Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều CĐ 2 Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động (P1)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bộ sách cánh diều CĐ 2 Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN THƯỞNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI, TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • - Nêu được quy định của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động.
  • - Phân tích, đánh giá được hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật lao động trong các tình huống đơn giản, thường gặp về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động.
  • - Tích cực, chủ động vận động mọi người xung quanh thực hiện tốt pháp luật lao động.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan để nêu được quy định của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động.

Năng lực riêng: 

  • - Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Nêu được ý kiến thuyết phục trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đang đặt ra trong đời sống liên quan đến quy định của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động.
  • - Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật lao động trong các tình huống đơn giản, thường gặp về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động.
  1. Phẩm chất
  • - Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động mọi người xung quanh thực hiện tốt pháp luật lao động.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Máy tính, ti vi, màn hình trình chiếu;
  • SCĐHT, SGV Giáo dục kinh tế và pháp luật 11;
  • Video, tranh ảnh liên quan đến bài học;
  • Hình ảnh/ Slide chiếu các hình ảnh trong SCĐHT, giấy A3, bút màu, băng keo/ nam châm dính bảng.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu và chia sẻ được những gì đã biết về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc nội dung phần mở đầu để suy nghĩ trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các cách để bảo vệ quyền lợi trong trường hợp có tranh chấp tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu câu hỏi: Giả định em là người lao động, giữa em và người sử dụng lao động có tranh chấp về tiền lương hoặc bảo hiểm xã hội, em sẽ làm như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận để chỉ ra những việc cần làm để bảo vệ quyền lợi khi xảy ra tranh chấp trong lao động.

- GV hướng dẫn, quan sât, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi:

+ Tìm hiểu về các quyền mình được hưởng theo luật lao động để đưa ra các yêu cầu phù hợp; thảo luận trực tiếp với người sử dụng lao động và đưa ra các yêu cầu cụ thể theo luật để giải quyết vấn đề (có thể tìm đến các cơ quan chức năng để nhờ tư vấn, giải quyết vấn đề nếu không đạt được thỏa thuận với người sử dụng lao động).

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, về quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Ngoài phần tiền lương chính mà người sử dụng lao động và người lao động đã thỏa thuận trước đó thì người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền thưởng,... Vậy khi xảy ra tranh chấp lao động về các vấn đề đó thì ta phải làm như thế nào? Để biết được câu trả lời cho vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tiền lương và tiền thưởng

  1. Mục tiêu:

- HS biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan để nêu được quy định của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng.

- HS nêu được ý kiến thuyết phục trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đang đặt ra trong đời sống liên quan đến quy định của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng.

- HS phân tích, đánh giá được hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật lao động trong các tình huống đơn giản, thường gặp về tiền lương và tiền thưởng.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và câu hỏi trong mục 1 SCĐHT.

- GV hướng dẫn HS phác thảo ý tưởng và nội dung cho kịch bản đóng vai về quy định của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tiền lương và tiền thưởng; kịch bản đóng vai về quy định của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đọc thông tin, trường hợp, các câu hỏi và kết luận của mục 1 SCĐHT trang 38 – 40. Xác định các loại tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, nguyên tắc trả tiền lương, tiền thưởng,…

- Thảo luận theo nhóm (4 hoặc 6):

+ Các thành viên thảo luận, trao đổi về những thông tin thu nhận được ở bước tự đọc để đi đến thống nhất chung.

+ Dựa trên tình tiết của các trường hợp, tình huống và kết quả đã thống nhất để xây dựng thành các tuyến nhân vật, tạo lời thoại và viết thành kịch bản đóng vai. (Yêu cầu: kịch bản, lời thoại phải chứa các thông tin, dữ liệu về tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng,…).

+ Phân công vai diễn, HS trong nhóm học lời thoại để thực hiện phần đóng vai.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trang SCĐHT và trả lời câu hỏi mục 1.

- HS thảo luận nhóm để xây dựng kịch bản đóng vai.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày câu trả lời ở mục 1.

- HS đóng vai theo kịch bản đã xây dựng trước lớp.

- Các HS khác quan sát, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, phân tích để làm rõ thêm một số nội dung khó.

- GV nhận xét, thống nhất chung và kết luận về tiền lương và tiền thưởng.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Tiền lương và tiền thưởng

Gợi ý trả lời:

* HS có thể dựa vào phần phân tích và các nội dung chính sau để xây dựng kịch bản đóng vai.

* Trả lời câu hỏi mục 1

Trong thông tin 1:

a) Chủ thể được hưởng tiền lương, tiền thưởng: Người lao động hoặc người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

b) Việc trả lương phải theo nguyên tắc: Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động hoặc người được người lao động ủy quyền hợp pháp; không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Trong trường hợp:

a) Theo Bộ luật Lao động năm 2019, anh K có quyền được hưởng các khoản tiền sau đây từ công việc của mình: lương cơ bản (tiền lương ứng với thời gian làm việc bình thường); lương làm thêm (tiền lương ứng với thời gian làm thêm vào ban đêm); phụ cấp, tiền thưởng,… theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

- Anh K có quyền kiến nghị và yêu cầu công ty X thực hiện đúng quy định nếu cho rằng mức lương được trả khi làm thêm giờ vào ban đêm không thỏa đáng theo quy định của pháp luật lao động.

b) Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định của pháp luật về lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm:

- Lương làm thêm giờ: ngày thường ít nhất bằng 150%; ngày nghỉ hằng tuần ít nhất bằng 200%; ngày nghỉ lễ, tết,… ít nhất bằng 300%.

- Lương làm ban đêm: được trả ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

- Lương làm thêm giờ vào ban đêm: lương làm thêm giờ cộng lương làm ban đêm cộng 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Trong thông tin 2:

- Nội dung thông tin cho biết về cơ cấu tiền lương mới đối với: cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó:

+ Tổng quỹ lương là toàn bộ tiền lương của cơ quan, đơn vị tổ chức trả cho tất cả các loại lao động thuộc cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lí và sử dụng, bao gồm tiền lương và các khoản trợ cấp, phụ cấp, tiền thưởng hoặc các loại tiền khác.

+ Lương cơ bản được hiểu là mức lương thấp nhất mà người lao động được nhận khi làm việc tại một vị trí nào đó trong cơ quan, đơn vị, tổ chức. Lương cơ bản không bao gồm các khoản tiền phụ cấp, hỗ trợ. Lương cơ bản chiếm 70% tổng quỹ lương.

+ Phụ cấp được hiểu là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, sinh hoạt,… chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của bảng lương. Phụ cấp bao gồm phụ cấp lương, các khoản phụ cấp khác như phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên,… Các khoản phụ cấp chiếm 30% tổng quỹ lương.

+ Tiền thưởng là khoản tiền người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả lao động và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.

- Cải cách chính sách tiền lương tạo động lực làm việc cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống của người lao động; tăng khả năng tiêu dùng; giúp người sử dụng lao động luôn theo đuổi và đưa ra các chính sách phù hợp để giữ chân người lao động.

Kết luận:

- Tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

- Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc theo nguyên tắc: trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động hoặc người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

- Người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm thì được người sử dụng lao động trả lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật. Trường hợp phải ngừng làm việc thì căn cứ vào nguyên nhân và lỗi của các bên để trả lương hoặc không trả lương theo quy định của pháp luật.

- Tiền thường là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

Khi đặt nhận ngay và luôn

  • Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
  • Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
  • Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ 

Chat hỗ trợ
Chat ngay