Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 3 Tuần 9
Giáo án Chủ đề 3 Tuần 9 sách Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều Chủ đề 3 Tuần 9
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 3: AN TOÀN VÀ TỰ CHỦ TRONG CUỘC SỐNG
MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
Sau chủ đề này, HS sẽ:
Biết tự chủ và đảm bảo an toàn khi giao tiếp trên mạng.
Nhận biết được những nguyên nhân gây hỏa hoạn để phòng chống.
Biết cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn.
TUẦN 9
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Chia sẻ được trải nghiệm của bản thân khi sử dụng mạng trong học tập và cuộc sống.
Nhận diện được những nguy cơ mất an toàn khi sử dụng mạng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Chia sẻ trải nghiệm sử dụng mạng.
Nhận diện nguy cơ mất an toàn khi sử dụng mạng.
3. Phẩm chất
Tự lực, trách nhiệm: chủ động sắp xếp thời gian và sử dụng thời gian hợp lí, có ý thức tự giác; tinh thần trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
Giấy, bút, bút màu.
Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
2. Đối với học sinh
SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
Đồ dùng học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Rung chuông vàng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||
a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng: - Thể hiện được hiểu biết của bản thân về không gian mạng. - Hiểu thêm được đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của không gian mạng đối với học tập và cuộc sống hàng ngày. - Tích cực, nhiệt tình tham gia trả lời các câu hỏi trong trò chơi. b. Cách tiến hành - Đại diện nhà trường/ GV Tổng phụ trách Đội tổ chức cho HS tham gia trò chơi Rung chuông vàng về chủ đề Em biết gì về không gian mạng? Theo nội dung sau: + Chuẩn bị trước các câu hỏi (kèm đáp án) xoay quanh chủ đề không gian mạng (đặc điểm, vai trò, ý nghĩa, lưu ý an toàn...) phù hợp với HS lớp 5. Mỗi câu hỏi đưa ra kèm với 4 phương án trả lời. + HS tham gia trò chơi sẽ ngồi vào sân chơi đã được chia ô, đánh dấu số thứ tự và được phát các phiếu đáp án A, B, C, D. + Đại diện Ban tổ chức lần lượt đưa ra các câu hỏi. HS tham gia lắng nghe câu hỏi và đưa ra phương án trả lời mình cho là đúng. + Nếu HS trả lời đúng sẽ tiếp tục cuộc chơi. HS trả lời sai sẽ dừng cuộc chơi và ra cổ vũ cho các bạn chơi tiếp. + HS nào ở lại đến cuối cùng là người chiến thắng. - GV lần lượt đưa ra các câu hỏi: Câu 1: Khi truy cập mạng, mọi người có thể bị kẻ xấu lợi dụng, ăn cắp thông tin hay không? A. Có. B. Không. C. Tùy trường hợp. D. Không thể. Câu 2: Biện pháp nào bảo vệ thông tin cá nhân không đúng khi truy cập mạng? A. Không ghi chép thông tin cá nhân ở nơi người khác có thể đọc. B. Giữ máy tính không nhiễm phần mềm gián điệp. C. Cẩn trọng khi truy cập mạng qua wifi công cộng. D. Đăng tải tất cả thông tin cá nhân lên mạng cho mọi người cùng biết. Câu 3: Bản chất của virus là gì? A. Các phần mềm hoàn chỉnh. B. Các đoạn mã độc. C. Các đoạn mã độc gắn với một phần mềm. D. Là sinh vật có thể thấy được. Câu 4: Phần mềm độc hại viết ra với mục đích gì? A. Dùng để hỗ trợ các ứng dụng. B. Dùng với ý đồ xấu, gây ra tác động không mong muốn. C. Cải thiện khả năng xử lí của máy tính. D. Cả 3 ý trên. Câu 5: Biện pháp nào phòng chống hành vi bắt nạt trên mạng? A. Không kết bạn với những người lạ trên mạng. B. Tham gia các hội nhóm kín, không công khai. C. Chia sẻ thông tin, hình ảnh chưa xác thực về tổ chức, cá nhân. D. Đưa ra những bình luận chỉ trích gay gắt. - GV công bố đáp án:
- GV mời một số HS chia sẻ: + Cảm xúc của em sau khi tham gia trò chơi. + Kinh nghiệm của em về việc sử dụng mạng trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày. - GV khen ngợi HS đã tích cực tham gia trò chơi và thể hiện được hiểu biết của bản thân về không gian mạng. |
- HS lắng nghe và tham gia theo sự hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe và đưa ra câu trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, tiếp thu. |
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: An toàn khi giao tiếp trên mạng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng - Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho HS xem video về “Bảo vệ trẻ em trên mạng” - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi sau: + Em thấy internet đem lại những tiện ích gì? + Bên cạnh những tiện ích, internet còn ẩn chứa điều gì? + Để sử dụng internet hiệu quả ta cần làm gì? - GV mời đại diện một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Internet giúp con người giao tiếp, trò chuyện, mua sắm, giải trí, học tập trực tuyến không phụ thuộc vào vị trí, khoảng cách đồng thời tìm kiếm thông tin nhanh chóng, dễ dàng. + Internet cũng ẩn chứa những mặt tối bởi những thông tin, video xấu độc, dụ dỗ trẻ thực hiện những hành vi tiêu cực, gây tổn thương đến tâm lí... + Để sử dụng internet một cách hiệu quả, trẻ cần hiểu biết và nâng cao nhận thức về lợi ích và tác hại của internet. . - GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học: Video đã cho ta thấy được những nguy cơ gây mất an toàn khi sử dụng mạng. Để tìm hiểu sâu hơn, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Tuần 9 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: An toàn khi giao tiếp trên mạng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chia sẻ trải nghiệm sử dụng mạng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Chia sẻ được những trải nghiệm của bản thân khi sử dụng mạng. - Nêu được những lợi ích mà mạng mang lại cho bản thân. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm (4 – 6 HS). - GV tổ chức cho HS chia sẻ trong nhóm về trải nghiệm sử dụng mạng của bản thân theo gợi ý: + Những nội dung em thường truy cập trên mạng. + Điều thú vị mà em thấy từ mạng. + Ứng dụng của mạng trong học tập và cuộc sống. + Những lợi ích mà mạng mang lại. - GV tổ chức cho HS các nhóm tiến hành thảo luận. Mỗi nhóm cử một bạn làm thư kí ghi chép lại kết quả thảo luận của nhóm. - GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV khuyến khích HS chia sẻ những tình huống trải nghiệm cụ thể khi sử dụng mạng. - GV mời các nhóm khác đóng góp ý kiến hoặc đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn những trải nghiệm sử dụng mạng của bạn. - GV kết luận: Ngày nay, mạng (Internet) mang đến rất nhiều lợi ích cho người sử dụng. Có thể kể đến một số lợi ích như: cung cấp nguồn thông tin, kho kiến thức khổng lồ; hỗ trợ học tập trực tuyến; kết nối, trò chuyện được với mọi người; mở ra thế giới giải trí. Hoạt động 2: Nhận diện nguy cơ mất an toàn khi sử dụng mạng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được những nguy cơ mất an toàn khi sử dụng mạng của bản thân, bạn bè và người thân. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm (4 HS). - GV mời 3 HS lần lượt đọc các tình huống trong SGK tr.29. ………………………… |
- HS xem video.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài học.
- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS chia sẻ.
- HS đóng góp ý kiến hoặc đặt câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm. - HS đọc tình huống. …………………….
|
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây