Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 chân trời Bài 1 Thực hành tiếng Việt: Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 1 Thực hành tiếng Việt: Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Từ tượng hình là gì?
A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật
B. Là những từ miêu tả tính cách của con người
C. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
D. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật, hiện tượng
Câu 2: Tác dụng của việc dùng từ tượng hình, từ tượng thanh là gì?
A. Khiến câu văn, câu thơ giàu hình ảnh, sinh động hơn
B. Khiến câu văn, câu thơ có giá trị biểu đạt cao
C. A, B đều đúng
D. A, B đều sai
Câu 3: Từ nào dưới đây là từ tượng hình?
A. Sặc sỡ
B. Ngọt ngào
C. Khúc khích
D. Thình thịch
Câu 4: Xác định đoạn thơ sau có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh nào?
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
A. Từ tượng hình: loắt choắt, nghênh nghênh; từ tượng thanh: thoăn thoắt
B. Từ tượng hình: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, không có từ tượng thanh
C. Từ tượng hình: nghênh nghênh; từ tượng thanh: loắt choắt, thoăn thoắt
D. Từ tượng hình: nghênh nghênh, thoăn thoắt; từ tượng thanh: loắt choắt
Câu 5: Từ tượng thanh lộp độp nghĩa là gì?
A. Tiếng trầm, nặng như tiếng của vật nặng đập xuống mặt đất nghe thưa và không đều
B. Tiếng động nhỏ, liên tiếp, không đều nhau
C. Tiếng động xen lẫn vào nhau đều đều, liên tiếp
D. Tiếng nước chảy nhẹ qua kẽ lá
Câu 6: Từ tượng hình, từ tượng thanh có gì giống nhau?
A. Đều có tác dụng gợi tả những hình dáng, dáng vẻ phong phú, đa dạng
B. Đều có tác dụng mô phỏng những âm thanh sống động
C. Đều có tác dụng làm cho văn bản có giá trị gợi tả, gợi cảm cao
D. Tất cả các đáp án trên
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): So sánh từ tượng hình, từ tượng thanh.
Câu 2 (2 điểm): Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ.
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ý nào sau đây không đúng về từ tượng thanh?
A. Là những từ mô tả âm thanh của con người
B. Là những từ mô tả âm thanh của sự vật
C. Là những từ miêu tả tính cách của con người
D. Thường được dùng trong văn tự sự, miêu tả
Câu 2: Loại từ nào gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật?
A. Từ tượng thanh
B. Từ láy
C. Từ ghép
D. Từ tượng hình
Câu 3: Đâu là từ tượng hình chỉ vóc dáng con người?
A. Lách tách
B. Gầy gò
C. Nheo nhắt
D. Gập ghềnh
Câu 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.”
Đoạn văn trên có bao nhiêu từ tượng hình?
A. 3 từ
B. 4 từ
C. 5 từ
D. 6 từ
Câu 5: Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
A. Xôn xao
B. Chốc chốc
C. Vật vã
D. Mải mốt
Câu 6: Khi nói: "Từ tượng hình, tượng thanh có giá trị biểu cảm cao" có nghĩa là:
A. Việc dùng từ tượng hình, tượng thanh làm cho câu văn hoặc câu nói trở nên giàu cảm xúc hơn
B. Việc dùng từ tượng hình, tượng thanh làm cho câu văn hoặc câu nói trở nên sinh động, giàu hình ảnh hơn
C. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
D. Cả A, B
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Đọc đoạn trích sau và tìm các từ tượng hình, từ tượng thanh có trong đoạn. Từ đó, em rút ra nhận xét gì về từ tượng hình, từ tượng thanh.
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.”
Câu 2 (2 điểm): Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh trong các trường hợp sau và cho biết tác dụng của chúng:
a. Những nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mấy hôm đã thấy trên mặt sân xâm xấp nước lúa rày đã lấm tấm xanh.
b. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương.