Giáo án dạy thêm toán 8 kết nối bài 18: Thu thập và phân loại dữ liệu

Dưới đây là giáo án bài 18: Thu thập và phân loại dữ liệu. Bài học nằm trong chương trình toán 8 sách kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: => Giáo án toán 8 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 18. THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức, kĩ năng:

Sau bài này học sinh sẽ:

- Ôn lại và củng cố kiến thức về thu thập và phân loại dữ liệu:

  • Thực hiện và lí giải việc thu thập dữ liệau.
  • Phân loại số liệu rời rạc, số liệu liên tục.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

  • Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và các phương pháp đã học, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để nhận biết và tính toán các bài toán về thu thập và phân loại dữ liệu.
  • Mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
  • Sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
  1. Phẩm chất:
  • Có ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
  • Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Vở, nháp, bút, thước kẻ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu theo nhóm.
  4. c) Sản phẩm học tập: Kết quả câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV  thực hiện chia lớp thanh 4 nhóm, và HS mỗi nhóm là các nhiệm vụ sau:

+ Thực hiện thống kê lại số đo cân nặng, chiều cao của mỗi bạn trong nhóm.

+ Lập bảng cân nặng, bảng chiều cao cho nhóm mình.

+ Báo cáo kết quả lại với GV.

- Sau khi thảo luận và trình bày xong, GV nhận xét, dẫn dắt HS vào nội dung ôn tập bài “thu thập và phân loại dữ liệu”.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. a. Mục tiêu: HS nhắc lại và hiểu được phần lý thuyết của bài. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng.
  3. b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS nhắc lại phần kiến thức lí thuyết “thu thập và phân loại dữ liệu”.
  4. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các bài tập thu thập và phân loại dữ liệu của tam giác và chuẩn kiến thức của GV.
  5. d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi và cùng HS nhắc lại kiến thức phần lí thuyết cần ghi nhớ trong bài “thu thập và phân loại dữ liệu” trước khi thực hiện các phiếu bài tập.

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

Đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

1. Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu có thể là trự tiếp hoặc dán tiếp

+ Thu thập dữ liệu trực tiếp là việc thu thập dữ liệu thông qua quan sát, làm thí nghiệm, lập bảng hỏi, phỏng vấn,…

+ Thu thập dữ liệu gián tiếp là việc thu thập dư liệu từ những nguồn có sẵn như sách, báo, mạng interet,…

Để có thể đưa ra các kết luận hợp lí, dữ liệu thu thập được phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng đạng được quan tâm.

Ví dụ:

Để thu thập được dữ liệu về việc “thích học, hay không thích học môn Toán của các bạn học sinh khối 8” ta có thể chọn 2 đến 3 trường tại những khu vực khác nhau để đến phỏng vấn trực tiếp các bạn học sinh.

2. Phân loại dữ liệu

Số liệu có thể nhận giá trị tùy ý trong một khoảng nào đó được gọi là số liệu liên tục. Số liệu không phải là số liệu liên tục được gọi là số liệu rời rạc.

Ví dụ:

+ Số đo chiều cao của 10 bạn học sinh lớp 8

à Đây là số liệu liên tục.

+ Số sản phẩm của mỗi công nhân may trong 1 ngày làm việc.

à Đây là số liệu rời rạc.

 

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
  2. a. Mục tiêu: HS biết cách giải các dạng bài tập thường gặp trong bài “thu thập và phân loại dữ liệu” thông qua các phiếu bài tập.
  3. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, thực hiện các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu bài tập
  4. c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS.
  5. d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải, cho học sinh làm bài theo nhóm bằng phương pháp khăn trải bàn.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

DẠNG 1: Thu thập và phân loại dữ liệu

Phương pháp giải:

- Thu thập dữ liệu bằng cách quan sát, làm thí nghiệm, phỏng vấn, lập phiếu hỏi....

- Lập bảng thống kê từ dữ liệu thu được

- Dựa vào bảng thống kê để đưa ra các kết luận

- Có 3 loại dãy dữ liệu:

+ Dãy dữ liệu là dãy số liệu

+ Dãy dữ liệu không là dãy số liệu, có thể sắp thứ tự

+ Dãy dữ liệu không là dãy số liệu, không thể sắp thứ tự.

Bài 1. Một cửa hàng bán nước hoa quả đã khảo sát về các loại nước mà khách hàng ưa chuộng và thu được bảng dữ liệu sau:

Loại nước uống

Nước cam

Nước dứa

Nước chanh

Nước ổi

Số người chọn

12

8

17

10

Từ bảng thống kê trên cho biết:

a) Có bao nhiêu người tham gia cuộc khảo sát.

b) Loại nước nào ít người người ưa chuộng nhất.

c) Loại nước nào được nhiều người ưa chuộng nhất.

Bài 2. Cho bảng thống kê xếp loại học lực học kì I của lớp 8A như sau:

Xếp loại học lực

Tốt

Khá

Đạt

Chưa đạt

Số học sinh

13

15

12

0

Từ bảng thống kê trên hãy cho biết:

a) Lớp 8A có tất cả bao nhiêu học sinh?

b) Học lực nào nhiều bạn đạt nhất?

c) Có bao nhiêu bạn đạt học lực tốt?

Bài 3. Với một câu hỏi hãy xác định xem dữ liệu thu được thuộc loại nào?

a) Bạn có cho rằng “tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe” không?

A. Rất đồng ý

B. Đồng ý

C. Không đồng ý

D. Rất không đồng ý

b) Hoạt động thể thao nào bạn yêu thích nhất?

Bài 4. Cho các dãy dữ liệu sau. Hãy cho biết mỗi dãy dữ liệu trên thuộc loại nào?

1. Thủ đô một số quốc gia châu Á: Hà Nội; Tokyo, Viêng Chăn, Bangkok.

2. Số học sinh các lớp của khối 6 trong trường THCS Ngô Thì Nhậm như sau: 39 ; 40 ; 38 ; 39 ; 38 ;

3. Tên một số truyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt, Cây khế

Bài 5. Em hãy lập phiếu khảo sát về mức độ xem ti vi trong thời gian rãnh rỗi của các bạn trong lớp rồi lập bảng thống kê. Phân loại các dữ liệu trong bảng thống kê

Bài 6.

a) Lập phiếu khảo sát về mức độ thường xuyên đi học bằng xe đạp của các bạn học sinh trong lớp.

b) Giả sử có 40 bạn tham gia cuộc khảo sát về mức độ thường xuyên đi học bằng xe đạp và kết quả thu được như sau:

+ Có  số học sinh cả lớp rất thường xuyên đi học bằng xe đạp

+ Có 20% số học sinh cả cả lớp thường xuyên đi học bằng xe đạp

+ Số học sinh thỉnh thoảng đi xe đạp bằng  số học sinh đi học thường xuyên bằng xe đạp

+ Còn lại là số học sinh không bao giờ đi học bằng xe đạp

Tính số học sinh tương ứng với mỗi mức độ và lập bảng thống kê.

c) Phân loại dữ liệu có trong bảng thống kê đó.

Bài 7.

a) Lập phiếu hỏi về thể loại văn học dân gian yêu thích nhất ( thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn) của các bạn trong lớp

b) Giả sử có 35 bạn bất kì tham gia cuộc khảo sát và thu được kết quả như sau:

+ Không có bạn nào thích truyện ngụ ngôn

+ Có  số học sinh tham gia khảo sát thích truyện cổ tích

+ Số học sinh thích thể loại truyền thuyết bằng  số học sinh thích thể loại cổ tích

+ Còn lại là số học sinh thích thể loại thần thoại

Tính số học sinh yêu thích nhất mỗi thể loại văn học sau đó lập bảng thống kê

c)Phân loại các dữ liệu trong bảng thống kê

Bài 8. Để tìm hiểu về khả năng tự nấu ăn của các bạn học sinh trong lớp 8A , Minh đã chọn 30 bạn bất kì trong lớp tham gia khảo sát. Kết quả như sau:

+ Có 20% các bạn tham gia khảo sát tự đánh giá khả năng nấu ăn không đạt

+ Có  các bạn tham gia khảo sát tự đánh giá khả năng nấu ăn đạt

+ Số các bạn tự đánh giá khả năng nấu ăn giỏi bằng  số các bạn tự đánh giá nấu ăn không đạt

+ Còn lại là các bạn tự đánh giá nấu ăn xuất sắc.

a) Lập bảng thống kê từ dữ liệu thu được

b) Phân loại các dữ liệu trong bảng thống kê

Bài 9. Bình muốn lấy ý kiến về các môn học mà các bạn cùng khối 8 trường mình yêu thích nên bạn đã chọn 100 bạn bất kì trong khối 8 gọi là các bạn tham gia khảo sát. Kết quả như sau:

+ Có 20% các bạn tham gia khảo sát thích môn Tiếng Anh

+ Có  các bạn còn lại thích môn Ngữ Văn

+ Số các bạn thích môn Toán bằng  số các bạn thích môn Tiếng Anh

+ Còn lại là các bạn thích các môn Khoa học tự nhiên, Lịch Sử - Địa lý, Nghệ thuật

a) Tính số học sinh thích mỗi môn theo khảo sát và sắp xếp chúng theo thứ tự từ lớn đến bé

b) Kết quả nhận được có phải là số liệu không.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG I: ĐA THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG II: HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ VÀ ỨNG DỤNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG III: TỨ GIÁC

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG IV: ĐỊNH LÍ THALES

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG V: DỮ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG VI. PHÂN THỨC ĐẠI SỐ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG VII. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT VÀ HÀM SỐ BẬC NHẤT

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG VIII. MỞ ĐẦU VỀ TÍNH XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG IX. TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG X. MỘT SỐ HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIẾN

Chat hỗ trợ
Chat ngay