Đề thi giữa kì 1 địa lí 10 cánh diều (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 10 cánh diều giữa kì 1 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 1 môn Địa lí 10 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án địa lí 10 cánh diều (bản word)
PHÒNG GD & ĐT ………………. |
Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. |
Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
ĐỊA LÍ 10 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. |
Mã phách |
✂
Điểm bằng số
|
Điểm bằng chữ |
Chữ ký của GK1 |
Chữ ký của GK2 |
Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm môn Địa lí?
- Gồm địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội độc lập với nhau.
- có quan hệ chặt chẽ với bản đồ, tranh ảnh, bảng số liệu.
- Chỉ phản ánh được mặt xã hội.
- Chỉ phản ánh được mặt tự nhiên.
Câu 2. Các đối tượng địa lí nào sau đây được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu:
- các đường ranh giới hành chính.
- các mỏ khoáng sản.
- các dòng sông.
- các hướng gió.
Câu 3. Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là:
- tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit.
- tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.
- tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.
- tầng granit, tầng đá trầm tích, tầng badan.
Câu 4. Mùa xuân ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày:
- 21/3
- 22/6
- 23/9
- 22/12
Câu 5. Lớp vỏ Trái Đất dày khoảng:
- 5 km ở đại dương và 70 km ở lục địa.
- 15 km ở đại dương và 7 km ở lục địa.
- 5 km ở đại dương và 7 km ở lục địa.
- 25 km ở đại dương và 17 km ở lục địa.
Câu 6. Ý nào dưới đây không phải hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
- Giờ trên Trái Đất.
- Các mùa trong năm.
- Sự luân phiên ngày đêm.
- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
Câu 7. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là:
- năng lượng từ vũ trụ.
- nguồn năng lượng Mặt Trời.
- sức gió, sức nước và năng lượng thủy triều.
- nguồn năng lượng trong lòng đất.
Câu 8. Kết quả của phong hóa hóa là:
- đá bị nứt vỡ thành từng mảng nhỏ và mảnh vụn.
- tính chất hóa học của đá, khoáng vật biến đổi.
- tạo thành lớp vỏ phong hóa ở bề mặt Trái Đất.
- đá bị nứt vỡ thành tảng và bị biến đổi màu sắc.
Câu 9. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu là dạng địa hình hình thành do nguyên nhân nào sau đây?
- Bồi tự do phù sa sông.
- Bồi tụ do phù sa biển.
- Qúa trình xâm thực do nước chảy tràn.
- Qúa trình xâm thực, mài mòn do sóng biển.
Câu 10. Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là đá:
- cẩm thạch.
- badan.
- macma.
- trầm tích.
Câu 11. Môn học nào sau đây giúp chúng ta ứng xử và thích nghi với những thay đổi đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội.
- Âm nhạc.
- Địa lí.
- Mĩ thuật.
- Lịch sử.
Câu 12. Mảng kiến tạo không phải là:
- bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất.
- những bộ phận lớn của đáy đại dương.
- luôn luôn đứng yên không di chuyển.
- chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Manti.
Câu 13. Trong khoảng thời gian từ 21/3 đến 23/9 ở bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm do:
- bán cầu Bắc là mùa thu và mùa đông.
- bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời.
- bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời.
- vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời giảm đi.
Câu 14. Khi ở Việt Nam là 2 giờ sáng ngày 31/12/2020 thì ở Luân dôn (khu vực giờ gốc) là mấy giờ? Ngày nào?
- 19h ngày 1/1/2020.
- 9h ngày 30/12/2020.
- 19h ngày 30/12/2020.
- 19h ngày 31/12/2020.
Câu 15. Tính giờ của Niu Yóoc (múi giờ - 5), biết rằng lúc này ở nước Anh (múi giờ )) là 2h ngày 10/11/2021.
- 21h ngày 9/11/2021.
- 23h ngày 9/11/2021.
- 7h ngày 10/11/2021.
- 21h ngày 10/11/2021.
Câu 16. Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là:
- lực hấp dẫn.
- nội lực.
- ngoại lực.
- lực Côrôlit.
Câu 17. Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua:
- uốn nếp.
- tạo lực.
- vận động kiến tạo.
- quá trình phong hóa.
Câu 18. Nhiệt độ, gió, nước và sinh vật trên bề mặt Trái Đất được coi là các nhân tố:
- tác động của quá trình nội sinh.
- liên quan tới hiện tượng tạo núi.
- tác động của quá trình ngoại lực.
- quyết định đến sự khác biệt của địa hình.
Câu 19. Bóc mòn là quá trình:
- phá hủy và làm biến đổi tính chất vật liệu.
- di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
- tích tụ (tích lũy) các vật liệu bị phá hủy.
- chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí của nó.
Câu 20: Để thể hiện quy mô các đô thị lớn ở nước ta người ta thường dùng phương pháp:
- bản đồ - biểu đồ.
- chấm điểm.
- kí hiệu đường chuyển động.
- kí hiệu.
Câu 21. Môn Địa lí phổ thông có kiến thức bắt nguồn từ khoa học:
- Địa lí tự nhiên.
- Địa lí kinh tế - xã hội.
- Địa lí dân cư.
- Địa lí.
Câu 22. GPS và bản đồ số có thể ứng dụng rộng rãi trong việc giám sát tốc độ di chuyển chủ yếu nhờ:
- khả năng định vị.
- giá thành thấp.
- công nghệ đơn giản.
- tốc độ xử lí nhanh.
Câu 23. Trên thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo:
- biên giới quốc gia.
- vị trí của thủ đô.
- kinh tuyến giữa.
- điểm cực đông.
Câu 24. Ở Xích đạo, quanh năm có độ dài thời gian ngày so với đêm:
- bằng 24 giờ.
- bằng 6 giờ.
- bằng nhau.
- dài 6 tháng.
PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm): Trình bày các tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
Câu 2. (1,5 điểm): So sánh giữa nội lực và ngoại lực.
Câu 3. (1,0 điểm): Trận bóng đá giữa câu lạc bộ Mô – na – cô và câu lạc bộ Pa – ri Xanh Giec – man nằm trong khuôn khổ trong vòng 18 giải Vô địch Quốc gia Pháp được tường thuật trực tiếp vào lúc 2 giờ 45 phút ngày 13 – 12 ngày 2021 (theo giờ Việt nam). Hãy tính và điền vào bảng theo mẫu sau thời gian để xem trực tiếp trận bóng trên tại các điểm khác nhau.
Địa điểm |
Hà Nội |
Niu – Yóoc |
Bắc Kinh |
Luân đôn |
Tô – ky – ô |
Mát - xcơ - va |
Múi giờ |
? |
- 5 |
8 |
0 |
9 |
3 |
Giờ |
2 giờ 45 phút |
? |
? |
? |
? |
? |
Ngày |
13 – 12 - 2021 |
? |
? |
? |
? |
? |
_ _HẾT_ _
TRƯỜNG THPT .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: ĐỊA LÍ 10 – CÁNH DIỀU
Tên chủ đề |
Tên bài học |
Mức độ kiểm tra, đánh giá |
Điểm số |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
Tổng số câu |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|||
Phần 1: Một số vấn đề chung |
||||||||||||
|
Bài 1. Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh |
2
|
|
1
|
|
|
|
|
|
3 |
0
|
0,75 |
Bài 2. Sử dụng bản đồ |
2 |
|
1 |
|
|
|
|
|
3 |
0 |
0,75 |
|
Phần 2: Địa lí tự nhiên |
||||||||||||
Chương 1. Trái Đất |
Bài 3. Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng |
3 |
|
1 |
|
|
|
|
|
4 |
0 |
1,0 |
Bài 4. Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất |
3 |
2 |
|
2 |
|
|
1 |
7 |
1 |
2,75 |
||
Chương 2: Thạch quyển |
Bài 5. Thạch quyển, nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất |
3 |
|
1 |
|
|
|
3 |
1 |
2,25 |
||
Bài 6. Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất |
3 |
|
1 |
|
1 |
|
|
4 |
1 |
2,5 |
||
Tổng số câu |
16 |
0 |
6 |
1 |
2 |
1 |
0 |
1 |
24 |
3 |
10,0 |
|
Điểm số |
4,0 |
0 |
1,5 |
1,5 |
0,5 |
1,5 |
0 |
1,0 |
6,0 |
4,0 |
10,0 |
|
Tổng số điểm |
4,0 40% |
3,0 30% |
2,0 20% |
1,0 10% |
10,0 100% |
10,0 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: ĐỊA LÍ 10 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số câu TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TL (số câu) |
TN (số câu) |
TL |
TN |
|||
Bài 1. Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh |
Nhận biết |
- Nhận biết nguồn kiến thức khoa học bắt nguồn từ môn Địa lí phổ thông. - Nhận biết môn học giúp chúng ta ứng xử và thích nghi với những thay đổi đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội. |
1 1 |
C21 C11 |
||
Thông hiểu |
Tìm ý phát biểu đúng với đặc điểm môn Địa lí. |
|
1 |
C1 |
||
Vận dụng |
|
|
|
|
|
|
Vận dụng cao |
|
|
|
|
|
|
Bài 2. Sử dụng bản đồ |
Nhận biết |
- Nhận biết đối tượng địa lí được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu. - Nhận biết phương pháp thể hiện quy mô các đô thị lớn ở nước ta. |
1 1 |
C2 C20 |
||
Thông hiểu |
Tìm hiểu nguyên nhân GPS và bản đồ số có thể ứng dụng rộng rãi trong việc giảm sát tốc độ di chuyển. |
1 |
C22 |
|||
Vận dụng |
||||||
Vận dụng cao |
||||||
CHƯƠNG 1 – TRÁI ĐẤT |
||||||
Bài 3. Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng |
Nhận biết |
- Nhận biết các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất từ thứ tự từ dưới lên. - Nhận biết độ dày của lớp vỏ Trái Đất. - Nhận biết các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất. |
1 1 1 |
C3 C5 C10 |
||
Thông hiểu |
Tìm ý không đúng về mảng kiến tạo. |
1 |
C12 |
|||
Vận dụng |
||||||
Vận dụng cao |
||||||
Bài 4. Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất |
Nhận biết |
- Nhận biết ngày bắt đầu mùa xuân ở các theo dương lịch tại bán cầu Nam. - Nhận biết quy định ranh giới múi giờ trên thực tế. - Nhận biết độ dài thời gian ngày so với đêm quanh năm ở Xích đạo. |
1 1 1 |
C4 C23 C24 |
||
Thông hiểu |
- Tìm ý không phải hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. - Tìm hiểu nguyên nhân ngày dài hơn đêm trong khoảng thời gian từ 21/3 đến 23/9 ở bán cầu Bắc. |
1 1 |
C6 C13 |
|||
Vận dụng |
Bài toán tính thời gian giờ và ngày. |
1 |
C14 C15 |
|||
Vận dụng cao |
Bài toán tính giờ và ngày. |
1 |
C3 (TL) |
|||
CHƯƠNG 2: THẠCH QUYỂN |
||||||
Bài 5. Thạch quyển, nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất |
Nhận biết |
- Nhận biết nguồn năng lượng sinh ra nội lực. - Nhận biết lực phát sinh từ trên trong trái Đất. - Nhận biết quá trình nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất. |
1 1 1 |
C7 C16 C17 |
||
Thông hiểu |
Tìm hiểu sự tác động của nội lực đến địa hình Trái Đất. |
1 |
C1 (TL) |
|||
Vận dụng |
||||||
Vận dụng cao |
||||||
Bài 6. Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất |
Nhận biết |
- Nhận biết các nhân tố nhiệt độ, gió, nước và sinh vật tác động trên bề mặt Trái Đất. - Nhận biết khái niệm quá trình bóc mòn. - Nhận biết kết quả của phong hóa hóa học. |
1 1 1 |
C18 C19 C8 |
||
Thông hiểu |
-Tìm hiểu đồng tác nhân ngoại lực hình thành nên đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. |
1 |
C9 |
|||
Vận dụng |
So sánh nội lực và ngoại lực |
1 |
C2 (TL) |
|||
Vận dụng cao |