Giáo án điện tử Ngữ văn 8 chân trời Bài 3 TH tiếng Việt: Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có chứa yếu tố Hán Việt đó
Bài giảng điện tử Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Giáo án powerpoint Bài 3 TH tiếng Việt: Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có chứa yếu tố Hán Việt đó. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
CHÀO CẢ LỚP!
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Em hãy nêu một số từ Hán Việt mà em thường được nghe.
Gợi ý:
Từ mẫu, thiếu nữ, quý nam, trưởng nam, phu quân, quả phụ, nội trợ…
TIẾT…
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Từ hán việt
- Từ Hán Việt là gì?
- Trình bày ví dụ về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt.
Từ Hán Việt là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.
- Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt.
- Một số yếu tố Hán Việt thông dụng dưới đây có thể kết hợp với nhau, hoặc kết hợp với các yếu tố khác để tạo thành từ Hán Việt:
- Chinh (đánh dẹp, đi xa): chinh phục, chinh phụ…
- Lạm (quá mức): lạm phát, lạm dụng…
- Tuyệt (dứt, hết…): tuyệt bút, tuyệt nhiên…
- Vô (không, không có): vô bổ, vô tận…
LUYỆN TẬP
Câu 1: Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:
- a) Bức tranh thu từ những gì vô hình (hương, gió), từ ngõ hẹp (ngõ) chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể (sông, chim, mây) với một không gian vừa dài rộng, vừa cao vời.
(Vũ Nho, Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu)
có thể nhìn thấy (sông, chim, mây)
không nhìn thấy (hương, gió)
- b) Những có điều khi sang thu, khi nửa đời nhìn lại thì người ta một mặt sâu sắc thêm, chín chắn thêm, thâm trầm, điềm đạm thêm, mặt khác người ta có phải khẩn trương thêm, gấp gáp thêm.
(Vũ Nho, Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu)
Vội vàng, cấp bách
Sâu sắc, kín đáo
Từ tốn, nhẹ nhàng, không gắt gỏng, nóng nảy
- c) Tài nguyên rừng đang bị thu hẹp từng ngày, diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông, công nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
(Phan Anh Hải, Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam và thế giới)
Sự kết thúc tồn tại của một nhóm sinh vật theo đơn vị phân loại, thông thường là một loài.
- d) Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi.
(Xi-át-tô, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ)
Một cách gọi giữa những người Việt Nam, có ý coi nhau như con cháu của cùng tổ tiên sinh ra.
LUYỆN TẬP
Câu 2: Trong đoạn văn sau, nếu thay từ “hoang dã” bằng từ “mông muội” thì ý nghĩa của đoạn văn có thay đổi không? Vì sao?
Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần, chất mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhà khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống.
(Xi-át-tô, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ)
Trả lời:
Hoang dại Gần gũi với thiên nhiên
Mông muội Mơ hồ, không rõ ràng
> Nếu thay từ “hoang dã” bằng từ “mông muội” thì ý nghĩa của đoạn văn có thay đổi. Vì từ “hoang dại” và “mông muội” có nghĩa không giống nhau.
VẬN DỤNG
Bài 1: Tìm từ Hán Việt trong những câu dưới đây (trích tùy bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới). Xác định nghĩa của các từ Hán Việt đã tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó.
- a) Tre ấy trông thanh cao, giản dị ... như người.
- b) Dưới bóng tre xanh, ... người dân cày ... dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
- c) Tre là cánh tay của người nông dân.
- d) Tre là thẳng thắn, bất khuất.
Trả lời:
- a) Tre ấy trông thanh cao, giản dị ... như người.
thanh: trong sạch, thuần khiết; cao: hơn hẳn mức bình thường về phẩm chất.
đơn giản, không phiền phức, xa hoa
- b) Dưới bóng tre xanh, ... người dân cày ... dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
mở mang, khai phá ruộng đất
- c) Tre là cánh tay của người nông dân.
người làm ruộng
- d) Tre là thẳng thắn, bất khuất.
không chịu khuất phục
VẬN DỤNG
Bài 2: Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:
- a) Thuở nhỏ, thầy Mạnh Tử tuy thông minh, tư chất hơn người nhưng lại ham chơi, một lần do ham chơi mà thầy trốn học.
- b) Người quân tử học để thành danh, thỉnh giáo người khác là để làm tăng thêm tri thức.
- c) Thứ nhất, dù trẻ em còn non nớt thì mỗi đứa trẻ đều có quan điểm riêng về thế giới, đều có những ý kiến riêng đáng được tôn trọng.
- d) Tiếng nói của Ma-la-la đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực tại quê hương cô.
Trả lời:
- a) Thuở nhỏ, thầy Mạnh Tử tuy thông minh, tư chất hơn người nhưng lại ham chơi, một lần do ham chơi mà thầy trốn học.
có năng lực trí tuệ tốt, hiểu nhanh, tiếp thu nhanh
tính chất vốn có của một người
- b) Người quân tử học để thành danh, thỉnh giáo người khác là để làm tăng thêm tri thức.
những điều người ta vì kinh nghiệm và học tập mà biết, hay vì lí trí và cảm xúc mà biết
dựng nên tên tuổi
xin người ta dạy bảo
- c) Thứ nhất, dù trẻ em còn non nớt thì mỗi đứa trẻ đều có quan điểm riêng về thế giới, đều có những ý kiến riêng đáng được tôn trọng.
quan điểm
> điểm xuất phát quy định hướng suy nghĩ, cách xem xét, đánh giá về một sự vật, sự việc nào đó
thế giới
> Trái Đất, bề mặt là nơi toàn thể loài người đang sinh sống
tôn trọng
> tỏ thái độ đánh giá cao và cho là không được vi phạm hoặc xúc phạm đến.
- d) Tiếng nói của Ma-la-la đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực tại quê hương cô.
tỏ ra chủ động, có những hoạt động tạo ra sự biến động theo hướng phát triển
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Xem lại kiến thức đã học
Soạn trước bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống
CHÀO TẠM BIỆT VÀ HẸN GẶP LẠI CÁC EM!
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây