Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Sinh học Kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Nhận định nào sau đây chưa chính xác về quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất?
A. Quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ cao phân tử đầu tiên diễn ra theo con đường hóa học và nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
B. Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên xuất hiện trong đại lượng nguyên thủy tạo thành các keo này có màng bao bọc, có khả năng trao đổi chất và đã chịu tác động của CLTN.
C. Quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học.
D. Sự sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành trong khí quyển nguyên thủy, từ chất hữu cơ phức tạp.
Câu 2: Vì sao trên Trái Đất vẫn tồn tại đồng thời sinh vật có tổ chức thấp cùng với sinh vật có tổ chức cao?
A. Nhịp độ tiến hóa giữa các nhóm sinh vật không đồng đều.
B. Dù có cấu trúc đơn giản hay phức tạp, chỉ cần thích nghi với môi trường sống thì sinh vật vẫn có thể tồn tại.
C. Cường độ tác động của chọn lọc tự nhiên không giống nhau đối với từng nhóm sinh vật.
D. Nhóm sinh vật có tổ chức thấp vẫn có nguồn thức ăn dồi dào trong tự nhiên.
Câu 3: Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và khám chữa bệnh, công nghệ sinh học di truyền đã có những ảnh hưởng đáng kể. Sau đây là các nhận định về ứng dụng của sinh học phân tử trong cả hai lĩnh vực này.
Công nghệ CRISPR-Cas9 cho phép tạo ra các loại cây trồng có khả năng chịu hạn hán và sâu bệnh hơn.
Việc sử dụng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) trong nông lâm nghiệp giúp nâng cao năng suất và chất lượng của cây trồng.
Phương pháp DNA sequencing giúp phân tích và chọn lọc các loại cây trồng có gene cao cấp để phát triển.
Sinh học phân tử đã cung cấp các phương pháp chẩn đoán tiên tiến và điều trị chính xác hơn cho nhiều loại bệnh người và động vật.
Quá trình phân tử gene hóa cho phép tái tạo các loài cây trồng bị tuyệt chủng do tác động của biến đổi khí hậu.
Số nhận định đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 4: Hoạt động nào sau đây không phải là lĩnh vực của công nghệ sinh học di truyền?
A. Công nghệ sinh học xử lí môi trường và công nghệ gen.
B. Công nghệ lên men và công nghệ enzyme.
C. Công nghệ tế bào và công nghệ chuyển nhân, chuyển phôi.
D. Công nghệ hoá chất.
Câu 5: Công nghệ tế bào là
A. kích thích sự sinh trưởng của tế bào trong cơ thể sống.
B. dùng hormone điều khiển sự sinh sản của cơ thể.
C. nuôi cấy tế bào và mô trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
D. dùng hoá chất để kìm hãm sự nguyên phân của tế bào.
Câu 6: Đâu không phải ứng dụng của công nghệ di truyền vào trong nông nghiệp?
A. Điều trị các bệnh di truyền do gene sai hỏng gây ra trên cơ thể người.
B. Công nghệ tạo giống cây trồng biến đổi gene.
C. Công nghệ tạo giống vật nuôi biến đổi gene.
D. Công nghệ lai tạo giống cây mới có nhiều đặc tính tốt.
Câu 7: Đâu là ứng dụng của công nghệ di truyền trong pháp y?
A. Xác định danh tính hài cốt liệt sĩ trong chiến tranh từ lâu.
B. Điều trị các bệnh di truyền do gene sai hỏng gây ra trên cơ thể người.
C. Công nghệ tạo giống cây trồng biến đổi gene.
D. Công nghệ tạo giống động vật biến đổi gene.
Sử dụng đoạn câu sau đây để trả lời các câu hỏi từ số 8 và số 10
“Chọn lọc tự nhiên là quá trình các cá thể …(3)… hơn với môi trường sống có khả năng …(4)… cao hơn, dẫn đến …(5)… có đặc điểm thích nghi được di truyền trở nên phổ biến trong quần thể”
Câu 8: Số (3) là
A. dị ứng.
B. xung đột.
C. thích nghi.
D. xung khắc.
Câu 9: Số (4) là
A. sống sót và sinh sản.
B. tiêu diệt và tuyệt chủng.
C. sống sót và sinh trưởng.
D. sinh trưởng và sinh sản.
Câu 10: Số (5) là
A. số lượng cá thể.
B. số lượng kiểu gene.
C. số lượng quần xã.
D. số lượng allele.
Câu 11: Xét các đặc điểm:
Xuất hiện ở từng cá thể riêng rẽ và có tần số thấp.
Luôn được biểu hiện ngay thành kiểu hình.
Luôn di truyền được cho thế hệ sau.
Xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
Có thể có lợi cho thể đột biến.
Là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Đột biến gene có các đặc điểm
A. I, II, IV, V.
B. I, IV, V.
C. I, III, VI.
D. I, IV, V, VI.
Câu 12: Trong các nhân tố sau đây, có bao nhiêu nhân tố làm phá vỡ trạng thái cân bằng di truyền của quần thể?
(1) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(2) Giao phối không ngẫu nhiên.
(3) Quá trình đột biến.
(4) Chọn lọc tự nhiên.
(5) Di nhập gene.
(6) Giao phối ngẫu nhiên.
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 6.
Câu 13: Trong các nhân tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố luôn làm biến đổi thành phần kiểu gene của quần thể theo một hướng xác định?
Đột biến.
Chọn lọc tự nhiên.
Di - nhập gene.
Các yếu tố ngẫu nhiên.
Giao phối không ngẫu nhiên.
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 14: Ở một quần thể hươu, do tác động của một con lũ quét làm cho đa số cá thể khoẻ mạnh bị chết, số ít cá thể còn lại có sức khoẻ kém hơn sống sót, tồn tại và phát triển thành một quần thể mới có thành phần kiểu gene và tần số allele khác hẳn so với quần thể gốc. Đây là một ví dụ về tác động của
A. các yếu tố ngẫu nhiên.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. di - nhập gene
D. đột biến.
Câu 15: Cho các phát biểu sau đây:
Chọn lọc tự nhiên chống lại allele lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại allele trội.
Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.
Đột biến và di – nhập gene là nhân tố tiến hóa có thể làm xuất hiện allele mới trong quần thể sinh vật.
Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số allele không theo một hướng xác định.
Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gene khác trong quần thể.
Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một allele trội có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại allele trội.
Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là:
A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 3.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Trong y tế, công nghệ di truyền có thể được ứng dụng rất nhiều. Em hãy chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về các ứng dụng sau?
a) Công nghệ di truyền có thể được sử dụng để tạo ra các sinh vật mang gen lạ.
b) Công nghệ di truyền không thể sử dụng để điều trị bệnh di truyền.
c) Vaccine mRNA là một sản phẩm của công nghệ di truyền.
d) Công nghệ di truyền không có ứng dụng trong lĩnh vực pháp y.
Câu 2: Em hãy chọn đúng/sai cho các ví dụ về chọn lọc nhân tạo ở thực vật?
a) Chọn lọc tạo thành các giống cải khác nhau như bắp cải, súp lơ, su hào,… từ cây cải dại.
b) Các giống chim bồ câu khác nhau được chọn lọc và nhân giống từ giống bồ câu núi
c) Chọn lọc các giống cà chua từ cà chua hoang dã hay cà chua nho tạo thành cà chua Slicing.
d) Các giống chó nhà hiện nay được chọn lọc từ chó sói
Câu 3: ............................................
............................................
............................................