Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Sinh học Kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Lĩnh vực nào sau đây không thuộc công nghệ sinh học di truyền?
A. Công nghệ xử lý môi trường và công nghệ gen.
B. Công nghệ lên men và công nghệ enzyme.
C. Công nghệ tế bào, công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi.
D. Công nghệ sản xuất hóa chất.
Câu 2: Công nghệ tế bào được hiểu là gì?
A. Kích thích sự phát triển của tế bào trong cơ thể sống.
B. Sử dụng hormone để kiểm soát quá trình sinh sản của sinh vật.
C. Nuôi cấy tế bào và mô trong môi trường nhân tạo nhằm tạo ra các mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
D. Dùng hóa chất để ức chế quá trình phân bào.
Câu 3: Công nghệ di truyền không được ứng dụng vào lĩnh vực nào sau đây trong nông nghiệp?
A. Điều trị bệnh di truyền do đột biến gene trên cơ thể người.
B. Tạo ra giống cây trồng biến đổi gen.
C. Phát triển giống vật nuôi có sự thay đổi về gene.
D. Lai tạo giống cây trồng có đặc điểm ưu việt hơn.
Câu 4: Công nghệ di truyền có vai trò gì trong lĩnh vực pháp y?
A. Xác định danh tính hài cốt liệt sĩ trong chiến tranh từ lâu.
B. Điều trị các bệnh di truyền do gene sai hỏng gây ra trên cơ thể người.
C. Công nghệ tạo giống cây trồng biến đổi gene.
D. Công nghệ tạo giống động vật biến đổi gene.
Câu 5: “Công nghệ di truyền được dựa trên kiến thức về..(1).. và được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống như…(2)…
Ứng dụng công nghệ di truyền để tạo ..(3).. mang các tính trạng mới mong muốn và …(4)… chữa trị bệnh di truyền.”
Số (1) là
A. nhiễm sắc thể.
B. gene (DNA).
C. nguyên phân và giảm phân.
D. RNA.
Câu 6: Chọn lọc tự nhiên là quá trình nào sau đây?
A. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
B. Sự lựa chọn của con người về sinh vật nuôi.
C. Sự biến đổi di truyền ngẫu nhiên.
D. Sự thích ứng của sinh vật với môi trường.
Câu 7: Tiến hóa sinh học là
A. Sự thay đổi màu sắc của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.
B. Sự thay đổi các đặc tính di truyền của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.
C. gian. Sự thay đổi kích thước của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời
D. Sư thay đổi cấu trúc cơ thể của sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.
Câu 8: Sự tiến hóa của xương chi ngựa đã giúp gì cho loài ngựa?
A. Chạy nhanh hơn.
B. Chạy chậm hơn.
C. Đứng vững hơn.
D. Bền bỉ hơn.
Câu 9: Con người ứng dụng chọn lọc nhân tạo để
A. nâng cao nang suất chất lượng vật nuôi và cây trồng.
B. nâng cao năng suất và chất lượng vi khuẩn.
C. nâng cao năng suất và chất lượng virus.
D. nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.
Sử dụng đoạn câu sau đây để trả lời các câu hỏi từ số 5 và số 6
“Chọn lọc nhân tạo là phương pháp con người sử dụng nguyên lý …(1)… nhằm tạo ra các…(2)… phù hợp với nhu cầu cụ thể của con người”
Câu 10: Số (1) là
A. đột biến di truyền.
B. tiến hóa.
C. đột biến DNA.
D. đột biến NST.
Câu 11: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào dưới đây không được xem là nhân tố tiến hóa?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Giao phối ngẫu nhiên.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 12: Theo quan niệm của Darwin, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là
A. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
B. đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
C. biến dị cá thể.
D. đột biến gene.
Câu 13: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, tổ chức sống nào sau đây là đơn vị tiến hóa cơ sở?
A. Quần thể.
B. Hệ sinh thái.
C. Quần xã.
D. Cá thể.
Câu 14: Darwin quan niệm biến dị cá thể là
A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
B. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được.
C. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trinh sinh sản.
D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.
Câu 15: Tiến hóa nhỏ là
A. quá trình biến đổi tần số allele, tần số kiểu gene trong quần xã qua các thế hệ.
B. quá trình biến đổi tần số allele, tần số kiểu gene trong quần thể qua các thể hệ.
C. quá trình biến đổi tần số allele, tần số kiểu NST trong quần xã qua các thế hệ.
D. quá trình biến đổi tần số allele trong quần thể qua các thế hệ.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Công nghệ tạo động vật chuyển gen là một quá trình phức tạp. Em hãy chọn đúng/sai về tạo vật nuôi chuyển gen?
a) Plasmid được sử dụng như một thể truyền để đưa gen cần chuyển vào tế bào động vật.
b) Mục đích của công nghệ này là tạo ra các động vật có những đặc tính mong muốn.
c) Gen cần chuyển luôn được đưa trực tiếp vào tế bào trứng của động vật.
d) Công nghệ này hoàn toàn không có rủi ro và được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Câu 2: Chọn lọc nhân tạo là quá trình con người chủ động lựa chọn và nhân giống những cá thể có đặc tính mong muốn. Em hãy chọn đúng/sai về chọn lọc nhân tạo?
a) Chọn lọc nhân tạo chỉ áp dụng được cho động vật.
b) Giống chó ta có ngày nay là kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo từ loài sói.
c) Chọn lọc nhân tạo luôn tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi hoàn hảo không có nhược điểm.
d) Chọn lọc nhân tạo diễn ra nhanh hơn so với chọn lọc tự nhiên.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................