Đề thi giữa kì 2 hóa học 11 kết nối tri thức (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra hóa học 11 kết nối tri thức kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 2 hóa học 11 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1:...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2:...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

HÓA HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nhóm nguyên tử CH3CH2- có tên là

A. methyl.   

B. ethyl.      

C. propyl.    

D. butyl.

Câu 2. Hợp chất thuộc loại dẫn xuất halogen của hydrocarbon là

A. HIO4.               

B. C3H3N          

C. CH2BrCl.        

D. C6H6O.

Câu 3.  Alcohol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có chứa nhóm OH liên kết trực tiếp với

A. nguyên tử carbon.                  

B. nguyên tử carbon không no.

C. nguyên tử carbon no.             

D. nguyên tử oxygen.

Câu 4. Hợp chất thuộc loại polyalcohol (alcohol đa chức) là

A. CH3OH.                                      

B. CH3CH2OH.

C. CH2=CHCH2OH.        

D. HOCH2CH2OH.

Câu 5. Khi đun nóng hỗn hợp alcohol gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140oC) thì số ether thu được tối đa là

A. 4.

B. 2.                                

C. 1.

D. 3.

Câu 6. Dãy các alkane được sắp xếp theo thứ tự tăng dần phân tử khối là

A. hexane, heptane, propane, methane, ethane.

B. methane, ethane, propane, hexane, heptane.

C. heptane, hexane, propane, ethane, methane.

D. methane, ethane, propane, heptane, hexane.

Câu 7. Hợp chất nào sau đây không tồn tại?

A. 

B. 

C.       

D. 

Câu 8. Cho 4 alcohol: C2H5OH (1); C2H4(OH)2 (2); C3H5(OH)3 (3) và HOCH2CH2CH2OH (4). Alcohol không hòa tan được Cu(OH)2

A. 1, 2                             

B. 2, 4                             

C. 1, 4                             

D. chỉ có 1.

Câu 9. Chất nào sau đây là đồng phân của CH2=CH-CH2-CH2-CH3?

A. (CH3)2C=CH-CH3.      

B. CH2=CH-CH2-CH3.

C. CH≡C-CH2-CH2-CH3.

D. CH2=CH-CH2-CH=CH2.

Câu 10. Số nguyên tử carbon và hydrogen trong benzene lần lượt là:

A. 12 và 6.  

B. 6 và 6.     

C. 6 và 12.   

C. 6 và 14.

Câu 11. Alkene sau có tên gọi là

 

A. 2-methylbut-2-ene.                

B. 3-methylbut-2-ene.

C. 2-metybut-3-ene.                   

D. 3-methylbut-3-ene.

Câu 12. Tên gốc – chức của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3Cl là

A. methyl chloride.          

B. phenyl chloride.

C. ethyl chloride.             

D. propyl chloride.

Câu 13.  Trong alkene, mạch chính là

A. mạch dài nhất và có nhiều nhánh nhất.

B. mạch có chứa liên kết đôi và nhiều nhánh nhất.

C. mạch có chứa liên kết đôi, nhiều nhánh nhất và phân nhánh sớm nhất.

D. mạch có chứa liên kết đôi, dài nhất và nhiều nhánh nhất.

Câu 14. Gốc C6H5-CH2- và gốc C6H5- có tên gọi lần lượt là:

A. phenyl và benzyl.   

B. vinyl và allyl.

C. allyl và vinyl.         

D. benzyl và phenyl.

Câu 15. Sản phẩm chính của phản ứng nào sau đây không đúng?

A. CH3CH(Cl)CH3 + NaOH → CH3CH(OH)CH3 + NaCl.

B. CH3CH2Cl + KOH → CH2 = CH2 + KCl + H2O.

C. CH3Br + KOH → CH3OH + KBr.

D. CH3CH2CH(Br)CH3 + KOH CH3CH = CHCH3 + KBr + H2O.

Câu 16. Công thức cấu tạo thu gọn của 2,2-dimethylpropane là

A. (CH3)2CHCH2CH3.               

B. (CH3)4C.

C. CH3CH2CH2CH2CH3.           

D. CH3CH2CH(CH3)2.

Câu 17. Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ dưới đây:

 

Hiện tượng xảy ra trong bình chứa dung dịch Br2

A. có kết tủa đen.

B. dung dịch Br2 bị nhạt màu.

C. có kết tủa trắng.           

D. có kết tủa vàng.

Câu 18. Số đồng phân arene ứng với công thức phân tử C8H10

A. 1.         

B. 2.                

C. 3.          

D. 4.

Câu 19. Sản phẩm chính theo quy tắc Zaitsev của phản ứng tách HCl ra khỏi phân tử 2-chloro-3-methyl butane là

A. 2-methylbut-2-ene.          

B. 3-methylbut-2-ene.

C. 3-methylbut-3-ene.                

D. 2-methylbut-3-ene.

Câu 20. Cho hai bình hóa chất mất nhãn chứa ethylene và ethane. Có thể nhận biết các hóa chất trong mỗi bình bằng chất nào?

A. Dung dịch NaCl.                                                   

B. Quỳ tím.

C. Dung dịch nước bromine.                                      

D. Dung dịch Na2SO4.

Câu 21. Phần trăm khối lượng carbon trong C4H10

A. 28,57 %. 

B. 82,76 %. 

C. 17,24 %. 

D. 96,77 %.

Câu 22. Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A.

B.

C. 

D.

Câu 23. Chất nào sau đây không thể chứa vòng benzene?

A. C8H10.     

B. C6H8.     

C. C8H8.      

D. C9H12

Câu 24. Xăng E5 chứa 5% thể tích ethanol hiện đang được sử dụng phổ biến ở nước ta để thay thế một phần xăng thông thường. Một người đi xe máy mua 2 L xăng E5 để đổ vào bình chứa nhiên liệu. Thể tích ethanol có trong lượng xăng trên là

A. 50 mL.                                   

B. 92 mL.                         

C. 46 mL.                         

D. 100 mL.

Câu 25. Trong thể thao, khi các vận động viên bị chấn thương do va chạm, không gây ra vết thương hở, gãy xương,... thường được nhân viên y tế dùng loại thuốc xịt, xịt vào chỗ bị thương để gây tê cục bộ và vận động viên có thể quay trở lại thi đấu. Hợp chất chính có trong thuốc xịt là

A. carbon dioxide.            

B. hydrogen chloride.

C. chloromethane.              

D. chloroethane.

Câu 26. Biết độ dài liên kết C=C là 134pm, liên kết C-C là 154 pm. Thực tế 3 liên kết π trong vòng benzene không cố định mà trải đều trên toàn bộ vòng benzene. Giá trị nào dưới đây phù hợp với độ dài liên kết giữa carbon và carbon trong phân tử benzene?

A. 125 pm.                       

B. 132 pm.                        

C. 160 pm.                        

D. 139 pm.

Câu 27. Biểu đồ dưới đây thể hiện mối tương quan giữa nhiêt độ sôi và số nguyên tử carbon trong phân tử alkene

Có bao nhiêu alkene trong biểu đồ ở thể khí trong điều kiện thường (250C)

A. 5   

B. 2  

C. 3        

D. 4

Câu 28. Theo chiều tăng dần số nguyên tử carbon trong phân tử, phần trăm khối lượng carbon trong phân tử alkane

A. không đổi.                   

B. biến đổi không theo quy luật.

C. giảm dần.          

D. tăng dần.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Benzene là một hóa chất công nghiệp được sử dụng rất rộng rãi. Benzene được sử dụng để sản xuất chất dẻo, nhựa, sợi tổng hợp, chất bôi trơn cao su, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, dược phẩm và thuốc trừ sâu,…

Vì benzene dễ bay hơi nhanh khỏi nước hoặc đất nên việc benzene rò rỉ từ các bể chứa hoặc bãi chôn lấp sẽ làm ô nhiễm các giếng nước sinh hoạt lân cận.

Các tiếp xúc phổ biến nước với benzene là khi chúng ta đổ xăng. Ngoài ra khi sử dụng các sản phẩm có chứa benzene, chúng ta đã vô tình đưa benzene vào cơ thể.

Em hãy đề nghị các để giảm thiểu sự tiếp xúc với benzene trong đời sống.

Câu 2. (1 điểm)

Cho 4,6 gam một alcohol no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với lượng dư Na, sau phản ứng thu được 1,2395 lít khí H2 (ở đkc). Xác định công thức phân tử của alcohol X.

Câu 3 (1 điểm) Cho 54,5 g một ankyl chloride X tác dụng với dung dịch KOH trong C2H5OH đun nóng nhẹ, thu được V lít khí Y và 7,45 g muối Z. Giá trị của V là?

 

BÀI LÀM

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………… 

TRƯỜNG THPT.............

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: HÓA HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

 

NỘI DUNG KIẾN THỨC

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Hydrocarbon

Bài 12.

Alkane

2

 

 

3

 

 

 

 

 

 

5

1

2,25

Bài 13.

Hydrocarbon

không no

3

 

 

4

 

 

 

 

 

7

0

1,75

Bài 14. Arene

(hydrocarbon thơm)

3

 

 

3

 

 

 

1

 

 

 

6

1

2,5

Dẫn xuất halogen - alcohol - phenol

Bài 15. Dẫn xuất halogen

2

 

 

3

 

 

 

 

 

1

5

1

2,25

Bài 16. Alcohol

2

 

 

3

 

 

 

1

 

 

 

5

1

2,25

Tổng số câu TN/TL

12

0

16

0

0

2

0

1

28

3

10 điểm

Điểm số

Tổng số điểm

3 điểm

30%

4 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

 

TRƯỜNG THPT.............

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: HÓA HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

Nội dung

 

Đơn vị kiến thức

 

 

Mức độ, yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

TN

TL

TN

Hydrocarbon

 

Bài 12.

Alkane

 

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm về alkane, nguồn alkane trong tự nhiên, công thức chung của alkane.

- Trình bày quy tắc gọi tên theo danh pháp thay thế

- Trình bày, giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí, hoá học, các ứng dụng của alkane trong thực tiễn và cách điều chế alkane trong công nghiệp.

- Trình bày được một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do các chất trong khí thải của các phương tiện giao thông.

 

2

 

C1, 6

 

Thông hiểu:

- Mô tả và giải thích được tính chất hóa học của alkane.

- Nêu và thực hiện được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra.

 

 

3

 

C16, 21, 28

Bài 13.

Hydrocarbon

không no

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm về alkene, alkyne và công thức chung

- Đặc điểm liên kết, hình dạng phân tử của ethylene và acetylene.

- Gọi tên một số alkene, alkyne, tên thông thường một vài alkene, alkyne thường gặp.

- Nêu được khái niệm và xác định được đồng phân hình học.

- Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng của các alkene và acetylene trong thực tiễn, phương pháp điều chế alkene, acetylene.

 

3

 

C7, 10, 14

Thông hiểu

- Viết được công thức cấu tạo của một số alkene và alkyne cụ thể.

- Viết công thức dạng đồng phân cis, trans của alkene.

- Mô tả các hiện tượng thí nghiệm về điều chế và thử tính chất hóa học của alkene, alkyne.

- Tính toán lượng chất thông qua phản ứng quen thuộc

- Phân biệt alk-1-yne với alkene bằng phương pháp hoá học.

 

3

 

C18, 23, 26

Bài 14. Arene

(hydrocarbon thơm)

 

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm về arene, công thức chung dãy đồng đẳng benzene. 

- Viết được công thức và gọi tên một số arene.

- Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất hóa học đặc trưng của arene

- Trình bày được phương pháp điều chế arene trong công nghiệp và ứng dụng của arene.

- Đưa ra được cách ứng xử thích hợp đối với việc sử dụng arene trong việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.

 

3

 

C1, 7, 11

Thông hiểu:

- Giải thích được tính chất hóa học của arene.

- Thực hiện giải được các dạng toán cơ bản về benzene và đồng đẳng benzene

 

3

 

C18, 25, 27

Vận dụng:

- Viết được các dạng đồng phân (đồng phân cấu tạo) dựa vào dữ kiện đề bài.

- Vận dụng kiến thức của bài học để giải quyết một số vấn đề thực tiễn và các dạng bài tập liên quan đến tính chất hóa học, điều chế, tìm chất, ...

1

 

C1

 

Dẫn xuất halogen - alcohol - phenol

Bài 15. Dẫn xuất halogen

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm dẫn xuất halogen.

- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên theo danh pháp thay thế và danh pháp thường của một vài dẫn xuất halogen thường gặp.

- Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của dẫn xuất halogen

- Trình bày được ứng dụng của các dẫn xuất halogen; tác hại của việc sử dụng các hợp chất chlorofluorocarbon (CFC) trong công nghệ làm lạnh.

 

2

 

C2, 12

Thông hiểu:

- Giải thích được tính chất hóa học của dẫn xuất halogen.

- Một số dạng bài toán cơ bản.

 

3

 

C15, 19, 25

Vận dụng cao

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng chất trong hỗn hợp  qua nhiều bước.

- Các dạng bài tập thực tiễn về dẫn xuất halogen.

- Bài toán hiệu suất phản ứng qua nhiều giai đoạn.

- Các dạng bài tập tìm công thức cấu tạo đúng thông qua dữ liệu đề bài cho

1

 

C3

 

Bài 16. Alcohol

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm alcohol; công thức tổng quát alcohol no, khái niệm về bậc của alcohol.

- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên theo danh pháp thay thế  một số alcohol đơn giản, tên thông thường của một vài alcohol thường gặp.

- Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí, tính chất hóa học của alcohol; phương pháp điều chế ethanol.

- Trình bày ứng dụng của alcohol;

 

2

 

C3, 4

Thông hiểu:

- Giải thích được tính chất hóa học của alcohol.

- Đưa ra và giải thích được tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn; - Các dạng bài toán cơ bản.

 

3

 

C5, 8, 24

 

Vận dụng

- Nêu thái độ, cách ứng xử của cá nhân với việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Viết công thức cấu tạo dựa vào dữ kiện đề bài cho trước.

- Các dạng câu hỏi và bài toán liên quan đến tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế.

1

C2

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi hóa học 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay