Đề thi giữa kì 2 hóa học 11 kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra hóa học 11 kết nối tri thức kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 hóa học 11 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1:...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2:...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

HÓA HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Alkane hòa tan tốt trong dung môi nào sau đây?

A. Nước.               

B. Benzene.

C. Dung dịch acid HCl.              

D. Dung dịch NaOH.

Câu 2. Tên thay thế của alcohol có công thức cấu tạo CH3CH2CH2OH là

A. propan-1-ol.                           

B. propan-2-ol.                 

C. pentan-1-ol.                 

D. pentan-2-ol.

Câu 3.  Cho alcohol etylic tác dụng lần lượt với: Na, NaOH, KOH, CH3OH, O2, CuO, Cu(OH)2. Số chất tham gia phản ứng là

A. 6.                                

B. 3.                                

C. 4.                                

D. 5.

Câu 4. Nhiều vụ ngộ độc rượu do sử dụng rượu được pha chế từ cồn công nghiệp có lần methanol. Công thức phân tử của methanol là

A.CH3OH.             

B. C2H5OH.                      

C. C3H7OH.       

D. C2H4(OH)2.

Câu 5. Pentane là tên theo danh pháp thay thế của

A. CH3[CH2]2CH3.           

B. CH3[CH2]5CH3.

C. CH3[CH2]4CH3.           

D. CH3[CH2]3CH3.

Câu 6. Tên gọi thay thế của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3 – CH2 – CH2Br là

A. 1-bromopropane.         

B. 2-bromopropane.

C. 3-bromopropane.         

D. propyl bromide.

Câu 7. Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:

Sản phẩm chính theo quy tắc Zaitsev của phản ứng trên là

A. but-1-ene.        

B. but-2-ene.      

C. but-1-yne.     

D. but-2-yne.

Câu 8. Số hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C3H8O phản ứng được với Na là

A. 1                                             

B. 2                                   

C. 3                                   

D. 4

Câu 9. Hợp chất nào sau đây là một alkene?

A. CH3-CH2-CH3.            

B. CH3-CH=CH2.             

C. CH3-C≡CH.                 

D. CH2=C=CH2.

Câu 10. Cho các dẫn xuất halogen sau: (1) C2H5F; (2) C2H5Cl; (3) C2H5Br; (4) C2H5I. Thứ tự giảm dần của nhiệt độ sôi là

A. (1) > (2) > (3) > (4).                    

B. (1) > (4) > (2) > (3).

C. (4) > (3) > (2) > (1).              

D. (4) > (2) > (1) > (3).

Câu 11. Công thức của ethylbenzene là

A. 

B. 

C. 

D. 

Câu 12. Cho alkyne X tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni/to). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất là 2-methylbutane. Tên gọi của X là

A. 2-methylbut-1-yne.      

B. 2-methylbut-2-yne.

C. 3-methylbut-2-yne.  

D. 3-methylbut-1-yne.

Câu 13.  Chất X có công thức cấu tạo: CH3-CH(CH3)-CH=CH2. Tên thay thế của X là

A. 3-methylbut-1-yne.                                            

B. 3-methylbut-1-ene.

C. 2-methylbut-3-ene.  

D. 2-methylbut-3-yne.

Câu 14. Alkene không phản ứng được với chất nào dưới đây?

A. Br2.    

B. Cl2.    

C. NaCl.    

D. H2.

Câu 15. Trong dãy đồng đẳng của methane, alkane nào có hàm lượng hydrogen lớn nhất?

A. CH4.       

B. C3H8.      

C. C6H14.     

D. C10H22.

Câu 16. Đun sôi hỗn hợp propyl bromide, potassium hydroxide và ethanol thu được sản phẩm hữu cơ là

A. propyne.           

B. propan-2-ol.        

C. propane.           

D. propene.

Câu 17. Khi được chiếu sáng, benzene có thể phản ứng với Cl2 tạo thành sản phẩm nào?

A. C6H5Cl.                       

B. C6H11Cl.                      

C. C6H6Cl6.                      

D. C6H12Cl6.

Câu 18. Cho các chất có công thức sau:

Trong các chất trên, những chất nào là sản phẩm chính khi cho toluene tác dụng với chlorine trong điều kiện đung nóng và mặt FeCl3?

A. (1) và (2).                    

B. (2) và (3).                     

C. (1) và (4).                     

D. (2) và (4).

Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các alkyne HC≡CH, CH3-C≡CH, … có công thức chung là CnH2n-2 (n ≥ 2) tạo thành dãy đồng đẳng của acetylene.

B. Liên kết ba của alkyne được tạo nên từ ba liên kết p.

C. Các alkyne 2C và 3C chỉ có duy nhất một đồng phân cấu tạo.

D. Alkyne không có đồng phân hình học như alkene.

Câu 20. Cho các alkane kèm theo nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi (°C) sau: propane (-187,7 và - 42,1), butane (-138,3 và - 0,5), pentane (-129,7 và 36,1), hexane (- 95,3 và 68,7). Số alkane tồn tại ở thể khí ở điều kiện thường là

A. 1.  

B. 2.  

C. 3   

D. 4.

Câu 21. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Alkene là chất kị nước.          

B. Alkene là chất dễ tan trong dầu mỡ.

C. Liên kết đôi kém bền hơn liên kết đơn.      

D. Liên kết kém bền hơn liên kết .

Câu 22. Một số chất gây ô nhiễm môi trường như benzene, toluene có trong khí thải đốt cháy nhiên liệu xăng, dầu. Để giảm thiểu nguyên nhân gây ô nhiễm này cần

A. cấm sử dụng nhiên liệu xăng.

B. hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch.

C. thay xăng bằng khí gas.

D. cấm sử dụng xe cá nhân.

Câu 23. Phát biểu nào sau đây không phù hợp với tính chất vật lí của dẫn xuất halogen?

A. Trong điều kiện thường, dẫn xuất halogen tồn tại ở 3 thể rắn, lỏng hoặc khí.

B. Dần xuất halogen không tan trong nước và các dung môi hữu cơ.

C. Một số dẫn xuất halogen có hoạt tính sinh học.

D. Các dẫn xuất halogen có khối lượng phân tử nhỏ thường là chất khí ở điều kiện thường.

Câu 24. Một học sinh sau khi tiến hành thí nghiệm thì vẫn còn dư mẩu Na. Để tiêu hủy mẫu Na dư này một cách an toàn, học sinh đó nên cho mẩu Na vào

A. nước.                                      

B. cồn 96o.                        

C. thùng rác.                     

D. dầu hỏa.

Câu 25. Ethylene cộng hợp HBr có thể tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm hữu cơ?

A. 4.  

B. 3.  

C. 2.  

D. 1.

Câu 26. Phân tử methane không tan trong nước vì lí do nào sau đây?

A. Phân tử methane không phân cực.   

B. Methane là chất khí.

C. Phân tử khối của methane nhỏ.        

D. Methane không có liên kết đôi.

Câu 27. Cho vài giọt brombenzene vào ống nghiệm có chứa sẵn nước, lắc nhẹ rồi để yên trong vài phút. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chất lỏng trong ống nghiệm phân thành hai lớp

B. Xảy ra phản ứng thế halide, tạo ra hợp chất có công thức là C6H5OH

C. Brombenzene tan vào nước tạo ra chất lỏng màu vàng nâu

D. Xảy ra phản ứng tách halide, tạo ra hợp chất có công thức C6H4.

Câu 28. Cho sơ đồ phản ứng sau: C6H5-CH2CH3

X và Y đều là các sản phẩm hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là:

A. C6H5-COOH, C6H5-COOK.                                  

B. C6H5-CH2COOK, C6H5-CH2COOH.

C. C6H5-COOK, C6H5-COOH.                                  

D. C6H5-CH2COOH, C6H5-CH2COOK.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Một bình gas (khí hóa lỏng) chứa hỗn hợp propane và butane với tỉ lệ mol 1:2. Xác định nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg khí gas trên ở điều kiện chuẩn.

Cho biết các phản ứng:

    C3H8 (g) + 5O2 (g)  3CO2 (g) + 4H2O (l)   

    C4H10 (g) + O2 (g) 4CO2 (g) + 5H2O (l)   

Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình cần đốt gas để cung cấp 10000 kJ nhiệt (hiệu suất hấp thụ nhiệt là 80%). Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình trên sẽ sử dụng hết bình gas 12 kg?

Câu 2. (1 điểm)

Đun nóng 13,875 gam một alkyl chloride Y với dung dịch NaOH, tách bỏ lớp hữu cơ, acid hóa phần còn lại bằng dung dịch HNO3, nhỏ tiếp vào dd AgNO3 thấy tạo thành 21,525 gam kết tủa.  Xác định công thức phân tử của Y.

Câu 3 (1 điểm) Người ta sản xuất rượu vang từ nho với hiệu suất 95%. Biết trong loại nho này chứa 60% glucose, khối lượng riêng của ethyl alcohol là 0,8 g/mL. Tính khối lượng nho cần để sản xuất 100 lít rượu vang 10o?

BÀI LÀM

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

  

TRƯỜNG THPT.............

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: HÓA HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

 

NỘI DUNG KIẾN THỨC

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Hydrocarbon

Bài 12.

Alkane

2

 

 

3

 

 

 

1

 

 

 

5

1

2,25

Bài 13.

Hydrocarbon

không no

3

 

 

4

 

 

 

 

 

 

7

0

1,75

Bài 14. Arene

(hydrocarbon thơm)

2

 

 

3

 

 

 

 

 

 

5

0

1,25

Dẫn xuất halogen - alcohol - phenol

Bài 15. Dẫn xuất halogen

3

 

 

3

 

 

 

1

 

 

 

6

1

2,5

Bài 16. Alcohol

2

 

 

3

 

 

 

 

 

1

5

1

2,25

Tổng số câu TN/TL

12

0

16

0

0

2

0

1

28

3

10 điểm

Điểm số

Tổng số điểm

3 điểm

30%

4 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

 

TRƯỜNG THPT.............

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: HÓA HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

Nội dung

 

Đơn vị kiến thức

 

 

Mức độ, yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

TN

TL

TN

Hydrocarbon

 

Bài 12.

Alkane

 

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm về alkane, nguồn alkane trong tự nhiên, công thức chung của alkane.

- Trình bày quy tắc gọi tên theo danh pháp thay thế

- Trình bày, giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí, hoá học, các ứng dụng của alkane trong thực tiễn và cách điều chế alkane trong công nghiệp.

- Trình bày được một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do các chất trong khí thải của các phương tiện giao thông.

 

2

 

C1, 5

Thông hiểu:

- Mô tả và giải thích được tính chất hóa học của alkane.

- Nêu và thực hiện được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra.

 

 

3

 

C15, 20, 26

Vận dụng

- Dựa vào dữ kiện cho trước suy ra công thức phân tử, công thức cấu tạo alkane.

- Dựa vào tính chất hóa học và kĩ năng làm bài tập để tìm công thức phân tử alkane, tìm lượng chất trong bài toán.

- Các dạng bài tập thực tiễn về alkane (tính nhiệt lượng, thành phần chất trong các nguyên liệu).

1

 

C1

 

Bài 13.

Hydrocarbon

không no

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm về alkene, alkyne và công thức chung

- Đặc điểm liên kết, hình dạng phân tử của ethylene và acetylene.

- Gọi tên một số alkene, alkyne, tên thông thường một vài alkene, alkyne thường gặp.

- Nêu được khái niệm và xác định được đồng phân hình học.

- Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng của các alkene và acetylene trong thực tiễn, phương pháp điều chế alkene, acetylene.

 

3

 

C9, 13, 14

Thông hiểu

- Viết được công thức cấu tạo của một số alkene và alkyne cụ thể.

- Viết công thức dạng đồng phân cis, trans của alkene.

- Mô tả các hiện tượng thí nghiệm về điều chế và thử tính chất hóa học của alkene, alkyne.

- Tính toán lượng chất thông qua phản ứng quen thuộc

- Phân biệt alk-1-yne với alkene bằng phương pháp hoá học.

 

4

 

C12, 19, 21,  25

Bài 14. Arene

(hydrocarbon thơm)

 

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm về arene, công thức chung dãy đồng đẳng benzene. 

- Viết được công thức và gọi tên một số arene.

- Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất hóa học đặc trưng của arene

- Trình bày được phương pháp điều chế arene trong công nghiệp và ứng dụng của arene.

- Đưa ra được cách ứng xử thích hợp đối với việc sử dụng arene trong việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.

 

2

 

C11, 17

Thông hiểu:

- Giải thích được tính chất hóa học của arene.

- Thực hiện giải được các dạng toán cơ bản về benzene và đồng đẳng benzene

 

3

 

C18, 22, 28

Dẫn xuất halogen - alcohol - phenol

Bài 15. Dẫn xuất halogen

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm dẫn xuất halogen.

- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên theo danh pháp thay thế và danh pháp thường của một vài dẫn xuất halogen thường gặp.

- Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của dẫn xuất halogen

- Trình bày được ứng dụng của các dẫn xuất halogen; tác hại của việc sử dụng các hợp chất chlorofluorocarbon (CFC) trong công nghệ làm lạnh.

 

3

 

C6, 10,

16

Thông hiểu:

- Giải thích được tính chất hóa học của dẫn xuất halogen.

- Một số dạng bài toán cơ bản.

 

3

 

C7, 23, 27

Vận dụng

- Đưa ra được cách ứng xử thích hợp đối với việc lạm dụng các dẫn xuất halogen trong đời sống và sản xuất.

- Viết được các dạng đồng phân (đồng phân cấu tạo) dựa vào dữ kiện đề bài.

- Một số dạng bài tập liên quan đến tính chất hóa học, điều chế, tìm chất.

- Tính thành phần phần trăm của chất trong hỗn hợp.

- Bài tập hiệu suất phản ứng (một giai đoạn).

1

 

C2

 

Bài 16. Alcohol

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm alcohol; công thức tổng quát alcohol no, khái niệm về bậc của alcohol.

- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên theo danh pháp thay thế  một số alcohol đơn giản, tên thông thường của một vài alcohol thường gặp.

- Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí, tính chất hóa học của alcohol; phương pháp điều chế ethanol.

- Trình bày ứng dụng của alcohol;

 

2

 

C2, 4

Thông hiểu:

- Giải thích được tính chất hóa học của alcohol.

- Đưa ra và giải thích được tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn; - Các dạng bài toán cơ bản.

 

3

 

C3, 8, 24

 

Vận dụng cao

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng chất trong hỗn hợp qua nhiều bước.

- Các dạng bài tập thực tiễn về alcohol.

- Bài toán hiệu suất phản ứng qua nhiều giai đoạn.

- Các dạng bài tập tìm công thức cấu tạo đúng thông qua dữ liệu đề bài cho.

1

C3

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi hóa học 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay