Đề thi giữa kì 2 địa lí 11 kết nối tri thức (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 11 kết nối tri thức giữa kì 2 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 2 môn Địa lí 11 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THPT…………...

Chữ kí GT2: ...........................

          

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

ĐỊA LÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Thực vật chủ yếu phân bố ở A-la-xca là

  1. đài nguyên. B. rừng lá kim.
  2. rừng lá rộng. D. rừng lá cứng.

Câu 2. Loại khoáng sản nào phân bố chủ yếu ở phía đông bắc và vịnh Mê-hi-cô?

  1. Sắt. B. Dầu mỏ. C. Vàng. D. Phốt phát.

Câu 3. Hoa Kỳ có diện tích khoảng

  1. 8,9 triệu km2. B. 9,9 triệu km2.
  2. 9,8 triệu km2. D. 7,8 triệu km2.

Câu 4. Hệ thống Cooc-đi-e có đặc điểm là

  1. hướng núi Tây Bắc - Đông Nam. B. độ cao trung bình dưới 2000 m.
  2. nơi tập trung nhiều kim loại màu. D. có khí hậu ôn đới và hoang mạc.

Câu 5. Ngành điện tử - tin học Hoa Kỳ chủ yếu tập trung ở

  1. vùng Đông Bắc và phía Tây. B. vùng Trung Tây và phía Nam.
  2. ven vịnh Mê-hi-cô. D. ven Thái Bình Dương.

Câu 6. Ngành tài chính ngân hàng ở Hoa Kỳ chiếm bao nhiêu phần trăm GDP năm 2020?

  1. 10%. B. 20%. C. 30%. D. 40%.

Câu 7. Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế phía Nam là

  1. công nghiệp dệt, luyện kim, hóa chất, chế tạo máy, đóng tàu,... phát triển.
  2. có các trung tâm kinh tế lớn trong vùng: Đi-tơ-roi, Can-dát Xi-ti, Si-ca-gô,...
  3. sản xuất các loại nông sản nhiệt đới và cận nhiệt đới.
  4. phát triển du lịch.

Câu 8. Để giảm thiểu phát thải các khí nhà kính, Hoa Kỳ chú ý biện pháp

  1. phát triển kĩ thuật sản xuất truyền thống.
  2. hiện đại hóa máy móc, thiết bị và kĩ thuật.
  3. sử dụng các năng lượng không tái tạo.
  4. phân bố lại các xí nghiệp sản xuất.

Câu 9. Quốc gia có diện tích lục địa rộng nhất thế giới là

  1. Hoa Kỳ. B. Trung Quốc.
  2. Ca-na-da. D. Liên bang Nga.

Câu 10. Phần lớn lãnh thổ Liên bang Nga thuộc đới khí hậu nào?

  1. Ôn đới. B. Nhiệt đới. C. Cận cực. D. Cận nhiệt.

Câu 11. Vấn đề về dân số mà Liên bang Nga đang quan tâm nhất hiện nay là

  1. dân số tăng khá nhanh. B. thiếu nguồn lao động.
  2. nhiều dân tộc khác nhau. D. tuổi thọ trung bình thấp.

Câu 12. Yếu tố tự nhiên nào sau đây gây khó khăn lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp của Liên bang Nga?

  1. Diện tích lãnh thổ rộng lớn. B. Khí hậu lạnh giá.
  2. Nhiều loại đất. D. Tài nguyên nước hạn chế.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây đúng về giao thông vận tải ở Liên bang Nga?

  1. Hệ thống tàu điện ngầm rất phát triển, nhất là ở thành phố Xanh Pê-téc-bua.
  2. Đường bộ có tổng chiều dài trên 2 triệu km.
  3. Tổng chiều dài đường ống lớn thứ hai thế giới.
  4. Năm 2020, Liên bang Nga có trên 1500 sân bay.

Câu 14. Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Trung ương ở Liên bang Nga là

  1. chiếm khoảng 2,8% diện tích cả nước.
  2. hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp.
  3. nông nghiệp còn nhiều hạn chế.
  4. giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và rừng.

Câu 15. Từ lâu, Liên bang Nga đã được coi là cường quốc về

  1. khai thác dầu khí. B. hàng không vũ trụ.
  2. công nghiệp may. D. công nghiệp cơ khí.

Câu 16. Ngành công nghiệp được coi là mũi nhọn của nước Nga là

  1. chế tạo máy. B. luyện kim.
  2. khai thác dầu khí. D. chế biến gỗ.

Câu 17. Sông dài nhất Nhật Bản là

  1. sông Si-na-nô. B. sông Sê-ki.
  2. sông Ô-ma-ru. D. sông Mi-đô-ri.

Câu 18. Nhật Bản có đường bờ biển dài khoảng

  1. 19 000 km. B. 29 000 km.
  2. 39 000 km. D. 49 000 km.

Câu 19. Núi Phú Sĩ nằm trên đảo nào dưới đây của Nhật Bản?

  1. Hô-cai-đô. B. Hôn-su.
  2. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu.

Câu 20. Lao động của Nhật Bản không có thế mạnh nào sau đây?

  1. Lực lượng lao động trẻ, dồi dào.
  2. Người lao động cần cù, tự giác.
  3. Lực lượng lao động có trình độ cao.
  4. Người lao động có trách nhiệm, tính kỉ luật cao.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm).

  1. a) Trình bày tình hình phát triển ngành nông nghiệp của Liên bang Nga.
  2. b) Phân tích ảnh hưởng của một số điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu và sông, hồ) đến sản xuất nông nghiệp của Liên bang Nga.

Câu 2 (2 điểm). Cho bảng số liệu:

GDP VÀ TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1970 - 2020

Năm

1970

1990

2000

2019

2020

GDP theo giá hiện hành (tỉ USD)

1 073,3

5963,1

10 250,9

21 372,6

20 893,7

Tốc độ tăng GDP (%)

-0,3

1,9

4,1

2,3

-3,4

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)

  1. a) Vẽ biểu đồ thể hiện GDP và tốc độ tăng GDP của Hoa Kỳ giai đoạn 1970 - 2020.
  2. b) Nhận xét và giải thích quy mô và tốc độ tăng GDP của Hoa Kỳ giai đoạn trên.

Câu 3 (1 điểm). Nhật bản là một trong những quốc gia phát triển bậc nhất tại châu Á và có vị thế cao trên toàn cầu. Tuy nhiên, quốc gia này đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số nghiêm trọng. Số lượng người già ngày càng tăng lên, tỉ lệ sinh thấp dần theo từng năm và số lượng người trẻ, người trong độ tuổi lao động rất thấp. Năm 2020, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm 29% tổng số dân và dự báo đến năm 2050, con số này tăng lên 37,7%. Dựa vào hiểu biết thực tiễn, em hãy liệt kê một số giải pháp mà Nhật Bản đã làm để giảm bớt ảnh hưởng của già hóa dân số.

 

BÀI LÀM

 

 

BÀI LÀM:

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi địa lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay