Giáo án Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3

Giáo án module 3 Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án module 3 ( kế hoạch bài dạy theo module 3) là mẫu giáo án mới được biên soạn theo chương trình sách cánh diều mới. Mẫu giáo án này có nhiều quy định chi tiết khiến giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Xem bài mẫu giáo án

Một số tài liệu quan tâm khác


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 – KẾT NỐI TRI THỨC

BÀI 3: NGÔI NHÀ THÔNG MINH

Thời lượng: 1 tiết

  1. MỤC TIÊU BÀI DẠY

Phẩm chất, năng lực

Yêu cầu cần đạt

STT của           Yêu cầu cần đạt

NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ

 

Năng lực nhận thức công nghệ

Nhận biết các dấu hiệu của ngôi nhà thông minh, các đặc điểm của ngôi nhà thông minh.

(1)

Biết cách tiết kiệm năng lượng

(2)

Năng lực giao tiếp công nghệ

Sử dụng một số thuật ngữ về các hệ thống kĩ thuật, các đồ dùng công nghệ để mô tả ngôi nhà thông minh.

(3)

Năng lực sử dụng công nghệ

Bước đầu khám phá một số chức năng của các đồ dùng công nghệ trong ngôi nhà thông minh.

(4)

Năng lực đánh giá công nghệ

Nhận xét, đánh giá vẻ những tiện ích của các đồ dùng công nghệ trong nhà.

(5)

Năng lực thiết kế

công nghệ

Bước đầu hình thành ý tưởng về tiện ích của các đồ dùng công nghệ để phục vụ cho ngôi nhà thông minh.

(6)

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp, hợp tác

Trao đổi, thảo luận thông qua việc đọc thông tin; quan sát hình vẽ, tranh ảnh để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong từng phần.

(7)

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Sử dụng các kiến thức đã học để nhận định thế nào là một ngôi nhà thông minh.

(8)

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Trách nhiệm

Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng về nhà thông minh để nhận định, cảm nhận môi trường, không gian nơi mình sinh sống.

(9)

  1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
  2. Giáo viên
  • Kế hoạch bài giảng.
  • Các trang thiết bị để trang trí cho ngôi nhà thông minh đã xuất hiện tại Việt Nam.
  • Hình ảnh, video clip về ngôi nhà thông minh.
  1. Học sinh
  • Sách giáo khoa Công nghệ 6.
  • Tìm hiểu trước tính năng của các đồ dùng công nghệ trong ngôi nhà của mình.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (Thời gian: 01 tiết/45 phút)

Mục tiêu (STT YCCĐ)

 

Nội dung  dạy học trọng tâm

 

PP/KTDH chủ đạo

 

Phương án   đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động    

(5 phút)

(6)

HS nêu những mong muốn đối với ngôi nhà đang ở để cuộc sống được thuận tiện, thoải mái, an toàn hơn.

Nêu vấn đề/

Động não

Vấn đáp/ Câu hỏi, bảng kiểm

Hoạt động 2: Khái niệm ngôi nhà thông minh

(10 phút)

(1) (3) (5) (6)

- Khái niệm ngôi nhà thông minh.

- Sự khác nhau giữa ngôi nhà thông minh và ngôi nhà thông thường.

Dạy học nhóm, giải quyết vấn đề/ Khăn trải bàn

 

Vấn đáp, quan sát/ Câu hỏi, Rubric

 

Hoạt động 3: Đặc điểm của ngôi nhà thông minh

 (10 phút)

(1) (3) (4) (5) (6)

Những đặc điểm chính của một ngôi nhà thông minh.

Dạy học nhóm, giải quyết vấn đề/ Chia nhóm

Kiểm tra viết, quan sát/ Phiếu học tập số 1, rubric

Hoạt động 4: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình

(10 phút)

(2) (7) (9)

- Thế nào là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình.

- Những điểm cần lưu ý để tiết kiệm năng lượng.

Giải quyết vấn đề/ Đặt câu hỏi

Vấn đáp, quan sát/ Câu hỏi, rubric

 

Hoạt động 5: Luyện tập

(5 phút)

(8) (9)

Trả lời câu hỏi trắc nghiệm về ngôi nhà thông minh

Trò chơi, khám phá/ Động não

Vấn đáp/ Câu hỏi, thang đo

Hoạt động 6: Vận dụng

 (5 phút)

(8) (9)

Làm bài tập về ngôi nhà thông minh

Giải quyết vấn đề/ Trình bày một phút

Kiểm tra viết/ Bài tập, thang đo

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

  1. Mục tiêu: (6)
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần trả lời của HS về mong muốn được ở trong ngôi nhà thuận lợi, thoải mái và an toàn hơn.
  3. Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS trả lời: Em hãy nêu những mong muốn đối với ngôi nhà em đang ở để cuộc sống được thuận tiện, thoải mái, an toàn ?

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt: Ngôi nhà thông minh hay ngôi nhà được xây dựng theo hướng nhà thông minh ở thời điểm hiện nay vẫn còn xa lạ đối với những khu vực dân cư không phải là các thành phố lớn. Bên cạnh đó, hình ảnh ngôi nhà thông minh với kết cấu và trang bị các thiết bị hiện đại vẫn còn ít thấy ở một số địa phương vùng ven thành phố hoặc ở nông thôn. Để tìm hiểu kĩ hơn về ngôi nhà thông minh, chúng ta cùng đến với Bài 3 - Ngôi nhà thông minh.

  1. Phương án đánh giá:

Yêu cầu

Xác nhận

Không

Mong muốn được sống trong ngôi nhà thuận tiện, thoải mái, an toàn hơn.

 

 

Liệt kê được một số mong muốn được sống trong ngôi nhà thuận tiện, thoải mái, an toàn hơn.

 

 

Kể tên được một số đồ dùng công nghệ tiện ích giúp ngôi nhà “thông minh”.

 

 

Hoạt động 2: Khái niệm ngôi nhà thông minh (10 phút)

  1. Mục tiêu: (1) (3) (5) (6)
  2. Sản phẩm học tập dự kiến:

- Phần trả lời câu hỏi của HS về khái niệm ngôi nhà thông minh. Sự khác biệt giữa ngôi nhà thông minh và ngôi nhà thông thường.

- Phần viết bảng của HS mô tả về hệ thống trong ngôi nhà thông minh.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục I trong SGK và trả lời: Thế nào là một ngôi nhà thông minh? Một số hệ thống thường có trong ngôi nhà thông minh là gì?

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp nhận diện các hệ thống trong ngôi nhà thông minh thông qua những mô tả về sự "đáp ứng" của hệ thống trong những ngữ cảnh cụ thể:

Mô tả

Hệ thống

Ở một vài nơi trong nhà, đèn tự bật lên khi trời tối, tắt đi khi trời sáng.

 

Có màn hình cho biết hình ảnh của người khách đang đứng ở cửa ra vào.

 

Đèn tự động bật lên và chuông tự động kêu khi có người lạ di chuyển trong nhà.

 

Máy thu hình tự động mở kênh truyền hình yêu thích

 

Người đi tới đâu, hệ thống đèn tương ứng tự động bật để chiếu sáng.

 

Trước khi có người về, nhiệt độ trong phòng giảm xuống cho đủ mát.

 

- GV cho HS quan sát Hình 3.1 để tìm hiểu xem ngôi nhà trong hình lắp đặt những hệ thống điều khiển tự động, hệ thống thông minh nào? Giải pháp về an ninh và tiết kiệm năng lượng trong ngôi nhà thông minh được thực hiện như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung.

+ HS liên hệ với chính ngôi nhà

của mình để chỉ ra những yếu tố thông minh, thân thiện với môi trường có trong ngôi nhà mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

+ GV mở rộng: Nguyên tắc hoạt động của các hệ thống trong ngôi nhà thông minh: Nhận lệnh -> xử lí -> chấp hành.

1. Ngôi nhà thông minh

- Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị hệ thống điều khiển tự động hay bán tự động cho các thiết bị trong gia đình, nhờ đó giúp cuộc sống trở nên tiện nghi hơn, đảm bảo an ninh, an toàn và tiết kiệm năng lượng.

- Trong ngôi nhà thông minh thường lắp đặt các hệ thống điều khiển tự động, bán tự động như:

+ Nhóm hệ thống an ninh, an toàn: điều khiển camera giám sát, khoá cửa, báo cháy,...

+ Nhóm hệ thống chiếu sáng: điều khiển thiết bị ánh sáng trong nhà, rèm cửa,...

+  Nhóm hệ thống kiểm soát nhiệt độ: điều khiển điều hoà nhiệt độ, quạt điện,...

+ Nhóm hệ thống giải trí: điều khiển máy thu hình, hệ thống âm thanh,...

+  Nhóm hệ thống điều khiển các thiết bị gia dụng.

  1. Phương án đánh giá:

STT

TIÊU CHÍ

MỨC 1

MỨC 2

MỨC 3

MỨC 4

1

Nêu được khái niệm ngôi nhà thông minh

 

 

 

 

(4 điểm)

Không nêu được khái niệm ngôi nhà thông minh

 

 

 

(0 điểm)

Nêu được khái niệm ngôi nhà thông minh nhưng chưa đầy đủ

 

(2,0 điểm)

Nêu được khái niệm ngôi nhà thông minh đầy đủ nhưng trình bày chưa mạch lạc

 

(2.5 điểm)

Nêu được khái niệm ngôi nhà thông minh và trình bày rõ ràng

 

(4 điểm)

2

Nêu được hệ thống điều khiển tự động được lắp đặt trong ngôi nhà thông minh

 

 

 

(4 điểm)

Không nêu được các hệ thống điều khiển tự động được lắp đặt trong ngồi nhà thông minh

 

 

 (0 điểm)

Nêu được một số ít hệ thống điều khiển tự động được lắp đặt trong ngôi nhà thông minh

 

 

(2 điểm)

Nêu được hệ thống điều khiển tự động được lắp đặt trong ngôi nhà thông minh nhưng trình bày chưa rõ ràng

 

 (3 điểm)

Nêu được hệ thống điều khiển tự động được lắp đặt trong ngôi nhà thông minh

và trình bày rõ ràng, mạch lạc

 

(4 điểm)

3

Tính chủ động, ý thức làm việc của các cặp đôi

 

 

(2 điểm)

Chưa hoàn thành công việc

 

 

 

(0 điểm)

Các thành viên còn lơ là, chưa tập trung vào nhiệm vụ

 

 

(0.5 điểm)

Hoàn thành công việc nhưng còn được nhắc nhở

 

 

 (1 điểm)

Chủ động hoàn thành công việc được giao, sắp xếp nhiệm vụ hợp lí

 

(2 điểm)

Hoạt động 3: Đặc điểm ngôi nhà thông minh (10 phút)

  1. Mục tiêu: (1) (3) (4) (5) (6)
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần trả lời của các nhóm trong Phiếu học tập số 1.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc SGK mục 1, 2, 3 SGK trang 18 và quan sát Hình 3.2.

- GV chia lớp thành 3 nhóm và thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn, nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm tiện ích.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm an ninh, an toàn.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm tiết kiệm năng lượng. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ HS tìm hiểu thêm thông tin về nhà thông minh qua mạng Internet.

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

II. Đặc điểm ngôi nhà thông minh

1. Tiện ích

- Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh có thể được điều khiển từ xa thông qua các ứng dụng được cài đặt trên các thiết bị như: điện thoại thông minh, máy tính bảng có kết nối internet.

- Các hệ thống, thiết bị thông minh trong ngôi nhà có thể hoạt động dựa trên thói quen của người sử dụng.

2. An ninh, an toàn

- Trong ngôi nhà thông minh, các thiết bị được lắp đặt sẽ giúp cảnh báo tới chủ nhà các tình huống gây mắt an ninh, an toàn như: có người lạ đột nhập, quên đóng cửa hay những nguy cơ cháy nỗ có thể xảy ra.

- Các hình thức cảnh báo có thể là đèn báo, chuông báo, tin nhắn hay cuộc gọi tự động tới chủ nhà.

3. Tiết kiệm năng lượng

- Các thiết bị công nghệ sẽ điều khiển, giám sát việc sử dụng hợp lí các nguồn năng lượng trong ngôi nhà, từ đó giúp tiệt kiệm năng lượng.

- Ngôi nhà thông minh có xu hướng được thiết kế nhằm tận dụng các nguồn năng lượng tự nhiên như gió, năng lượng mặt trời giúp ngôi nhà vừa tiết kiệm năng lượng vừa thân thiện với môi trường.

  1. Phương án đánh giá

STT

TIÊU CHÍ

MỨC 1

MỨC 2

MỨC 3

MỨC 4

1

Nêu được các tiện ích của ngôi nhà thông minh

 

 

 

 

(3 điểm)

Không nêu được tiện ích của ngôi nhà thông minh

 

 

 

(0 điểm)

Nêu được một số tiện ích của ngôi nhà thông minh nhưng chưa đầy đủ

 

 

 

(2,0 điểm)

Nêu được các tiện ích của ngôi nhà thông minh nhưng trình bày chưa mạch lạc

 

(2.5 điểm)

Nêu được đầy đủ các tiện ích của ngôi nhà thông minh và trình bày rõ ràng, mạch lạc

 

 

(3 điểm)

2

Nêu được sự an ninh, an toàn của ngôi nhà thông minh

 

 

 

(3 điểm)

Không nêu được được an ninh, an toàn của ngôi nhà thông minh

 

 

 

 (0 điểm)

Nêu được sự an ninh, an toàn của ngôi nhà thông minh nhưng không biết cách kiểm chứng

 

 

(2 điểm)

Nêu được sự an ninh, an toàn của ngôi nhà thông minh và biết cách kiểm chứng nhưng chưa rõ ràng

 

(4 điểm)

Nêu được sự an ninh, an toàn của ngôi nhà thông minh biết cách kiểm chứng và trình bày rõ ràng

 

(4 điểm)

3

Nêu được sự tiết kiệm năng lượng của ngôi nhà thông minh 

 

 

 (3 điểm)

Không nêu được sự tiết kiệm năng lượng của ngôi nhà thông minh

 

 

 

(0 điểm)

Nêu được sự tiết kiệm năng lượng của ngôi nhà thông minh nhưng chưa đầy đủ

 

         

(1.5 điểm)

Nêu được sự tiết kiệm năng lượng của ngôi nhà thông minh nhưng chưa trình bày rõ ràng

 

 (2.5 điểm)

Nêu được sự tiết kiệm năng lượng của ngôi nhà thông minh và trình bày rõ ràng, mạch lạc

 

(3 điểm)

4

Tính chủ động, ý thức làm việc của các thành viên trong nhóm

 

 

(1 điểm)

Không biết sắp xếp, phân chia công việc, chưa hoàn thành công việc

(0 điểm)

Thành viên trong nhóm lơ là, chưa tập trung vào nhiệm vụ

 

(0.5 điểm)

Hoàn thành công việc nhưng còn được nhắc nhở

 

 

 (0.75 điểm)

Chủ động hoàn thành công việc được giao, sắp xếp nhiệm vụ hợp lí

 

(1 điểm)

Hoạt động 4: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình (10 phút)

  1. Mục tiêu: (2) (7) (9)
  2. Sản phẩm học tập dự kiến:

- Phần trả lời của HS về thế nào là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình.

- Phần trả lời của HS về những điểm cần lưu ý để tiết kiệm năng lượng.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Trong gia đình năng lượng được sử dụng như thế nào?

+ Nguồn năng lượng sử dụng trong gia đình là năng lượng gì và đến từ đâu?

+ Có giải pháp nào để hạn chế việc sử dụng năng lượng để chiếu sáng,

làm mát?

+ Có giải pháp nào để thay thế nguồn năng lượng hiện đang được sử dụng bằng nguồn năng lượng thân thiện với môi trường hơn?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

+ GV cho HS liên hệ với ngôi nhà của mình, chỉ ra những điểm trong ngôi nhà có thể được thay đổi để giúp tiết kiệm năng lượng hơn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

III. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình

- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là sử dụng năng lượng đúng lúc, đúng chỗ; sử dụng ít năng lượng mà vẫn đảm bảo được nhu cầu.

- Tiết kiệm năng lượng hiệu quả sẽ góp phần tiệt kiệm chi phí cho gia đình, bảo vệ môi trường.

- Để tiết kiệm năng lượng cần lưu ý những điểm sau:

+ Thiết kế nhà phải đảm bảo tính thông thoáng, tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên.

+ Sử dụng các vật liệu có khả năng cách nhiệt tốt.

+ Lựa chọn các thiết bị, đồ dùng tiết kiệm năng lượng.

+ Sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường như năng lượng gió, năng lượng mặt trời.

+ Sử dụng các thiết bị, đồ dùng đúng cách, tiết kiệm năng lượng.

  1. Phương án đánh giá

STT

TIÊU CHÍ

MỨC 1

MỨC 2

MỨC 3

MỨC 4

1

Nêu được khái niệm và vai trò của sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình

 

 

 

 

(4 điểm)

Không nêu được khái niệm và vai trò của sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình

 

(0 điểm)

Nêu được khái niệm và vai trò của sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình nhưng chưa đầy đủ

 

 

 

(2,0 điểm)

Nêu được khái niệm và vai trò của sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình nhưng trình bày chưa mạch lạc

 

(3 điểm)

Nêu được khái niệm và vai trò của sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình và trình bày rõ ràng, mạch lạc

 

(4 điểm)

2

Nêu được một số lưu ý để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả  trong gia đình

 

 

 

(4 điểm)

Không nêu được một số lưu ý để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả  trong gia đình

 

 (0 điểm)

Nêu được một số lưu ý để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả  trong gia đình nhưng chưa đầy đủ

 

 

(2 điểm)

Nêu được một số lưu ý để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả  trong gia đình nhưng chưa trình bày được rõ ràng

 

 (3 điểm)

Nêu được một số lưu ý để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả  trong gia đình và trình bày được rõ ràng

 

(4 điểm)

3

Tính chủ động, ý thức làm việc của HS

 

 

(2 điểm)

HS chưa hoàn thành công việc

 

 

(0 điểm)

HS vẫn còn lơ là, chưa tập trung vào nhiệm vụ

 

(0.5 điểm)

Hoàn thành công việc nhưng còn được nhắc nhở

 

 

 (0.75 điểm)

Chủ động hoàn thành công việc được giao, sắp xếp nhiệm vụ hợp lí

 

(1 điểm)

Hoạt động 5: Luyện tập (5 phút)

  1. Mục tiêu: (8) (9)
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần trả lời chọn đáp án đúng của HS.
  3. Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS tham gia Trò chơi Ai nhớ bài nhanh hơn.

Câu 1: Phát biểu sau đây là đúng về ngôi nhà thông minh:

  1. Ngôi nhà thông minh được trang bị nhiều thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc vui chơi, giải trí.
  2. Ngôi nhà thông minh được trang bị hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động đối với các thiết bị, đồ dùng trong nhà.
  3. Ngôi nhà thông minh được xây dựng bằng các vật liệu đặc biệt.
  4. Ngôi nhà thông minh được trang bị nhiều đồ dùng đắt tiền.

Câu 2: Hệ thống nào được sử dụng cho việc chủ nhà muốn biết hình ảnh của người khách đứng ở cửa ra vào:

  1. Hệ thống chiếu sáng thông minh.
  2. Hệ thống giải trí thông minh.
  3. Hệ thống camera giám sát an ninh.
  4. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ.

Câu 3: Đồ dùng phù hợp với ngôi nhà thông minh:

  1. Bếp gas tắt, mở trực tiếp.
  2. Ổ khóa mở bằng chìa khóa.
  3. TV kết nối với điện thoại di động.
  4. Đèn ngủ tắt, mở trực tiếp.

Câu 4: Ngôi nhà thông minh có mấy đặc điểm chính:

  1. 2. B. 3. C. 4                      D. 5.

Câu 5: Để tiết kiệm năng lượng, cần chú ý:

  1. Thiết kế nhà đảm bảo thông thoáng.
  2. Sử dụng nguồn năng lượng thân thiện với môi trường.
  3. Sử dụng các thiết bị, đồ dùng đúng cách,
  4. Tất cả A, B, C đều đúng.

- HS tham gia trò chơi.

- GV nhận xét và tổng kết sau trò chơi.

  1. Phương án đánh giá

Hãy đánh dấu x vào ô phù hợp với những tiêu chí sau:

  1. Hoàn toàn không thể
  2. Hoàn thành nhưng chưa chắc chắn
  3. Hoàn thành và chắc chắn

STT

Tiêu chí

1

2

3

1

Chọn được đáp án đúng trong câu 1

 

 

 

2

Chọn được đáp án đúng trong câu 2

 

 

 

3

Chọn được đáp án đúng trong câu 3

 

 

 

4

Chọn được đáp án đúng trong câu 4

 

 

 

5

Chọn được đáp án đúng trong câu 5

 

 

 

Hoạt động 6: Vận dụng (5 phút)

  1. Mục tiêu: (8) (9)
  2. Sản phẩm học tập dự kiến:

- Phần mô tả của HS về ngôi nhà thông minh.

- Phần nêu ý kiến của HS về lắp đặt hệ thống thông minh trong ngôi nhà của mình.

  1. Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS làm vào vở câu hỏi:

Câu 1: Em hãy mô tả những đồ dùng hoặc ngôi nhà thể hiện đặc điểm của ngôi nhà thông minh mà em đã từng trông thấy hoặc sử dụng.

Câu 2: Nếu được lắp đặt các hệ thống thông minh trong ngôi nhà của mình thì em sẽ lắp đặt những hệ thống gì? Giải thích sự lựa chọn của mình.

- HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, tổng kết.

  1. Phương án đánh giá

Hãy đánh dấu x vào ô phù hợp với những tiêu chí sau:

  1. Hoàn toàn không thể 2. Có thể hoàn thành một số ít
  2. Hoàn thành nhưng chưa chắc chắn 4. Hoàn thành và chắc chắn

STT

Tiêu chí

1

2

3

4

1

Mô tả được những đồ dùng hoặc ngôi nhà thể hiện đặc điểm của ngôi nhà thông minh mà em đã từng trông thấy hoặc sử dụng.

 

 

 

 

2

Giải thích được nếu được lắp đặt các hệ thống thông minh trong ngôi nhà của mình thì em sẽ lắp đặt những hệ thống như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo án Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3
Giáo án Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Từ khóa: Giáo án Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống theo Module 3, Giáo án Công nghệ 6 KNTT Module 3, giáo án Công nghệ 6 giáo án theo module 3

Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THCS

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay