Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Sinh học Kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 9 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1:Di truyền liên kết là
A. hiện tượng nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gene trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
B. hiện tượng nhóm gene được di truyền cùng nhau, quy định một tính trạng.
C. hiện tượng nhiều gene không allele cùng nằm trên 1 NST.
D. hiện tượng nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gene trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng di truyền liên kết?
A. Các gene có ái lực lớn sẽ liên kết với nhau.
B. Số lượng NST nhỏ hơn rất nhiều so với số lượng gene.
C. Chỉ có một cặp NST giới tính.
D. Số lượng NST khác nhau tuỳ từng loài.
Câu 3: Nhóm gene liên kết là
A. các gene nằm trên cùng 1 NST.
B. các gene nằm trên cùng 1 cặp NST.
C. các gene nằm trên cùng các cặp NST.
D. các gene nằm trên cùng chromatid.
Câu 4: Hai cặp allele cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và liên kết hoàn toàn. Số kiểu gene dị hợp về 1 cặp gene là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 5: Để phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn, Morgan đã
A. cho các con lai F1 của ruồi giấm bố mẹ thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt giao phối với nhau.
B. lai phân tích ruồi cái F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.
C. lai phân tích ruồi đực F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.
D. lai hai dòng ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.
Câu 6: Nội dung nào sau đây đúng dưới đây khi nói về người?
A. Người nữ tạo ra 2 loại trứng là X và Y.
B. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng X.
C. Người nữ chỉ tạo ra 1 loại trứng Y.
D. Người nam tạo 2 loại tinh trùng là X và Y.
Câu 7: Ở đa số các loài thú, giới tính được xác định ở thời điểm nào?
A. Sau khi thụ tinh, do tinh trùng quyết định.
B. Trước khi thụ tinh, do trứng quyết định.
C. Trong khi thụ tinh.
D. Sau khi thụ tinh do môi trường quyết định.
Câu 8: Trong tế bào sinh dưỡng của đa số các loài, số NST giới tính bằng
A. một chiếc.
B. hai chiếc.
C. ba chiếc.
D. bốn chiếc.
Câu 9: Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài sinh vật thì NST giới tính
A. luôn luôn là một cặp tương đồng.
B. luôn luôn là một cặp không tương đồng.
C. là một cặp tương đồng hay không tương đồng tuỳ thuộc vào giới tính.
D. có nhiều cặp, đều không tương đồng.
Câu 10: Loài nào dưới đây có cặp NST giới tính XX ở giới đực và XY ở giới cái?
A. Ruồi giấm.
B. Các động vật thuộc lớp chim.
C. Người.
D. Động vật có vú.
Câu 11: Hiện tượng tăng số lượng xảy ra ở toàn bộ các NST trong tế bào được gọi là:
A. Đột biến đa bội thể.
B. Đột biến dị bội thể.
C. Đột biến cấu trúc NST.
D. Đột biến mất đoạn NST.
Câu 12: Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở
A. toàn bộ các cặp NST trong tế bào.
B. ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào.
C. chỉ xảy ra ở NST giới tính.
D. chỉ xảy ra ở NST thường.
Câu 13: Thể 1 nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng
A. thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó.
B. thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó.
C. thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó.
D. thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó.
Câu 14: Thể ba nhiễm (hay tam nhiễm) là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có
A. tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc.
B. tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc.
C. tất cả các cặp NST tương đồng đều có 2 chiếc.
D. có một cặp NST nào đó có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc.
Câu 15: Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ có thể 3 nhiễm?
A. 2n + 1.
B. 2n – 1.
C. 2n + 2.
D. 2n – 2.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................