Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 1 Thực hành Tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1 Thực hành tiếng việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

(15 câu)

I. NHẬN BIẾT (05 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm từ tượng hình.

Trả lời:

Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật.

Câu 2: Nêu khái niệm từ tượng thanh.

Trả lời:

Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế.

Câu 3: Nêu tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.

Trả lời:

- Mang giá trị biểu cảm cao

- Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh một cách sinh động và cụ thể.

Câu 4: Liệt kê một số từ tượng hình chỉ vóc dáng của con người.

Trả lời:

Một số từ tượng hình chỉ vóc dáng con người: mũm mĩm, mập mạp, gầy gò, cao ráo, cao lênh khênh, lực lượng,…

Câu 5: Liệt kê một số từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của thiên nhiên.

Trả lời:

Một số từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của thiên nhiên:

- (nước chảy) róc rách, tí tách,…

- (mưa rơi) ào ào, lộp độp,...

- (chim hót) ríu rít, líu lo,…

- (lá rơi) xào xạc

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: So sánh từ tượng hình, từ tượng thanh.

Trả lời:

 

Từ tượng hình

Từ tượng thanh

Giống

- Đều có chức năng gợi hình và mô phỏng âm thanh cụ thể, sinh động như trong cuộc sống nên có giá trị biểu cảm cao.

- Thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.

- Phần lớn, từ tượng hình và từ tượng thanh là những từ láy.

- Mỗi khi xuất hiện trong thơ, nó khiến cho thơ giàu hình tượng, cảm xúc thơ ấn tượng, thi vị, gần gũi với âm nhạc.

Khác

Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật

Mô phỏng âm thanh trong thực tế

Câu 2: Tìm các từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của con người. Đặt câu với một từ trong những từ tìm được.

Trả lời:

- Các từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của con người: khúc khích, thủ thỉ, thút thít, bập bẹ, phều phào,…

- Đặt câu: Bé Lan vì bị điểm kém trong bài kiểm tra mười lăm phút nên bé trốn vào góc tường khóc thút thít.

Câu 3: Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong những câu sau.

- Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.

- Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

- Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

- Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Trả lời:

- Từ tượng hình: rón rén, bịch, bốp, nham nhảm.

- Từ tượng thanh: soàn soạt, lẻo khoẻo, chỏng quèo.

Câu 4: Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ.

Trả lời:

Phân biệt ý nghĩa tượng thanh tả tiếng cười:

- Ha hả: cười thành tiếng rất to, rất sảng khoái.

- Hì hì: cười tiếng nhỏ có ý giữ thái độ.

- Hô hố: cười to, có vẻ thô lỗ.

- Hơ hớ: cười thoải mái vui vẻ, không che đậy, giữ gìn. 

Câu 5: Tìm các từ tượng hình trong đoạn thơ sau. Chỉ ra cái hay của việc sử dụng các từ đó.

Chú bé loắt choắt,

Cái xắc xinh xinh,

Cái chân thoăn thoắt,

Cái đầu nghênh nghênh.

Ca-lô đội lệch,

Mồm huýt sáo vang,

Như con chim chích,

Nhảy trên đường vàng...

 

Trả lời:

- Các từ tượng hình: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

- Cái hay: 

+ Các từ tượng hình làm cho câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm và giàu giá trị biểu đạt hơn. 

+ Nhấn mạnh vẻ đẹp nhanh nhẹn, đáng yêu, hồn nhiên của chú bé Lượm trên đường đi giao liên.

 

III. VẬN DỤNG (03 câu)

Câu 1: Tìm từ tượng hình trong đoạn thơ sau. Phân tích tác dụng biểu đạt của từ tượng hình đó.

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái lặng yên Tây Hồ.

Trả lời:

- Từ tượng hình: la đà

- Tác dụng: 

+ Gợi làn gió thu nhè nhẹ làm đung đưa những cành trúc.

+ Góp phần thể hiện bức tranh không gian thanh bình, thơ mộng.

Câu 2: Tìm từ tượng hình trong đoạn thơ sau. Giải thích ý nghĩa của từng từ. Phân tích tác dụng biểu đạt của từ tượng hình đó.

Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút

Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời

Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười

Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi!

Người rực rỡ một mặt trời cách mạng

Mà đế quốc là loài hơi hốt hoảng

Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.

(Tố Hữu)

Trả lời:

- Từ tượng hình: ung dung, mênh mông, rực rỡ, chập choạng

- Giải thích ý nghĩa và tác dụng:

+ ung dung: sự bình tĩnh, tâm thế không hề lo lắng, không vội vã -> Thái độ của Bác trước mọi biến chuyển của thời đại.

+ mênh mông: lớn lao, kì vĩ ->Sự khẳng định về trí tuệ của Người.

+ rực rỡ: tỏa sáng hơn bình thường -> Khẳng định công lao, vị thế của Bác với dân tộc và nhân dân ta.

+ chập choạng: dáng vẻ va đập, hốt hoảng -> Sự thất bại và cả sự rối loạn của bè lũ đế quốc.

 

Câu 3: Đọc đoạn trích sau và tìm các từ tượng hình, từ tượng thanh có trong đoạn. Từ đó, em rút ra nhận xét gì về từ tượng hình, từ tượng thanh.

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.

(Lão Hạc, Nam Cao)

Trả lời:

- Từ tượng hình: co rúm, ngoẹo, móm mém, mếu.

- Từ tượng thanh: hu hu.

-> Nhận xét: Không phải từ tượng hình, từ tượng thanh nào cũng là từ láy.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 câu)

Câu 1: Viết đoạn văn về chủ đề quê hương, trong đó có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.

Trả lời:

Mùa thu trên quê tôi mang lại một cảm giác thoải mái nhất. Với tiết trời miền Bắc, có lẽ mùa thu là mùa của những cơn gió và lá bay. Trên mọi nẻo phố, góc đường lá bay xào xạc, tạo nên những âm thanh nghe rất vui tai. Thêm vào đó là những làn gió thu trong veo, nhẹ nhàng khẽ lướt qua chỉ khiến làn tóc em nhẹ tung trong gió. Trên các tán lá, mấy chú chim vẫn đua nhau hót ríu rít vang lừng cả khu phố. Đám trẻ con ngày nào đi học về cũng tíu tít rủ nhau ra đầu ngõ chơi bắn bi. Những bước chân lon ton, những tiếng nói cười khanh khách vang dội cả khung trời. Đó là tất cả những gì khiến tôi yêu mùa thu quê tôi đến vậy.

- Từ tượng hình: lon ton.

- Từ tượng thanh: xào xạc, ríu rít, tíu tít, khanh khách.

Câu 2: Sưu tầm một bài thơ có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. Chỉ ra các từ ngữ đó.

Trả lời:

Qua đèo Ngang

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc

Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

- Từ tượng hình: lom khom, lác đác.

- Từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia.

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 Thực hành tiếng Việt: Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay