Đề thi giữa kì 1 hóa học 10 kết nối tri thức (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra hóa học 10 kết nối tri thức kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 1 môn hóa học 10 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án hóa học 10 kết nối tri thức (bản word)

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: HÓA HỌC 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

Số TT

Chương/chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng số câu

Tổng số điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

1

Mở đầu

Nhập môn hóa học

1

0

0

0

0

0

0

0

1

0

0,25

2

Cấu tạo nguyên tử

1. Thành phần của nguyên tử

2

0

1

0

0

1

0

0

1

1

1,75

2. Nguyên tố hoá học

2

0

2

0

0

0

0

0

4

0

1,0

3. Cấu trúc của lớp vỏ electron nguyên tử

3

0

3

0

0

0

0

0

6

6

1,5

3

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn

1. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

 

2

0

2

0

0

1

0

0

4

1

2

2. Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm

2

0

2

0

0

1

0

0

4

1

2

3. Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì

2

0

1

0

0

0

0

0

3

0

0,75

4. Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

2

0

1

0

0

0

0

0

3

0

0,75

Tổng số câu/điểm

 

16 (4đ)

0

12 (3đ)

0

0

2 (2đ)

0

1

 

 

31 (10đ)


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

MÔN: HÓA HỌC 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Nội dung thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học là

  1. quỹ đạo chuyển động của Trái đất.
  2. tốc độ ánh sáng trong chân không.
  3. sự tiến hóa của loài người.
  4. sự biến đổi của các chất.

Câu 2: Một loại nguyên tử hydrogen có cấu tạo đơn giản nhất, chỉ tạo nên từ 1 electron và 1 proton (không chứa neutron). Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tử hydrogen này?

  1. Đây là nguyên tử nặng nhất trong số các nguyên tử được biết cho đến nay.
  2. Khối lượng nguyên tử xấp xỉ 2 amu.
  3. Hạt nhân nguyên tử có khối lượng gấp khoảng 1818 lần khối lượng lớp vỏ.
  4. Kích thước của nguyên tử bằng kích thước của hạt nhân.

Câu 3: Nguyên tử gồm

  1. hạt nhân chứa proton, neutron và vỏ nguyên tử chứa electron.
  2. hạt nhân chứa proton, electron.
  3. hạt nhân chứa proton, electron và vỏ nguyên tử chứa neutron.
  4. hạt nhân và vỏ nguyên tử chứa proton.

Câu 4: Hạt nhân nguyên tử X có chứa 15 proton và 16 neutron. Số khối của hạt nhân nguyên tử X là

  1. 30.          B. 31.
  2. 32.          D. 46.

Câu 5: Cho các nguyên tử sau: A (Z = 8, A = 16), B (Z = 9, A = 19), C (Z = 8, A = 17), D (Z = 7, A = 17). Trong các nguyên tử trên, các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là

  1. nguyên tử A và nguyên tử B.
  2. nguyên tử C và nguyên tử D.
  3. nguyên tử A và nguyên tử C.
  4. nguyên tử B và nguyên tử C.

Câu 6: Nguyên tử nitrogen có 7 electron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử này là

  1. +7.          B.-7.
  2. 7+.          D.7.

Câu 7: Một nguyên tử có chứa 11 electron và 12 neutron. Kí hiệu nguyên tử này là

  1. 1123NaN2311a
  2. 2312NaN1223a
  3. 1223NaN2312a
  4. 2311NaN1123a

Câu 8: Trong tự nhiên, lithium có 2 đồng vị là 7Li và 6Li. Nguyên tử khối trung bình của Li là 6,93. Phần trăm số nguyên tử của đồng vị 7Li là

  1. 93%.       B.7%.
  2. 78%.       D.22%.

Câu 9: Hình ảnh dưới đây chỉ hình dạng của orbital nào?

  1. Orbital s.
  2. Orbital p.
  3. Orbital d.
  4. Orbital f.

Câu 10: Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào

  1. số khối.
  2. điện tích hạt nhân.
  3. nguyên tử khối.
  4. mức năng lượng electron.

Câu 11: Lớp M chứa số electron tối đa là

  1. 3.            B.6.  
  2. 9.            D.18.

Câu 12: Lớp electron thứ 4 còn được gọi là

  1. Lớp K.
  2. Lớp M.
  3. Lớp N.
  4. Lớp L.

Câu 13: Cấu hình electron của nguyên tử  sulfur (Z = 16) là

  1. 1s22s22p63s23p3.                        
  2. 1s22s22p63s23p5.
  3. 1s22s22p63s23p4.                        
  4. 1s22s22p63s23p6.

Câu 14: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố phosphorus (Z = 15) có số electron độc thân là

  1. 1.            B.2.             C. 3.            D. 4.

Câu 15: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

  1. 12.          B.13.           C. 11.          D. 14.

Câu 16: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố hoá học bằng

  1. số thứ tự của nhóm.
  2. số thứ tự của chu kì.
  3. số thứ tự của ô nguyên tố.
  4. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

Câu 17: Cấu hình electron của nguyên tử oxygen là 1s22s22p4. Vị trí của oxygen trong bảng tuần hoàn là

  1. ô số 6, chu kì 2, nhóm VIA.
  2. ô số 6, chu kì 3, nhóm VIB.
  3. ô số 8, chu kì 2, nhóm VIB.
  4. ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA.

Câu 18: Nguyên tố aluminium (Al) có số hiệu nguyên tử là 13. Al thuộc khối nguyên tố

  1. s.             B.p.             C. d.            D. f.

Câu 19: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính phi kim mạnh nhất?

  1. Fluorine.
  2. Bromine.
  3. Phosphorus.
  4. Iodine.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng về xu hướng biến đổi tính kim loại trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

  1. Tính kim loại của các nguyên tố tăng theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và từ trên xuống dưới trong một nhóm.
  2. Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và tăng dần từ trên xuống dưới trong một nhóm.
  3. Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và từ trên xuống dưới trong một nhóm.
  4. Tính kim loại tăng dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và giảm dần từ trên xuống dưới trong một nhóm.

Câu 21: Độ âm điện là

  1. đại lượng đặc trưng cho khả năng nhường electron của nguyên tử một nguyên tố khi tạo thành liên kết hóa học.
  2. đại lượng đặc trưng cho khả năng tạo thành phân tử.
  3. đại lượng đặc trưng cho khả năng tạo thành nguyên tử.
  4. đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử một nguyên tố khi tạo thành liên kết hóa học.

Câu 22: Sulfur là nguyên tố hóa học thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn. Công thức oxide cao nhất của sulfur là

  1. S2O6.       B.SO3.        C. SO6.        D. SO2.

Câu 23: Oxide nào sau đây có tính base mạnh nhất?

  1. MgO.
  2. Cl2O7.
  3. SO3.
  4. Na2O.

Câu 24: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính acid yếu nhất?

  1. H3PO4.                                      
  2. H2SiO3.
  3. H2SO4.                                      
  4. HClO4.

Câu 25: Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA còn được gọi là

  1. nhóm kim loại kiềm.
  2. nhóm kim loại kiềm thổ.
  3. nhóm halogen.
  4. nhóm nguyên tố khí hiếm.

Câu 26: Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm VA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là

  1. 16.          B.14.           C. 15.          D. 13.

Câu 27: Cấu hình eletron lớp ngoài cùng của nguyên tố X là 3s1. Oxide cao nhất của X có tính chất nào sau đây?

  1. Tính kim loại.
  2. Tính phi kim.
  3. Tính acid.
  4. Tính base.

Câu 28: Sắp xếp tính base của NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 theo chiều giảm dần là

  1. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.
  2. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH.
  3. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH.
  4. Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3.

Phần II: Tự luận (3 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của hai nguyên tố A và B trong bảng tuần hoàn (có giải thích ngắn gọn cách xác định).

Câu 2 (1 điểm): Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (proton, electron, neutron) là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12.

Tính số hạt mỗi loại (proton, electron, neutron) trong nguyên tử X.

Câu 3 (1 điểm): Cho các nguyên tố sau: Li (Z = 3), O (Z = 8), F (Z = 9), Na (Z = 11).

Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử, có giải thích ngắn gọn cách sắp xếp.

 

 

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: HÓA HỌC 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

Phần I: Trắc nghiệm

1-D

2-C

3-A

4-B

5-C

6-A

7-D

8-A

9-A

10-D

11-D

12-C

13-C

14-C

15-A

16-C

17-D

18-B

19-A

20-B

21-D

22-B

23-D

24-B

25-B

26-C

27-D

28-A

Phần II: Tự luậnCâu 1:

  1. a) Gọi số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố A là Z.

Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn nên số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố B là Z + 1.

Theo bài: Z + (Z + 1) = 25 ⇒ Z = 12

⇒ Nguyên tử A có 12 electron, nguyên tử B có 13 electron.

+ Cấu hình electron của A là 1s22s22p63s2.

Nguyên tố A thuộc ô số 12 (do Z = 12), chu kì 3 (do có 3 lớp electron), nhóm IIA (do 2 electron hóa trị, nguyên tố s).

+ Cấu hình electron của B là 1s22s22p63s23p1.

Nguyên tố B thuộc ô số 13 (do Z =13), chu kì 3 (do có 3 lớp electron), nhóm IIIA (do 3 electron hóa trị, nguyên tố p).

Câu 2:

Gọi số hạt proton, neutron và electron trong X lần lượt là P, N và E.

Nguyên tử trung hòa về điện nên P = E.

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

Giải hệ phương trình được:

P = E = 13 và N = 14.

Câu 3:

Ta có:

+ Li, O, F cùng thuộc chu kì 2 trong bảng tuần hoàn. Trong một chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử, bán kính nguyên tử giảm dần ⇒ bán kính nguyên tử:

F < O < Li             (1)

+ Li và Na cùng thuộc nhóm IA. Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử, bán kính nguyên tử tăng dần ⇒ bán kính nguyên tử: Li < Na (2)

Vậy dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử là:

F, O, Li, Na.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi hóa học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay