Giáo án địa lí 10 kết nối bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản

Giáo án bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản sách địa lí 10 kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của địa lí 10 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án địa lí 10 kết nối bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 25: ĐỊA LÍ NGÀNH LÂM NGHIỆP VÀ NGÀNH THUỶ SẢN

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được vai trò, đặc điểm của các ngành trong lâm nghiệp, thuỷ sản.

- Vận dụng được các kiến thức đã học vào việc giải thích thực tế sản xuất lâm nghiệp, thuỷ sản ở địa phương.

- Đọc được bản đó; xử lí, phân tích được số liệu thống kê và vẽ được biểu đồ về làm nghiệp, thuỷ sản.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.

+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học như: bản đồ, sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh, ... khai thác internet phục vụ môn học.

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.

  1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.

- Trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản bền vững.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Bản đồ về rừng và ngành lâm nghiệp trên thế giới.
  • Bản đồ về ngành thuỷ sản trên thế giới.
  • Bảng số liệu về ngành lâm nghiệp và thuỷ sản.
  • Tranh ảnh, video về ngành lâm nghiệp, thuỷ sản.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về ngành lâm nghiệp và thuỷ sản với nội dung bài mới.

- Tạo ứng thú, kích thích tò mò của HS.

  1. Nội dung: Ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản không chỉ có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội, mà còn tác động tích cực tới môi trường. Ngành lâm nghiệp và thuỷ sản có đặc điểm gì? Sự phát triển, phân bố của hai ngành đó trên thế giới như thế nào?
  2. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu và đặt câu hỏi: Ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản không chỉ có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội, mà còn tác động tích cực tới môi trường. Ngành lâm nghiệp và thuỷ sản có đặc điểm gì? Sự phát triển, phân bố của hai ngành đó trên thế giới như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 bạn đứng dậy chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời, ghi nhận đáp án của HS, chưa vội kết luận đúng sai, dẫn dắt HS vào nội dung bài mới: Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp, thuỷ sản.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu địa lí ngành lâm nghiệp

  1. Mục tiêu: Trình bày được vai trò, đặc điểm, tình hình sản xuất của ngành lâm nghiệp.
  2. Nội dung:

Câu 1. Trình bày vai trò và đặc điểm của ngành lâm nghiệp.

Câu 2. Trình bày hoạt động trồng rừng và khai thác rừng trên thế giới.

  1. Sản phẩm học tập: vai trò, đặc điểm, tình hình sản xuất của ngành lâm nghiệp
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục, khai thác bảng 25, bản đồ hình 25.1, thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể tổ chức học theo cặp đôi để thực hiện nhiệm vụ. GV nên đưa ra các câu hỏi gợi mở để định hưởng HS: Vai trò của rừng là gi? Ngành lâm nghiệp bao gồm những ngành nào? Những nước nào có diện tích rừng và sản lượng khai thác gỗ tròn lớn nhất thế giới. Nếu chỉ khai thác mà không trồng phục hồi rừng sẽ dẫn đến điều gì? Trình bày hoạt động trồng rừng và khai thác rừng trên thế giới?

 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm với thông tin, bảng số liệu và bản đồ trong SGK, trao đổi theo cặp các câu hỏi gợi mở của GV để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

- GV mở rộng: Nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vùng, từ năm 2013, Liên hợp quốc đã lấy ngày 21 – 3 hằng năm làm Ngày Quốc tế về Rừng. Còn ở nước ta, ngay từ năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động Tết trồng cây. Từ đó đến nay, Tết trồng cây đã trở thành truyền thống tốt đẹp của đất nước.

1. Địa lí ngành lâm nghiệp

- Vai trò:

+ Cung cấp làm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội (gỗ, nguyên liệu ngành giấy, thực phẩm, dược liệu,..).

+ Bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn đất, điều tiết lượng nước trong đất, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.

+ Tạo nguồn thu nhập và giải quyết việc làm, đặc biệt là cho người dân thuộc vùng trung du, miền núi.

+ Góp phần đảm bảo phát triển bền vững.

- Đặc điểm:

+ Chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm là đặc điểm mang tính đặc thù của cây làm nghiệp.

+ Hoạt động lâm nghiệp : trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản; bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng... Các hoạt động khai thác và tái tạo rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong không gian rộng và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.

– Hoạt động trống rừng: diện tích rừng trống trên toàn thế giới ngày càng được mở rộng, năm 2019 đạt 293,9 triệu ha. Các nước có diện tích rừng trống lớn nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kỳ....

– Hoạt động khai thác rừng: sản lượng gỗ tròn của thế giới có xu hướng tăng hàng năm nhưng không đều giữa các năm và giữa các nhóm nước. Sản lượng gỗ tròn khai thác của thế giới năm 2019 đạt 3 964 triệu mở. Các nước có sản lượng gỗ tròn khai thác lớn nhất thế giới năm 2019 là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Bra-xin.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Phần một: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

Giáo án địa lí 10 kết nối bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

Phần hai: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN WORD Chương 1: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ

Giáo án địa lí 10 kết nối bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Phần ba: ĐỊA LÍ KINH TẾ-XÃ HỘI

GIÁO ÁN WORD Chương 8: ĐỊA LÍ DÂN CƯ

GIÁO ÁN WORD Chương 9: CÁC NGUỒN LỰC, MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

 
Giáo án địa lí 10 kết nối bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

GIÁO ÁN WORD Chương 10: ĐỊA LÍ NGÀNH NÔNG NGHIỆP. LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án điện tử địa lí 10 kết nối bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Phần ba: ĐỊA LÍ KINH TẾ-XÃ HỘI

GIÁO ÁN POWERPOINT Chương 8: ĐỊA LÍ DÂN CƯ

Giáo án điện tử địa lí 10 kết nối bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hoá trên thế giới

GIÁO ÁN POWERPOINT Chương 9: CÁC NGUỒN LỰC, MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay