Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Giáo án bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên sách địa lí 10 kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của địa lí 10 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 13: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH

BÀI 39: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Phân biệt được khái niệm, đặc điểm của môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Phân tích được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực nhận thức địa lí: giải thích được những hệ quả do con người tác động đến môi trường tự nhiên; giải thích được tỉnh cấp thiết của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

+ Năng lực tìm hiểu địa lí: tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và hệ thống hoá được các thông tin địa lí cần thiết từ các trang web; đánh giá và sử dụng được các thông tin trong học tập và thực tiễn.

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống: vận dụng được các kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết một số vấn đề thực tiễn phù hợp với trình độ học sinh và ứng xử phù hợp với môi trường sống.

  1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ

– Yêu thiên nhiên, có trách nhiệm bảo vệ môi trường, tài nguyên.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Tranh ảnh, video vẽ môi trường, ô nhiễm môi trường, thảm hoạ môi trường...
  • Tranh ảnh, video về tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững ở cấp học dưới với bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

  1. Nội dung: Thiên nhiên cung cấp những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Hạnh phúc và chất lượng cuộc sống của con người phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của môi trường và các nguồn tài nguyên do thiên nhiên đem lại. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là gì? Chúng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội loài người?
  2. Sản phẩm học tập: HS nêu một số thông tin, hiểu biết cá nhân về môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu và đặt câu hỏi: Thiên nhiên cung cấp những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Hạnh phúc và chất lượng cuộc sống của con người phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của môi trường và các nguồn tài nguyên do thiên nhiên đem lại. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là gì? Chúng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội loài người?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 bạn đứng dậy chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời, ghi nhận đáp án của HS, chưa vội kết luận đúng sai, dẫn dắt HS vào nội dung bài mới: Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về môi trường

  1. Mục tiêu:

- Phân biệt được khái niệm môi trường, đặc điểm của môi trường.

- Phân tích được vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người.

  1. Nội dung:

Câu 1. Dựa vào thông tin trong mục a, hãy nêu khái niệm, đặc điểm của môi trường.

Câu 2. Dựa vào thông tin trong mục b, hãy phân tích vai trò của môi trường đối với con người.

Câu 3. Môi trường bị ô nhiễm, thoái hoá sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người

  1. Sản phẩm học tập: khái niệm môi trường, đặc điểm của môi trường, vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV có thể sử dụng các hình ảnh hoặc các ví dụ để HS phân biệt các loại môi trường. Ví dụ: GV đưa ra các hình ảnh như khu rừng, đàn chim (động vật hoang dã), một gia đình đang quây quần, máy bay, văn phòng, khu chung cư,... rồi yêu cầu HS gọi tên môi trường tương ứng với mỗi hình ảnh.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và Đọc thông tin mục I, trả lời câu hỏi:

Câu 1. Dựa vào thông tin trong mục a, hãy nêu khái niệm, đặc điểm của môi trường.

Câu 2. Dựa vào thông tin trong mục b, hãy phân tích vai trò của môi trường đối với con người.

Câu 3. Môi trường bị ô nhiễm, thoái hoá sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong sách, có thể lấy thêm các ví dụ cụ thể minh hoạ cho các nguồn lực.

Lưu ý: Việc phân loại môi trường đòi khi có thể có tính tương đối, ví dụ môi trường lớp học, nếu xét về mối quan hệ giữa thầy cô và học trò, giữa học trò với nhau thì là mỗi trường xã hội. Nhưng nếu xét về không gian và cơ sở – vật chất (bức tường ngăn cách các phòng học, bàn ghế, bảng đen, quạt điện, điều hòa,...) thì là môi trường nhân tạo. Vì vậy, GV nên để cho HS có cơ hội được tự lí giải và lập luận nhận định của mình đối với mỗi vi dụ hoặc hình ảnh đưa ra. Điều này nhằm góp phần thúc đẩy HS phát triển tư duy đa chiều và tư duy phản biện của HS.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV mở rộng: Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng, số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến xác khoẻ con ng trời, sinh vật và tự nhiên

Ô nhiễm tuổi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, sinh vật và tự nhiên.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Môi trường

- Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.

- Đặc điểm:

+ Môi trường sống của con người là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của con người, được phân thành:

·        Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như nước, đất, không khí, sinh vật,...

·        Môi trường xã hội: bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người như luật lệ, phong tục tập quán, cam kết, quy định,...

·        Môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả các yếu tố do con người tạo ra như cơ sở hạ tầng, các khu đô thị...

+ Môi trường có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.

- Vai trò của môi trường:Môi trường có vai trò quan trọng đối với con người.

+ Môi trường là không gian sống của con người. Các thành phần của môi trường như bức xạ mặt trời, đất, nước, không khí,... đều là những yếu tố thiết yếu cho sự sống của con người.

+ Môi trường là nguồn cung cấp tài nguyên cho sản xuất và đời sống con người, như: đất, nước, khoáng sản, gỗ...

+ Môi trường là nơi chứa đựng chất thải do con người tạo ra. Hoạt động sản xuất và tiêu dùng của chúng ta mỗi ngày đều phát sinh chất thải và tất cả các chất thải này được đưa vào môi trường.

+ Môi trường là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin.

+ Mặc dù môi trường có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người nhưng nó không phải là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội. Vai trò quyết định sự phát triển xã hội loài người thuộc về phương thức sản xuất, bao gồm cả sức sản xuất và quan hệ sản xuất.

- Môi trường bị ô nhiễm, thoái hoá sẽ ảnh hưởng lớn tới đời sống con người: làm chất lượng môi trường suy giảm, nhiều loài sinh vật bị tiêu diệt, dịch bệnh ngày càng nhiều,...

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Phần một: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

Giáo án địa lí 10 kết nối bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

Phần hai: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN WORD Chương 1: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ

Giáo án địa lí 10 kết nối bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Phần ba: ĐỊA LÍ KINH TẾ-XÃ HỘI

GIÁO ÁN WORD Chương 8: ĐỊA LÍ DÂN CƯ

GIÁO ÁN WORD Chương 9: CÁC NGUỒN LỰC, MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

 
Giáo án địa lí 10 kết nối bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

GIÁO ÁN WORD Chương 10: ĐỊA LÍ NGÀNH NÔNG NGHIỆP. LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án điện tử địa lí 10 kết nối bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Phần ba: ĐỊA LÍ KINH TẾ-XÃ HỘI

GIÁO ÁN POWERPOINT Chương 8: ĐỊA LÍ DÂN CƯ

Giáo án điện tử địa lí 10 kết nối bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hoá trên thế giới

GIÁO ÁN POWERPOINT Chương 9: CÁC NGUỒN LỰC, MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay