Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Sinh học Kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 9 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2 

ĐỀ SỐ 04:

Câu 1: Ở loài đậu Hà Lan với bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) = 14, một thể dị bội sẽ có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là:

A. 16.

B. 21.

C. 28.

D. 35.

Câu 2: Loài ngô có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Phát biểu nào dưới đây là chính xác?

A. Thể tam nhiễm của ngô có 19 nhiễm sắc thể.

B. Thể đơn nhiễm của ngô có 21 nhiễm sắc thể.

C. Ngô thể tam bội (3n) có 30 nhiễm sắc thể.

D. Ngô thể tứ bội (4n) có 38 nhiễm sắc thể.

Câu 3: Cải củ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) = 18. Nếu trong một tế bào sinh dưỡng của loài này có 27 nhiễm sắc thể, đây là dạng:

A. Thể tam nhiễm.

B. Thể tam bội (3n).

C. Thể tứ bội (4n).

D. Thể dị bội (2n - 1).

Câu 4: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về đột biến mất đoạn?

A. Có thể xảy ra trong quá trình nguyên phân hoặc giảm phân.

B. Đoạn bị mất có thể ở đầu mút, giữa cánh hoặc mang tâm động.

C. Nếu đoạn mất không chứa tâm động, nó sẽ bị thoái hóa.

D. Do toàn bộ nhiễm sắc thể bị phá vỡ và không thể tái hợp.

Câu 5: Phép lai nào sau đây cho kết quả phân li kiểu hình 50% quả vàng, nhăn : 50% quả xanh, trơn. Biết A: quả đỏ, a: quả vàng. B: quả trơn, b: quả nhăn.

A. AB/ab x AB/ab.

B. AB/ab x ab/ab.

C. Ab/aB x Ab/ab.

D. Ab/aB x ab/ab.

Câu 6: Phép lai nào sau đây cho kết quả phân li kiểu hình 25% quả vàng, nhăn : 50% quả vàng, trơn : 25% quả xanh, trơn. Biết A: quả đỏ, a: quả vàng. B: quả trơn, b: quả nhăn?

A. Ab/aB x Ab/aB.

B. Ab/aB x AB/ab.

C. Ab/aB x aB/ab.

D. Ab/aB x ab/ab.

Câu 7: Cơ sở tế bào học của sự di truyền giới tính là

A. sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân và thụ tinh.

B. sự phân li cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân.

C. sự tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình thụ tinh.

D. sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình nguyên phân và thụ tinh.

Câu 8: Đâu không phải là yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính?

A. Hormonne sinh dục.

B. Nhiệt độ.

C. Chất lượng không khí.

D. Cường độ ánh sáng.

Câu 9: Cơ chế xác định giới tính và các yêu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính ứng dụng vào cuộc sống như thế nào?

A. Tạo giống mới có năng suất vượt trội. 

B. Điều chình tỉ lệ đực cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục tiêu sản xuất.

C. Tạo giống vật nuôi kháng bệnh.

D. Tạo giống vật nuôi thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt.

Câu 10: Đặc điểm chung của các đột biến là

A. xuất hiện ngẫu nhiên, không định hướng, không di truyền được.

B. xuất hiện ngẫu nhiên, định hướng, di truyền được.

C. xuất hiện đồng loạt, định hướng, di truyền được.

D. xuất hiện đồng loạt, không định hướng, không di truyền được.

Câu 11: Nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện đột biến về số lượng NST là

A. Do rối loạn cơ chế phân li NST ở kỳ sau của quá trình phân bào.

B. Do NST nhân đôi không bình thường.

C. Do sự phá huỷ thoi vô sắc trong phân bào.

D. Do không hình thành thoi vô sắc trong phân bào.

Câu 12: Ruồi giấm 2n = 8, số lượng NST của thể ba nhiễm là

A. 9.     

B. 10.     

C. 7.     

D. 6.

Câu 13: Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gene gây bệnh câm điếc bẩm sinh thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là:

A. 25%.

B. 50%.

C. 75%.

D. 100%.

Câu 14: Cho một số hội chứng, bệnh, tật sau:

  1. Hội chứng down
  2. Bệnh câm điếc bẩm sinh
  3. Bệnh bạch tạng
  4. Hở khe môi, hàm
  5. Dính hoặc thừa ngón tay
  6. Hội chứng turner

Số bệnh tật có thể khắc phục được nhờ tạo hình và thẩm mĩ là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 15: Cho các tác nhân sau:

  1. Chất phóng xạ
  2. Tia UV
  3. Hóa chất công nghiệp
  4. Nước mưa
  5. Thuốc bảo vệ thực vật
  6. Hoa quả chứa nhiều vitamin C
  7. Thuốc diệt cỏ hóa học

Số tác nhân hàng đầu gây đột biến NST là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay