Đề thi giữa kì 1 địa lí 10 cánh diều (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 10 cánh diều giữa kì 1 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn Địa lí 10 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

 

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

ĐỊA LÍ 10 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Mỗi múi giờ rộng:   

  1. 18 độ kinh tuyến.
  2. 11 độ kinh tuyến.
  3. 13 độ kinh tuyến.
  4. 15 độ kinh tuyến.

Câu 2. Môn Địa lí giúp học sinh hiểu được môi trường xung quanh nhờ vai trò chủ yếu nào sau đây?  

  1. Cung cấp những kiến thức cơ bản.
  2. Dự báo được những biến động lớn.
  3. Xác định được không gian cụ thể.
  4. Phân tích nguyên nhân biến động.

Câu 3. Địa lí học bao gồm:

  1. địa lí kinh tế và địa lí xã hội.
  2. địa lí tự nhiên và địa lí xã hội.
  3. địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế.
  4. địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội.

Câu 4. Ý nghĩa của các phương pháp chấm điểm là thể hiện được:   

  1. số lượng và hướng di chuyển đối tượng.
  2. khối lượng và tốc độ của các đối tượng.
  3. số lượng và khối lượng của đối tượng.
  4. tốc độ và hướng di chuyển của đối tượng.

Câu 5. Giờ địa phương giống nhau tại các địa điểm cùng ở trên cùng một:    

  1. đại dương.
  2. vĩ tuyến.
  3. lục địa.
  4. kinh tuyến.

Câu 6. Dạng kí hiệu nào sau đây không thuộc phương pháp kí hiệu?

  1. Hình học.
  2. Chữ.
  3. Mũi tên.
  4. Tượng hình.

Câu 7. Nội lực là lực phát sinh từ:    

  1. bên trong Trái Đất.
  2. bên ngoài Trái Đất.
  3. bức xạ của Mặt Trời.
  4. nhân của Trái Đất.

Câu 8. Qúa trình  ngoại lực làm cho bề mặt Trái Đất:

  1. nâng lên, hạ xuống.
  2. bằng phẳng hơn.
  3. tạo thành các nếp uống hoặc đứt gãy
  4. gồ ghề hơn.

Câu 9. Các nấm đá là kết quả trực tiếp của quá trình:

  1. vận chuyển.
  2. bóc mòn.
  3. bồi tụ.
  4. phong hóa.

Câu 10. Phương pháp nào sau đây thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian?

  1. Chấm điểm.
  2. Kí hiệu.
  3. Kí hiệu theo đường.
  4. Bản đồ - biểu đồ.

Câu 11. GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh:

  1. Mặt Trời.
  2. Sao Thủy.
  3. Mặt Trăng.
  4. Trái Đất.

Câu 12. Có bao nhiêu mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất:   

  1. 8.
  2. 10.
  3. 6.
  4. 7.

Câu 13. Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo sẽ thường xuất hiện: 

  1. động đất, núi lửa.
  2. bão.
  3. ngập lụt.
  4. thủy triều dâng.

Câu 14. Ở miền khí hậu lạnh, phong hóa lí học xảy ra mạnh do:

  1. nước trong các vết nứt của đá khi đóng băng sẽ tăng thể tích làm vỡ khối đá.
  2. khối đá bị lạnh sẽ giòn hơn và dễ vỡ hơn.
  3. khí hậu lạnh giúp cho nước dễ xâm nhập vào đá và phá hủy đá.
  4. nước đóng băng nặng hơn làm vỡ khối đá.

Câu 15. Cường độ phong hóa xảy ra mạnh nhất ở;

  1. bề mặt Trái Đất.
  2. ở thềm lục địa.
  3. lớp Manti trên.
  4. tầng khí đối lưu.

Câu 16. Để phù hợp với thời gian nơi đi, khi đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến đổi ngày, cần:  

  1. tăng thêm một ngày lịch.
  2. lùi đi một ngày lịch.
  3. giữ nguyên lịch ngày đi.
  4. giữ nguyên lịch ngày đến.

Câu 17. Khoa học nào sau đây thuộc vào Địa lí học?  

  1. Địa chất học.
  2. Địa lí nhân văn.
  3. Thủy văn học.
  4. Nhân chủng học.

Câu 18. Nghề nào sau đây liên quan trực tiếp tới địa lí kinh tế - xã học? 

  1. Môi trường.
  2. Khí hậu học.
  3. Thổ những học.
  4. Du lịch.

Câu 19. Hiện tượng đứt gãy xảy ra ở:    

  1. những vùng đá cứng.
  2. những vùng đá dốc.
  3. các hẻm vực, thung lũng.
  4. các khu vực đang được nâng lên.

Câu 20: Miền núi uốn nếp là kết quả tác động của hiện tượng uốn nếp với cường độ.

  1. yếu dưới tác động của nội lực.
  2. mạnh dưới tác động của ngoại lực.
  3. mạnh dưới tác động của nội lực.
  4. yếu dưới tác động của ngoại lực.

Câu 21. Nga là quốc gia có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ là do:

  1. Lãnh thổ hẹp ngang.
  2. Lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến.
  3. Lãnh thổ kéo dài theo chiều vĩ tuyến.
  4. Lãnh thổ thuộc châu Á và châu Âu.

Câu 22. Khi ở Việt Nam là 15h ngày 1/11/2016 thì múi giờ số 13 là:

  1. 20h ngày 1/11/2016.
  2. 20h ngày 2/11/2016.
  3. 20h ngày 30/10/2016.
  4. 20h ngày 31/20/2016.

Câu 23. Một Việt kiều tại thủ đô Luân Đôn gọi điện về gia đình ở Việt Nam lúc 23 giờ ngày 02/09/2020, hỏi gia đình ở Việt Nam nhận cuộc điện thoại đó vào thời điểm nào?

  1. 6 giờ ngày 03/9/2020.
  2. 6 giờ ngày 02/09/2020.
  3. 16 giờ ngày 03/09/2020.
  4. 16 giờ ngày 02/09/2020.

Câu 24. Thành phần cấu tạo của thạch quyển chủ yếu là:

  1. các kim loại.
  2. các đá ở thể rắn.
  3. các khoáng sản.
  4. các kim loại quý.

PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm):

  1. Vào ngày 22 – 12, ở nước ta có độ dài ngày đêm sẽ như thế nào?
  2. Tại sao vào mùa hạ ở nước ta có thời gian ngày dài hơn đêm.

Câu 2. (1,5 điểm):

  1. Vì sao quá trình phong hóa lại xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất.
  2. Qúa trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Câu 3. (1,0 điểm): Hãy nêu ví dụ về địa hình được tạo thành chủ yếu do nội lực mà em biết ở nước ta.

_ _HẾT_ _

 

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: ĐỊA LÍ 10 CÁNH DIỀU

Tên chủ đề

Tên bài học

Mức độ kiểm tra, đánh giá

Điểm số

Nhận biết

Thông

hiểu

Vận dụng

VD cao

Tổng số câu

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phần 1: Một số vấn đề chung

 

Bài 1. Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh

3

 

 

1

 

 

 

 

 

 

4

0

 

1,0

Bài 2. Sử dụng bản đồ

2

 

2

 

 

 

 

 

4

0

1,0

Phần 2: Địa lí tự nhiên

Chương 1. Trái Đất

Bài 3. Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng

2

 

 

 

 

 

 

 

2

0

0,5

Bài 4. Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

3

 

1

1

2

 

 

 

6

1

3,0

 

Chương 2: Thạch quyển

Bài 5. Thạch quyển, nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

3

 

1

 

 

 

 

1

4

1

2,0

Bài 6. Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

3

 

1

 

 

1

 

 

4

1

2,5

Tổng số câu

16

0

6

1

2

1

0

1

24

3

10,0

Điểm số

4,0

0

1,5

1,5

0,5

1,5

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0

40%

3,0

30%

2,0

20%

1,0

10%

10,0

100%

10,0

 

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: ĐỊA LÍ 10 CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

TN

Bài 1.  Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Nhận biết

 - Nhận biết ngành khoa học thuộc Địa lí học.

- Nhận biết nghề liên quan trực tiếp tới Địa lí kinh tế - xã hội.

- Nhận biết địa lí học gồm những địa lí nào.

1

1

1

C17

C18

C3

Thông hiểu

Tìm hiểu vai trò chủ yếu của môn Địa lí giúp học sinh hiểu được môi trường xung quanh.

 

1

C2

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Bài 2. Sử dụng bản đồ

Nhận biết

 - Nhận biết phương pháp thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian.

- Nhận biết hệ thống GPS.

1

1

C10

C11

Thông hiểu

- Tìm hiểu ý nghĩa biểu hiện của phương pháp chấm điểm.

- Tìm hiểu dạng kí hiệu không thuộc phương pháp kí hiệu.

1

1

C4

C6

Vận dụng

Vận dụng

cao

CHƯƠNG 1 – TRÁI ĐẤT

Bài 3. Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng

Nhận biết

 - Nhận biết có bao nhiểu mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất.

- Nhận biết hiện tượng sẽ xảy ra khi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo.

1

1

C12

C13

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Bài 4. Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

Nhận biết 

 - Nhận biết giờ địa phương giống nhau tại trên cùng một địa điểm nào.

- Nhận biết độ rộng của mỗi múi giờ.

- Nhận biết đổi ngày khi đi từ phía tây sang phía đông

1

1

1

C5

C1

C16

Thông hiểu

-  Tìm hiểu độ dài ngày đêm ở nước ta vào ngày 22/12, lí giải tại sao vào mùa hạ nước ta có thời gian ngày dài đêm ngắn.

- Tìm hiểu nguyên nhân Nga là quốc gia có nhiều múi giờ.

1

1

C1

(TL)

C21

Vận dụng

Bài toán tính thời gian và ngày.

2

C22

C23

Vận dụng cao

     

CHƯƠNG 2: THẠCH QUYỂN

Bài 5. Thạch quyển, nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Nhận biết

 - Nhận biết lực sinh phát nội lực.

- Nhận biết nơi xảy ra hiện tượng đứt gãy.

- Nhận biết thành phần cấu tạo thạch quyển.

1

1

1

C7

C19

C24

Thông hiểu

Tìm hiểu cường độ và tác động của hiện tượng uốn nép tạo ra miền núi uốn nép.

1

C20

Vận dụng

     

Vận dụng cao

Lấy ví dụ thể hiện địa hình bị tác động nội lực ở nước ta.

1

C3

(TL)

Bài 6. Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Nhận biết

- Nhận biết bề mặt Trái Đất dưới sự tác động của quá trình ngoại lực.

- Nhận biết nơi xảy ra mạnh nhất của cường độ phong hóa.

- Nhật biết quá trình trực tiếp tạo nên các nấm đá.

1

1

1

C8

C15

C9

Thông hiểu

Tìm hiểu nguyên nhân phong hóa lí học xảy ra mạnh ở miền khí hậu lạnh.

1

C14

Vận dụng

Lí giải vì sao phong hóa diễn mạnh trên bề mặt Trái Đất và mối quan hệ giữa các quá trình phong hóa.

1

 

C2

(TL)

 

Vận dụng cao

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay