Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều CĐ 3 Bài 7: Một số chế định của pháp luật dân sự về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bộ sách cánh diều CĐ 3 Bài 7: một số chế định của pháp luật dân sự về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 7: MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ, NGHĨA VỤ DÂN SỰ, SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được nội dung cơ bản của chế định pháp luật dân sự về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ trong các tình huống cụ thể đơn giản thường gặp
- Nêu được ý kiến, phân tích đánh giá trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đơn giản thường gặp liên quan đến pháp luật về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia làm việc nhóm, sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận, lập luận về chế định hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được nội dung cơ bản của chế định pháp luật dân sự về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nêu được ý kiến, phân tích đánh giá trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đơn giản thường gặp liên quan đến pháp luật về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
- Điều chỉnh hành vi: Điều chỉnh được hành vi pháp luật của bản thân trong giải quyết các vấn đề liên quan đến các quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
3. Phẩm chất
Trách nhiệm:
- Phổ biến, tuyên truyền chế định pháp luật dân sự về: hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
- Có trách nhiệm với gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc tôn trọng, tuân thủ pháp luật dân sự
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SCĐHT, SGV Giáo dục kinh tế và pháp luật 11.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SCĐHT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS bước đầu nhận diện các quy định pháp luật về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự và quyền sở hữu trí tuệ
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi mở đầu; HS thảo luận cặp đôi, suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi mở đầu
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi suy nghĩ trả lời các câu hỏi mở đầu:
Em hãy chia sẻ những điều em biết về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật dân sự
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đôi suy nghĩ trả lời các câu hỏi mở đầu
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 cặp HS trả lời câu hỏi
- GV mời các cặp khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta bắt gặp rất nhiều giao dịch, sự kiện như mua bán tài sản, tổ chức ca nhạc, triển lãm sách, tranh ảnh,… các giải pháp để cải tiến kĩ thuật phục vụ tốt hơn cho đời sống. Trên thực tế, các giao dịch, sự kiện này có thể phát sinh rất nhiều tranh chấp, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh, phải bồi thường thiệt hại nếu chúng ta không tuân thủ quy định của pháp luật. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự và quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Chúng ta cùng vào Bài 7: Một số chế định của pháp luật dân sự: Hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu hợp đồng dân sự
a. Mục tiêu: HS nêu được nội dung cơ bản của chế định pháp luật dân sự về hợp đồng dân sự
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS làm việc nhóm đọc thông tin và các trường hợp mục 1 SCĐHT trang 50 – 51 và trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm hợp đồng dân sự và nguyên tắc giao kết hợp đồng; các loại hợp đồng dân sự theo quy định pháp luật
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm 4; yêu cầu các nhóm đọc thông tin và các trường hợp ở mục 1 SCĐHT trang 50 – 51 và trả lời các câu hỏi: + Theo em, hợp đồng dân sự là gì và giao kết dựa trên nguyên tắc nào? Hợp đồng dân sự có những hình thức gì? + Các trường hợp trên có phải hợp đồng dân sự không? Nếu là hợp đồng dân sự thì thuộc loại hợp đồng nào? + Hãy kể tên một số hợp đồng dân sự mà em biết Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, đọc thông tin và các trường hợp ở mục 1 SCĐHT trang 50 – 51 và trả lời các câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV mời đại diện các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Hợp đồng dân sự - Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự - Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể (khi pháp luật không quy định đối với loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định như hợp đồng mua bán nhà) - Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự được xác định theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật - Hợp đồng có thể có các nội dung bao gồm đối tượng, số lượng, chất lượng, giá, phương thức thanh toán, thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng, quyền, nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp - Khi thực hiện hợp đồng dân sự, các bên tham gia hợp đồng phải thực hiện đúng, đầy đủ các điều khoản về đối tượng, địa điểm, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác mà nội dung của hợp đồng đã xác định - Trường hợp 1: Hai bên giữa M và N đã thiết lập quan hệ gửi xe máy, vì M nhờ N trông giúp xe máy và N đồng ý. Hợp đồng giữa M và N là hợp đồng dân sự (loại hợp đồng gửi giữ tài sản theo Điều 554 Bộ luật Dân sự năm 2015) - Trường hợp 2: Đây là hợp đồng dân sự - hợp đồng mua bán tài sản, theo Điều 430 Bộ luật Dân sự năm 2015 - Trường hợp 3: Trường hợp 3 là hợp đồng dân sự (loại hợp đồng dịch vụ theo Điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015) - Theo quy định của pháp luật dân sự, có rất nhiều loại hợp đồng dân sự như hợp đồng mua bán, vay tài sản, thuê tài sản, trao đổi tài sản, tặng cho tài sản, thuê khoán tài sản, dịch vụ, vận chuyển hành khách và vận chuyển tài sản, gia công, gửi giữ tài sản, bảo hiểm, ủy quyền, thuê nhà ở. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu nghĩa vụ dân sự
a. Mục tiêu: HS nêu được nội dung cơ bản của chế định pháp luật dân sự về nghĩa vụ dân sự
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS làm việc nhóm đọc thông tin và các trường hợp mục 2 SCĐHT trang 52 – 53 và trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi; Kết luận của HS về nghĩa vụ dân sự
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu các nhóm đọc thông tin trường hợp ở mục 2 trong SCĐHT trang 52 – 53 và trả lời các câu hỏi: + Trường hợp 1, anh G sẽ phải thực hiện nghĩa vụ gì với chị P? + Trường hợp 2, các bên đã thỏa thuận và phát sinh quyền và nghĩa vụ gì? + Trường hợp 3, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nào được áp dụng? Biện pháp này có ý nghĩa như thế nào để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ giữa các bên? - GV đặt câu hỏi để hướng dẫn HS rút ra các kết luận về nghĩa vụ dân sự: + Khi nào thì các bên sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự? + Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các căn cứ nào? + Đối tượng của nghĩa vụ dân sự là gì? + Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi nào? + Thế nào là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự? Nêu các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm đọc thông tin và các trường hợp mục 2 SCĐHT trang 52 – 53 và trả lời các câu hỏi. - HS rút ra kết luận về nghĩa vụ dân sự - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt báo cáo phần thảo luận của nhóm mình. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Nghĩa vụ dân sự * Trả lời câu hỏi - Trường hợp 1: Anh G sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường về vật chất và tinh thần đối với chị P, vì anh G đã đâm xe vào chị P gây hư hỏng xe (bồi thường thiệt hại vật chất theo giá trị thực tế), bồi thường tổn thất về tinh thần cho chị P (nếu có) - Trường hợp 2: Hai bên đã thỏa thuận hợp đồng mua bán gạo, bên A có nghĩa vụ giao hàng cho bên B thời hạn là ngày 10/03/2020, bên A có quyền được nhận tiền thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng. Bên B có quyền được nhận hàng đúng thời hạn theo thỏa thuận và có nghĩa vụ phải trả tiền - Trường hợp 3: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được áp dụng trong trường hợp 3 là đặt cọc. Việc đặt cọc nhằm bảo đảm cho việc tiếp tục giao kết hợp đồng, nếu một trong hai bên không thực hiện đúng như trong nội dung thỏa thuận đặt cọc, thì khoản tiền đặt cọc sẽ bị mất và phải bồi thường thêm một khoản tiền tương đương số tiền đặt cọc. * Kết luận - Khi các bên thỏa thuận với nhau về một nội dung nào đó như trả tiền, thực hiện một công việc, không thực hiện một công việc nhất định hoặc chuyển giao vật, chuyển giao quyền thì các bên sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự - Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các căn cứ như hợp đồng, hành vi pháp lí đơn phương, thực hiện công việc không có ủy quyền, chiếm hữu sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật hoặc các căn cứ khác do pháp luật quy định - Đối tượng của nghĩa vụ dân sự là tài sản, công việc phải thực hiện, công việc không được thực hiện - Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi nghĩa vụ được hoàn thành, theo thỏa thuận của các bên, nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác, nghĩa vụ được bù trừ, bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập vào làm một, nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi thời hạn khởi kiện đã hết - Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc thỏa thuận giữa các bên nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ, đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh, kí cược, tín chấp |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Khoa học máy tính cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Tin học ứng dụng cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây