Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều CĐ 2 Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động (P1)
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bộ sách cánh diều CĐ 2 Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- - Nêu được quy định của pháp luật lao động về hợp đồng lao động.
- - Phân tích, đánh giá được hậu quả của các hành vi vi phạm hợp đồng lao động trong các tình huống đơn giản, thường gặp.
- - Tích cực, chủ động vận động mọi người xung quanh thực hiện tốt pháp luật lao động.
- Năng lực
Năng lực chung:
- - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan để nêu được quy định của pháp luật lao động về hợp đồng lao động.
Năng lực riêng:
- - Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Nêu được ý kiến thuyết phục trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đang đặt ra trong đời sống liên quan đến quy định của pháp luật lao động về hợp đồng lao động.
- - Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được hậu quả của các hành vi vi phạm hợp đồng lao động trong các tình huống đơn giản, thường gặp.
- Phẩm chất
- - Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động mọi người xung quanh thực hiện tốt pháp luật lao động.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Máy tính, ti vi, màn hình trình chiếu;
- SCĐHT, SGV Giáo dục kinh tế và pháp luật 11;
- Video, tranh ảnh liên quan đến bài học;
- Hình ảnh/ Slide chiếu các hình ảnh trong SCĐHT, giấy A3, bút màu, băng keo/ nam châm dính bảng.
- Đối với học sinh
- SGK Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Giúp HS huy động và chia sẻ được những gì đã biết về hợp đồng lao động và xác định được vấn đề cần giải quyết khi tìm hiểu về hợp đồng lao động.
- Nội dung: GV cho HS xem video liên quan đến tuyển dụng lao động và đưa ra câu hỏi về hợp đồng lao động.
- Sản phẩm học tập: HS nêu được câu trả lời về những điều cần biết khi kí kết hợp đồng lao động.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu vấn đề: Giả định em là người đang tìm việc làm. Video dưới đây sẽ cho chúng ta biết các bước ta sẽ trải qua khi tìm việc.
- GV nêu câu hỏi: Giả định em được tuyển dụng vào làm việc tại công ty trong video, em cần giao kết hợp đồng lao động với ai? Em cần biết những gì khi kí kết hợp đồng lao động?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận để chỉ ra người cần giao kết hợp đồng, liệt kê những điều cần biết khi kí kết hợp đồng lao động.
- GV hướng dẫn, quan sât, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi:
+ Ta cần giao kết hợp đồng với người sử dụng lao động.
+ Cần biết về công việc phải làm, thời gian làm việc, tiền lương, tiền thưởng,…
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, về quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Quan hệ lao động là một loại quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khi phát sinh quan hệ lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của pháp luật lao động. Vậy hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng lao động có những nguyên tắc nào? Để biết được câu trả lời, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và các nguyên tắc của hợp đồng lao động
- Mục tiêu: HS biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan để nêu được quy định của pháp luật lao động về hợp đồng lao động.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và câu hỏi trong mục 1 SCĐHT.
- GV hướng dẫn HS phác thảo ý tưởng và nội dung cho bài tuyên truyền về khái niệm, nguyên tắc của hợp đồng lao động.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm và các nguyên tắc của hợp đồng lao động; dàn ý cho bài tuyên truyền về khái niệm và các nguyên tắc của hợp đồng lao động.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS đọc thông tin, trường hợp, các câu hỏi và kết luận của mục 1 SCĐHT trang 31 – 32. - GV yêu cầu HS dựa vào những thông tin thu được để phác thảo ý tưởng và nội dung cho bài tuyên truyền về khái niệm, nguyên tắc của hợp đồng lao động theo các bước như sau: + Thảo luận nhóm (4 hoặc 6): Lựa chọn ý tưởng bài tuyên truyền của các thành viên, thu thập thêm các thông tin có liên quan (video, hình ảnh, trường hợp,…), xây dựng bài tuyên truyền của nhóm (thể hiện sự sáng tạo trong cách trình bày). + Các nhóm báo cáo theo hình thức cuộc thi “Tuyên truyền viên giỏi” theo 2 phần: thi trả lời câu hỏi của ban tổ chức; thi tuyên truyền về khái niệm, nguyên tắc của hợp đồng lao động (các đội thi có thể sử dụng quyền trợ giúp từ các thành viên trong nhóm mình hoặc nhóm bạn. Có thể sử dụng điểm trừ, điểm cộng ở phần trợ giúp). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trang SCĐHT và trả lời câu hỏi mục 1. - HS thảo luận nhóm để xây dựng bài tuyên truyền của nhóm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày câu trả lời ở mục 1. - HS trao đổi, nhận xét về nội dung, khái niệm, nguyên tắc của hợp đồng lao động. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, phân tích để làm rõ thêm một số nội dung khó. - GV kết luận về khái niệm, nguyên tắc của hợp đồng lao động. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
1. Khái niệm và các nguyên tắc của hợp đồng lao động Gợi ý trả lời: * Trả lời câu hỏi mục 1 a) Công ty X có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với anh N. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động được áp dụng trong trường hợp này: tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực (khoản 1 Điều 15 Bộ luật Lao động năm 2019). b) Các nguyên tắc của hợp đồng lao động được nói đến trong thông tin: tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực; tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức. - Trong trường hợp: Các nguyên tắc được áp dụng: trung thực (anh N không trung thực khi khai hồ sơ); tuân thủ pháp luật (công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng theo luật); thỏa thuận lao động (công ty X phải tuân thủ việc trả lương theo hợp đồng). - Nếu thực hiện đúng các nguyên tắc trên: Đối với anh N (người lao động): được đảm bảo về lương, điều kiện làm việc, biết rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình; công ty X (người sử dụng lao động) được đảm bảo sự trung thực và tôn trọng từ phía người lao động, được pháp luật bảo vệ khi xảy ra tranh chấp. HS có thể dựa vào các ý sau để xây dựng nội dung bài tuyên truyền: - Khái niệm: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. - Hợp đồng lao động được giao kết giữa người lao động và người sử dụng lao động phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau: + Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực: Hợp đồng lao động phải được giao kết trên cơ sở hai bên tương đồng về vị trí và tư cách pháp lí, tự nguyện bày tỏ ý chí của mình mà không chịu bất kì sức ép nào, thỏa thuận trọn vẹn và đầy đủ mong muốn đích thực của mình, thực hiện nghĩa vụ cung cấp trung thực và đầy đủ thông tin liên quan đến giao kết hợp đồng lao động khi được yêu cầu. + Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức: các bên khi giao kết hợp đồng phải tuân thủ pháp luật; sự riêng tư của các bên được tôn trọng và phải đặt trong cái chung của xã hội; các thỏa thuận trong hợp đồng lao động không được trái với thỏa ước lao động tập thể. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung, hình thức và các loại hợp đồng lao động
- Mục tiêu:
- HS nêu được nội dung, hình thức và các loại hợp đồng lao động.
- HS nêu được ý kiến thuyết phục trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đang đặt ra trong đời sống liên quan đến quy định của pháp luật lao động về hợp đồng lao động.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, các câu hỏi của mục 2 SCĐHT trang 32 - 35 và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn HS xây dựng các tuyến nhân vật, tạo lời thoại và viết kịch bản đóng vai.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nội dung, hình thức và các loại hợp đồng lao động; kịch bản HS đã xây dựng về tình huống liên quan đến nội dung, hình thức và các loại hợp đồng lao động.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS thực hiện theo các bước như sau: + HS đọc thông tin, trường hợp, tình huống, các câu hỏi của mục 2 trong SCĐHT trang 32 – 35. Xác định nội dung, hình thức, loại hợp đồng trong từng trường hợp, tình huống. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 hoặc 6): + Các thành viên thảo luận, trao đổi về những thông tin thu nhận được về nội dung, hình thức và các loại hợp đồng lao động ở bước đọc thông tin, trường hợp, sau đó tranh luận về các ý kiến khác nhau để đi đến thống nhất chung. + Dựa trên tình tiết của các trường hợp, tình huống và kết quả đã thống nhất để xây dựng thành các tuyến nhân vật, tạo lời thoại và viết thành kịch bản đóng vai. (Yêu cầu: kịch bản, lời thoại phải chứa các thông tin, dữ liệu về nội dung, hình thức, các loại hợp đồng lao động) + Phân công vai diễn, HS trong nhóm học lời thoại để thực hiện phần đóng vai. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe các hướng dẫn và yêu cầu của GV. - HS đóng vai theo kịch bản đã xây dựng trước lớp. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời lần lượt các nhóm đóng vai theo kịch bản đã xây dựng. - GV hướng dẫn HS nhận xét, trao đổi sau phần đóng vai, tập trung phân tích về nội dung, hình thức, loại hợp đồng được các nhóm thể hiện trong phần đóng vai. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của HS. - GV thống nhất chung và kết luận về nội dung, hình thức, các loại hợp đồng lao động. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
2. Nội dung, hình thức và các loại hợp đồng lao động * HS có thể dựa vào phần phân tích và các nội dung chính sau để xây dựng kịch bản đóng vai. Trả lời câu hỏi mục 2 a) Nội dung, hình thức và các loại hợp đồng lao động trong các trường hợp, tình huống: - Trường hợp 1: nội dung hợp đồng: thông tin cá nhân của chị V cà công ty X, công việc và địa điểm chị V làm việc; thời gian thử việc, lương thử việc, giờ làm việc, nghỉ ngơi, an toàn lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kĩ năng nghề nghiệp; hình thức hợp đồng: văn bản ghi nhận những nội dung trên; loại hợp đồng: không xác định thời hạn. - Trường hợp 2: nội dung hợp đồng: công việc phải làm; hình thức hợp đồng: lời nói; loại hợp đồng: xác định thời hạn. + Tình huống: nội dung hợp đồng: công việc phải làm, thời gian làm việc và học tập, chỗ ở, kết quả khám sức khỏe; hình thức hợp đồng: văn bản ghi nhận những nội dung trên do người đại diện pháp luật của em A kí kết; loại hợp đồng: có thể không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn. b) Đề nghị của chị V thuộc nội dung hợp đồng lao động vì chế độ nâng lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và điều khoản về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ là lợi ích chính đáng của người lao động, người lao động có quyền thỏa thuận khi giao kết hợp đồng để đảm bảo lợi ích của mình. c) Lời giải thích của tòa soạn với chị M là hợp lí vì hợp đồng lao động có thể được giao kết bằng lời nói khi có thời hạn làm việc dưới 1 tháng. d) Băn khoăn của ông N cho thấy ông N chưa biết các quy định của pháp luật lao động đối với sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc. Quan hệ lao động giữa ông N và em A được xác lập khi hợp đồng lao động được kí kết bằng văn bản giữa ông N và người đại diện theo pháp luật của em A. Nội dung hợp đồng ngoài các thông tin cơ bản theo quy định cần có nội dung thỏa thuận về thời gian học tập và tình trạng sức khỏe của em A. Nội dung, hình thức, các loại hợp đồng lao động - Nội dung của hợp đồng lao động bao gồm: thông tin cá nhân của các bên; công việc và địa điểm làm việc; thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; thời hạn của hợp đồng; tiền lương, hình thức và thời hạn trả lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác; điều kiện về bảo hộ và an toàn lao động; bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp; chế độ nâng bậc, nâng lương, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kĩ năng nghề nghiệp. - Hợp đồng lao động được thể hiện dưới hai hình thức là văn bản (kể cả hợp đồng giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu) và lời nói. - Hợp đồng lao động dưới dạng văn bản ghi nhận và thể hiện nội dung thỏa thuận thông qua giấy tờ có giá trị pháp lí thực tế, được các bên kí và giữ lại (người lao động giữ một bản, người sử dụng lao động giữ một bản). - Hợp đồng lao động dưới hình thức lời nói nhằm phục vụ cho quan hệ lao động có thời hạn dưới một tháng. Hình thức này không áp dụng với người lao động chưa đủ 15 tuổi, lao động là người giúp việc gia đình, lao động là người được một nhóm lao động đủ 18 tuổi trở lên ủy quyền giao kết. - Hợp đồng lao động được giao kết theo một trong các loại sau: + Hợp đồng lao động không xác định thời hạn tức là hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. + Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng (không quá 36 tháng). Loại hợp đồng này khi hết hạn, nếu người lao động vẫn muốn tiếp tục làm việc thì phải kí kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Khoa học máy tính cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Tin học ứng dụng cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây