Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều CĐ 3 Bài 6: Khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật dân sự

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bộ sách cánh diều CĐ 3 Bài 6: Khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật dân sự. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

BÀI 6: KHÁI NIỆM, CÁC NGUYÊN TẮC CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

       -         Nêu được khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật dân sự

       -         Điều chỉnh hành vi pháp luật của bản thân trong giải quyết các vấn đề liên quan đến các quy định của pháp luật dân sự

       -         Tích cực, chủ động vận động người khác điều chỉnh hành vi pháp luật về dân sự, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật dân sự

2. Năng lực

Năng lực chung:

       -         Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia làm việc nhóm, sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận, lập luận về khái niệm, nguyên tắc của pháp luật dân sự

       -         Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

       -         Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự; Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự trong các tình huống cụ thể đơn giản thường gặp.

       -         Điều chỉnh hành vi: Chủ động điều chỉnh hành vi pháp luật về dân sự và vận động người khác điều chỉnh hành vi pháp luật về dân sự

       -         Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm pháp luật dân sự trong các tình huống cụ thể, đơn giản

3. Phẩm chất

Trách nhiệm:

       -         Phổ biến, tuyên truyền, vận động người khác tuân thủ pháp luật dân sự.

       -         Có trách nhiệm với gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc tôn trọng, tuân thủ pháp luật dân sự

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SCĐHT, SGV Giáo dục kinh tế và pháp luật 11.

-       Máy tính, máy chiếu.

-       Giấy A3, bút màu, băng keo/ nam châm dính bảng.

2. Đối với học sinh

-       SCĐHT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS bước đầu nhận diện quan hệ pháp luật dân sự

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi mở đầu; HS thảo luận cặp đôi, suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi mở đầu

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi suy nghĩ trả lời các câu hỏi mở đầu:

+ Em hãy nêu các quan hệ xã hội mà em tham gia trong cuộc sống hằng ngày

+ Theo em, trong các quan hệ xã hội đó quan hệ nào là pháp luật dân sự?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi suy nghĩ trả lời các câu hỏi mở đầu

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp HS trả lời câu hỏi

- GV mời các cặp khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Trong cuộc sống thường ngày, các quan hệ dân sự rất đa dạng và diễn ra thường xuyên xung quanh chúng ta. Các chủ thể tham gia quan hệ này có mối quan hệ bình đẳng với nhau. Luật dân sự không chỉ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể mà còn góp phần đảm bảo trật tự, ổn định của các quan hệ xã hội. Vậy pháp luật dân sự là gì? Pháp luật dân sự có các nguyên tắc cơ bản nào? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được các câu hỏi trên. Chúng ta cùng vào Bài 6: Khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật dân sự

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm pháp luật dân sự

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm pháp luật dân sự

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS làm việc nhóm đọc thông tin và các trường hợp mục 1 SCĐHT trang 45 – 46 và trả lời các câu hỏi. 

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các trường hợp do pháp luật dân sự điều chỉnh; Kết luận của HS về khái niệm pháp luật dân sự

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4; yêu cầu các nhóm đọc thông tin và các trường hợp ở mục 1 SCĐHT trang 45 – 46 và trả lời các câu hỏi:

 Từ quy định của Bộ luật Dân sự trong thông tin trên, em hãy cho biết trường hợp nào trên đây do pháp luật dân sự điều chỉnh

- GV đặt câu hỏi để hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm pháp luật dân sự:

+ Pháp luật dân sự là gì?

+ Quan hệ tài sản là quan hệ như thế nào? Các tài sản được thể hiện dưới dạng nào?

+ Tài sản bao gồm những gì?

+ Quan hệ nhân thân là gì? Giá trị thân nhân và tiền tệ có thể trao đổi ngang giá không?

+ Quan hệ thân nhân do pháp luật điều chỉnh bao gồm mấy nhóm? Các nhóm đó có đặc điểm gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin và các trường hợp ở mục 1 SCĐHT trang 45 – 46 và trả lời các câu hỏi.

- HS rút ra các kết luận về khái niệm pháp luật dân sự

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV mời đại diện các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Khái niệm pháp luật dân sự

* Trả lời câu hỏi

- Trường hợp 1: Trong trường hợp này có sự tham gia của cơ quan quản lí thị trường trong quan hệ xã hội và cơ quan này lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính của bà H. Vì vậy, quan hệ xã hội trong trường hợp này là quan hệ pháp luật hành chính

- Trường hợp 2: Xác định người giám hộ để đại diện cho P (14 tuổi) mồ côi cha mẹ để mở tài khoản ngân hàng, đây là việc xác định quan hệ thân nhân, căn cứ Điều 25 Bộ luật Dân sự về quyền thân nhân, Điều 46 Bộ luật Dân sự về giám hộ, quan hệ này là quan hệ pháp luật dân sự

- Trường hợp 3: Tòa án nhân dân ban hành bản án đối với hành vi trộm cắp tài sản của Trần Văn K, căn cứ vào Bộ luật Hình sự, quan hệ này là quan hệ pháp luật hình sự

- Trường hợp 4: Trong trường hợp này, cháu M (14 tuổi) làm vỡ kính của nhà bà N, nên phải bồi thường thiệt hại tài sản cho bà N, vì cháu M chưa đủ 18 tuổi để chịu trách nhiệm về hành vi của mình nên bố mẹ cháu M phải đại diện bồi thường thiệt hại thay, căn cứ chế định bồi thường thiệt hại về tài sản, Bộ luật Dân sự, quan hệ này là quan hệ pháp luật dân sự

* Kết luận

- Pháp luật dân sự là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó.

- Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng, thừa kế tài sản,…). Các tài sản được thể hiện dưới dạng hàng hóa và được quy thành tiền. Sự đền bù tương đương trong trao đổi là biểu hiện của quan hệ hàng hóa và tiền tệ

- Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền về tài sản

- Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân và các tổ chức, về nguyên tắc không thể dịch chuyển cho chủ thể khác, không xác định được bằng tiền (quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín,…). Gía trị nhân thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá

- Quan hệ nhân thân do pháp luật dân sự điều chỉnh bao gồm hai nhóm: quan hệ nhân thân gắn với tài sản và quan hệ nhân thân không gắn với tài sản. Quan hệ nhân thân gắn với tài sản là những giá trị nhân thân khi được xác lập làm phát sinh các quyền tài sản như quyền tác giả các sáng chế, tác giả các tác phẩm văn học nghệ thuật. Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản như danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và danh dự, uy tín của tổ chức

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ 

Chat hỗ trợ
Chat ngay