Giáo án địa lí 10 kết nối bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp

Giáo án bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp sách địa lí 10 kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của địa lí 10 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án địa lí 10 kết nối bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 24: ĐỊA LÍ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được vai trò, đặc điểm của các ngành trong nông nghiệp.

- Trình bày và giải thích được sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi chính trên thế giới.

- Vận dụng được các kiến thức đã học vào việc giải thích thực tế sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

- Đọc được bản đó; xử lí, phân tích được số liệu thống kê và vẽ được biểu đồ về nông nghiệp.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.

+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học như: bản đồ, sơ đồ, bảng số liệu, biểu đó, tranh ảnh, ... khai thác internet phục vụ môn học.

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.

  1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.

- Trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp bền vững.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Bản đồ phân bố các loại cây trồng chính trên thế giới.
  • Bản đồ phân bố một số loại vật nuôi trên thế giới.
  • Tranh ảnh, video về ngành nông nghiệp.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về ngành nông nghiệp nội dung bài mới.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

  1. Nội dung: Nông nghiệp gồm hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Các cây trồng, vật nuôi trên thế giới phân bố theo khu vực do có đặc điểm sinh thái khác nhau, phù hợp với các vùng, khu vực nhất định. Sự phát triển, phân bố của cây trồng, vật nuôi trên thế giới biểu hiện như thế nào?
  2. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu và đặt câu hỏi: Nông nghiệp gồm hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Các cây trồng, vật nuôi trên thế giới phân bố theo khu vực do có đặc điểm sinh thái khác nhau, phù hợp với các vùng, khu vực nhất định. Sự phát triển, phân bố của cây trồng, vật nuôi trên thế giới biểu hiện như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 bạn đứng dậy chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời, ghi nhận đáp án của HS, chưa vội kết luận đúng sai, dẫn dắt HS vào nội dung bài mới: Nông nghiệp gồm hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Các cây trồng, vật nuôi trên thế giới phân bố theo khu vực do có đặc điểm sinh thái khác nhau, phù hợp với các vùng, khu vực nhất định. Để hiểu rõ hơn về ngành trồng trọt, chúng ta tìm hiểu Bài 24: Địa lí ngành trồng trọt.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngành trồng trọt

  1. Mục tiêu:

- Trình bày được vai trò, đặc điểm của các ngành trồng trọt.

– Trình bày và giải thích được sự phân bố của một số cây trồng chính trên thế giới.

  1. Nội dung:

Câu 1. Nêu vai trò của ngành trồng trọt.

Câu 2. Hãy trình bày đặc điểm ngành trồng trọt.

Câu 3. Kể tên các cây lương thực chỉnh và một số cây công nghiệp trên thế giới. Trình bày và giải thích sự phân bố của các cây lương thực và một số cây công nghiệp chỉnh trên thế giới.

  1. Sản phẩm học tập: vai trò, đặc điểm của các ngành trồng trọt, sự phân bố của một số cây trồng
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn, giao nhiệm vụ: đọc thông tin trong mục, khai thác hình ảnh 24.1 và 24.4, bản đồ hình 24.2 và 24.5 điền vào phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm:…………Lớp:……….

Đọc thông tin trong mục, khai thác hình ảnh 24.1 và 24.4, bản đồ hình 24.2 và 24.5, trả lời câu hỏi:

Câu 1. Nêu vai trò của ngành trồng trọt.

Câu 2. Hãy trình bày đặc điểm ngành trồng trọt.

Câu 3. Kể tên các cây lương thực chỉnh và một số cây công nghiệp trên thế giới. Trình bày và giải thích sự phân bố của các cây lương thực và một số cây công nghiệp chỉnh trên thế giới.

………………………………………………..

………………………………….

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Ngành trồng trọt

- Vai trò của ngành trồng trọt:

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. Là cơ sở để phát triển chăn nuôi và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Tạo việc làm, giúp ổn định cuộc sống cho một bộ phận lớn cư dân nông thôn.

+ Góp phần đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.

- Đặc điểm của ngành trồng trọt:

+ Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ.

+ Cây trồng được chia thành các nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả,...

+ Việc bảo quản sản phẩm của ngành trồng trọt đòi hỏi nhiều về đầu tư và công nghệ.

+ Ngành trồng trọt ngày càng gắn chặt với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ.

- Sự phân bố các cây lương thực:

+ Cây lúa gạo: ưa khí hậu nóng, ẩm, đất phù sa, được trông nhiều ở Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á, Trung Phi,…

+ Cây lúa mì: ưa khí hậu ấm, khô vào thời kì sinh trưởng cần nhiệt độ thấp, đất mầu mỡ, được trồng nhiều ở Đông Âu, Hao Kì, Trung Quốc,…

+ Ngô: ưa đất ẩm, nhiều mùn, thoát nước, trồng nhiều ở Hoa Kì, Nam Mĩ, Trung Quốc,…

- Sự phân bố cây công nghiệp:

+ Mía đòi hỏi nhiệt cao, lượng mưa nhiều và phân hoá theo mùa, thích hợp với đất phù sa mới. Trồng ở các nước Đông Nam Á, Nam Á, Trung và Nam Mỹ,...

+ Củ cải đường phù hợp với đất đen, đất phù sa, thường luân canh với lúa mì ở Đông, Tây và Trung Âu, Hoa Kỳ,..

+ Đậu tương ưa ẩm, đất tơi xốp, thoát nước ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nam Mỹ,..

+ Chè thích hợp với nhiệt độ ôn hoà, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm, đất chua ở Đông Nam Á, Nam Á, Trung Quốc,..

+ Cà phê ưa nhiệt cao, ẩm, đất tơi xốp, nhất là đất ba dan và đất đá vôi ở Đông Nam Á, Nam Mỹ, Trung và Tây Phi,...

+ Cao su ưa nhiệt, ẩm, không chịu được gió bão, thích hợp với đất badan ở Đông Nam Á, Nam Mỹ, Trung Phi,...

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Phần một: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

Giáo án địa lí 10 kết nối bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

Phần hai: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN WORD Chương 1: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ

Giáo án địa lí 10 kết nối bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Phần ba: ĐỊA LÍ KINH TẾ-XÃ HỘI

GIÁO ÁN WORD Chương 8: ĐỊA LÍ DÂN CƯ

GIÁO ÁN WORD Chương 9: CÁC NGUỒN LỰC, MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

 
Giáo án địa lí 10 kết nối bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

GIÁO ÁN WORD Chương 10: ĐỊA LÍ NGÀNH NÔNG NGHIỆP. LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án điện tử địa lí 10 kết nối bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Phần ba: ĐỊA LÍ KINH TẾ-XÃ HỘI

GIÁO ÁN POWERPOINT Chương 8: ĐỊA LÍ DÂN CƯ

Giáo án điện tử địa lí 10 kết nối bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hoá trên thế giới

GIÁO ÁN POWERPOINT Chương 9: CÁC NGUỒN LỰC, MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay