Đề thi giữa kì 2 địa lí 11 kết nối tri thức (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Địa lí 11 kết nối tri thức giữa kì 2 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 2 môn Địa lí 11 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THPT…………...

Chữ kí GT2: ...........................

          

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

ĐỊA LÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản?

  1. Địa hình và đất ở Nhật Bản không thuận lợi cho canh tác quy mô lớn.
  2. Các sông ở Nhật bản có giá trị về giao thông.
  3. Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản.
  4. Biển là nguồn tài nguyên quan trọng đối với Nhật Bản.

Câu 2. Khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất ở Nhật Bản?

  1. Dầu mỏ và khí tự nhiên. B. Sắt và vàng.
  2. Than đá và đồng. D. Bô-xít và a-pa-tit.

Câu 3. Hiện nay, Liên bang Nga là một cường quốc về

  1. năng lượng. B. điện tử - tin học.
  2. hàng không - vũ trụ. D. nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

Câu 4. Ý nào sau đây không đúng khi nói về ngành du lịch của Liên bang Nga?

  1. Liên bang Nga có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch.
  2. Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua là các trung tâm du lịch lớn nhất.
  3. Các điểm du lịch nổi tiếng là hồ Bai-can, cung điện Crem-lin,...
  4. Du lịch biển là loại hình du lịch chính ở Liên bang Nga.

Câu 5. Năm 2020, quốc gia nào có sản lượng khai thác gỗ tròn đứng thứ tư trên thế giới?

  1. Ấn Độ. B. Liên bang Nga.
  2. Hoa Kỳ. D. Trung Quốc.

Câu 6. Thành phố nào sau đây thuộc vùng kinh tế U-ran?

  1. Kha-ba-rốp. B. Mat-xcơ-va.
  2. Ê-ca-tê-rin-bua. D. Bê-gô-rốt.

Câu 7. Các nhà máy nhiệt điện ở Liên bang Nga chủ yếu phân bố ở

  1. vùng Trung ương, U-ran và Tây Xi-bia.
  2. vùng biển Ca-xpi, trung tâm đất đen.
  3. đồng bằng Đông Âu, phía đông nam.
  4. vùng Viễn Đông, vùng biển Ca-xpi.

Câu 8. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư Liên bang Nga?

  1. Thành phần dân tộc đa dạng, phức tạp.
  2. Đông dân.
  3. Cơ cấu dân số trẻ.
  4. Mật độ dân số thấp, dân cư phân bố không đều.

Câu 9. Điều nào sau đây là tác động tiêu cực của tỉ lệ sinh thấp đối với sự phát triển kinh tế của Liên bang Nga?

  1. Gia tăng phúc lợi xã hội cho nhóm người cao tuổi.
  2. Giảm chi tiêu của chính phủ cho lương hưu và dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  3. Gia tăng nhu cầu đầu tư nước ngoài.
  4. Nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ giảm.

Câu 10. Đại bộ phận dân cư Liên bang Nga sống ở

  1. vùng Viễn Đông. B. phân châu Âu thuộc Nga.
  2. đồng bằng Tây Xi-bia. D. ven biển phía bắc và phía đông.

Câu 11. Địa hình Liên bang Nga phân thành hai phần phía Tây và phía Đông với ranh giới là

  1. dãy U-ran. B. sông Von-ga.
  2. sông Ô-bi. D. sông I-hê-nít-xây.

Câu 12. Câu nào sau đây đúng khi nói về giao thông vận tải Hoa Kỳ?

  1. Đường ô tô có vai trò thứ yếu trong vận chuyển bằng đường bộ ở Hoa Kỳ.
  2. Các cảng hoạt động nhộn nhịp nhất là Át-lan-ta, Si-ca-gô, Đa-lát,...
  3. Đường sắt và tàu điện ngầm ở Hoa Kỳ rất phát triển, có chiều dài lớn nhất thế giới.
  4. Đường sông, hồ hầu như không phát triển do đất nước chủ yếu là đồi núi và ít sống lớn.

Câu 13. Đặc điểm kinh tế nào sau đây không đúng ở vùng Trung Tây Hoa Kỳ?

  1. Hoạt động kinh tế phát triển mạnh từ cuối thế kỉ XX với sự xuất hiện của Vành đai Mặt Trời.
  2. Công nghiệp chế biến phát triển.
  3. Có các vành đai rau và chăn nuôi bò sữa ở phía nam Ngũ Hồ; vành đai ngô, lúa mì,... ở Đồng bằng Trung tâm.
  4. Nhiều trung tâm dịch vụ lớn của cả nước.

Câu 14. Phố Uôn thuộc thành phố nào?

  1. Lốt An-giơ-lét. B. Niu-Óoc.
  2. Hiu-xtơn. D. Si-ca-gô.

Câu 15. Ngành nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của Hoa Kỳ giai đoạn 2000 - 2020?

  1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
  2. Công nghiệp và xây dựng.
  3. Dịch vụ.
  4. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm.

Câu 16. Trong ngành công nghiệp khai khoáng ở Hoa Kỳ, than chủ yếu được khai thác ở khu vực

  1. vùng núi A-pa-lát. B. bang Tếch-dát.
  2. ven vịnh Mê-hi-cô. D. bán đảo A-la-xca.

Câu 17. Yếu tố tự nhiên nào vừa là khó khăn, nhưng đồng thời cũng là thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Hoa Kì?

  1. Lãnh thổ rộng lớn. B. Có nhiều động đất và núi lửa.
  2. Có tài nguyên thiên nhiên đa dạng. D. Có nhiều người nhập cư.

Câu 18. Dân cư Hoa Kỳ tập trung với mật độ cao ở

  1. ven Thái Bình Dương. B. ven Đại Tây Dương.
  2. dọc biên giới với Ca-na-đa. D. khu vực trung tâm.

Câu 19. Kim loại đen như sắt, crôm, mô-líp-đen,... chủ yếu phân bố ở

  1. ven vịnh Mê-hi-cô. B. vùng Ngũ Hồ.
  2. phía tây. D. phía đông nam.

Câu 20. Kiểu khí hậu nào sau đây phổ biến ở vùng phía Đông và vùng Trung tâm Hoa Kì?

  1. Ôn đới lục địa và hàn đới. B. Hoang mạc và ôn đới lục địa.
  2. Cận nhiệt đới và ôn đới. D. Cận nhiệt đới và xích đạo.
  3. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Trình bày đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản và phân tích tác động của các đặc điểm đó tới phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.

Câu 2 (2 điểm). Cho bảng số liệu:

SỐ DÂN VÀ TỈ LỆ DÂN TĂNG DÂN SỐ CỦA HOA KỲ

GIAI ĐOẠN 1960 - 2020

Năm

1960

1980

2000

2010

2020

Số dân (triệu người)

180,7

227,2

282,2

309,0

331,5

Tỉ lệ tăng dân số (%)

1,7

1,0

1,2

0,9

0,6

(Nguồn: Liên Hợp quốc, 2022)

  1. a) Vẽ biểu đồ thể hiện số dân và tỉ lệ tăng dân số của Hoa Kỳ giai đoạn 1960 - 2020.
  2. b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi số dân và tỉ lệ tăng dân số Hoa Kỳ trong giai đoạn trên.

Câu 3 (1 điểm). Rừng lá kim (tai-ga) là loại rừng chủ yếu ở Liên bang Nga, đồng thời cũng là một nguồn tài nguyên quan trọng, cung cấp gỗ cho ngành lâm nghiệp; cung cấp nhiều cây thuốc chữa bệnh. Khu vực này cũng được sử dụng cho các hoạt động săn bắn, đánh cá và khai thác mỏ. Tuy nhiên, những hoạt động này của con người có thể tác động tiêu cực đến hệ sinh thái rừng, mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với rừng tai-ga là nạn phá rừng vì mục đích của con người. Sự nóng lên toàn cầu cũng là một nguyên nhân gây suy giảm rừng tai-ga đáng lo ngại. Dựa vào hiểu biết về thực tiễn, em hãy liệt kê một số biện pháp mà Chính phủ Nga đã làm để bảo vệ rừng tai-ga và giải thích các biện pháp đó.

BÀI LÀM

 

 

BÀI LÀM:

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi địa lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay