2. lớp vỏ lục địa mỏng hơn lớp vỏ đại dương nhưng có thềm tầng đá granit.
  3. vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng trầm tích, vỏ lục địa chủ yếu là badan.
  4. vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng granit.

Câu 22. Nhận định nào sau đây đúng với vận động kiến tạo?

  1. Các vận động do ngoại lực gây ra, làm cho cấu tạo lớp manti có nhiều biến đổi mạnh.
  2. Các vận động do ngoại lực gây ra làm địa hình biến đổi và đã kết thúc vài trăm năm.
  3. Các vận động do nội lực sinh ra, làm địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn.
  4. Các vận động do nội lực sinh ra, xảy ra cách đây hàng trăm triệu năm và đã kết thúc.

Câu 23. Dựa vào tiêu chí nào sau đây để phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương?  

  1. Sự phân chia của các tầng.
  2. Đặc tính vật chất, độ dẻo.
  3. Đặc điểm nhiệt độ lớp đá.
  4. Cấu tạo địa chất, độ dày.

Câu 24. Thạch quyển được giới hạn bởi:

  1. vỏ Trái Đất và lớp Manti dưới.
  2. vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti.
  3. lớp Manti và Nhân ngoài.
  4. vỏ Trái Đất và lớp Manti.

PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm):

  1. Trình bày khái niệm, nguyên nhân và xu hướng tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
  2. Trong các quá trình ngoại lực, quá trình nào xảy ra mạnh mẽ nhất? Vì sao.

Câu 2. (1,5 điểm):

  1. Nguyên nhân nào sinh ra các mùa.
  2. Tại sao mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu lại trái ngược nhau?

Câu 3. (1,0 điểm): Giả sử trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo và Trái Đất vẫn luôn tự quay quanh trục, khi đó hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất sẽ như thế nào? Tại sao?

_ _HẾT_ _

 

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: ĐỊA LÍ 10 CÁNH DIỀU

Tên chủ đề

Tên bài học

Mức độ kiểm tra, đánh giá

Điểm số

Nhận biết

Thông

hiểu

Vận dụng

VD cao

Tổng số câu

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phần 1: Một số vấn đề chung

 

Bài 1. Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

0

 

0,5

Bài 2. Sử dụng bản đồ

2

 

 

 

 

 

 

 

2

0

0,5

Phần 2: Địa lí tự nhiên

Chương 1. Trái Đất

Bài 3. Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng

2

 

3

 

 

 

 

 

5

0

1,25

Bài 4. Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

   

3

 

2

1

 

1

5

2

3,75

 

Chương 2: Thạch quyển

Bài 5. Thạch quyển, nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

2

 

3

 

 

 

 

 

5

0

1,25

Bài 6. Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

2

1

3

 

   

 

 

5

1

2,75

Tổng số câu

10

1

12

0

2

1

0

1

24

3

10,0

Điểm số

2,5

1,5

3,0

0

0,5

1,5

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0

40%

3,0

30%

2,0

20%

1,0

10%

10,0

100%

10,0

 

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: ĐỊA LÍ 10 CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

TN

Bài 1.  Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Nhận biết

- Nhận biết khoa học nào thuộc Địa lí học.

- Nhận biết những công cụ học tập không thể thiếu khi học môn Địa lí.

1

1

C6

C7

Thông hiểu

 

 

   

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Bài 2. Sử dụng bản đồ

Nhận biết

- Nhận biết nội dung thể hiện của phương pháp đường chuyển động.

- Nhận biết nhiệm vụ của các vệ tinh trong hệ thống định vị toàn cầu.

1

1

C10

C11

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

cao

CHƯƠNG 1 – TRÁI ĐẤT

Bài 3. Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng

Nhận biết

 - Nhận biết vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.

- Nhận biết khái niệm mảng kiến tạo.

1

1

C1

C2

Thông hiểu

 - Tìm hiểu điểm khác nhau cơ bản giữa cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương.

- Tìm nhận định đúng với vận động kiến tạo.

- Tìm hiểu tiêu chí để phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương.

1

1

1

C21

C22

C24

Vận dụng

Vận dụng cao

Bài 4. Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

Nhận biết 

 

Thông hiểu

 - Tìm hiểu hệ quả của việc chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

-  Tìm phát biểu không đúng với hiện tượng mùa trên Trái Đất.

- Tìm ra hệ quả địa lí của Trái Đất qua câu ca dao: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

1

1

1

C3

C4

C5

Vận dụng

- Lí giải nguyên nhân sinh ra mùa và tại sao mùa hai bán cầu Bắc và bán cầu Nam khác nhau.

- Bài toán tính giờ và ngày.

1

2

C2

(TL)

C8

C9

Vận dụng cao

Tìm hiểu hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất khi Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo và Trái Đất quay quanh trục.

1

C3

(TL)

CHƯƠNG 2: THẠCH QUYỂN

Bài 5. Thạch quyển, nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Nhận biết

 - Nhận biệt giới hạn của Thạch quyển.

- Nhận biết độ sâu của giới hạn thạch quyển.

1

1

C24

C12

Thông hiểu

 - Tìm hiểu sự khác nhau giữa Thạch quyển và vỏ Trái Đất.

- Tìm hiểu biểu hiện không phải do tác động nội lực.

- Tìm hiểu hoạt động của núi lửa.

1

1

1

C13

C14

C19

Vận dụng

     

Vận dụng cao

Bài 6. Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Nhận biết

- Tìm hiểu ngoại lực, nguyên nhân sinh ra ngoại lực và các quá trình ngoại lực.

- Nhận biết khái niệm phong hóa lí học.

- Nhận biết khái niệm quá trình bồi tụ.

1

1

1

C1

(TL)

C15

C16

Thông hiểu

- Tìm hiểu điểm khác nhua của ngoại lực và nội lực.

- Tìm hiểu các dạng địa hình không phải quá trình băng hà tạo thành.

- Tìm hiểu quá trình tạo lên các hang động ở nước ta.

1

1

1

C17

C18

C20

Vận dụng

     

Vận dụng cao

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay