Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức theo Module 3

Giáo án module 3 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức. Giáo án module 3 ( kế hoạch bài dạy theo module 3) là mẫu giáo án mới được biên soạn theo chương trình sách cánh diều mới. Mẫu giáo án này có nhiều quy định chi tiết khiến giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức theo Module 3
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức theo Module 3
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức theo Module 3
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức theo Module 3
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức theo Module 3
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức theo Module 3
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức theo Module 3
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức theo Module 3
Xem bài mẫu giáo án

Một số tài liệu quan tâm khác


KẾ HOẠCH BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 6 –  KNTT

CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

TUẦN 1 – TIẾT 2: LỚP HỌC MỚI CỦA EM

Thời lượng: 1 tiết

  1. MỤC TIÊU BÀI DẠY

Phẩm chất, năng lực

Yêu cầu cần đạt

STT của           Yêu cầu cần đạt

NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

 

 

Năng lực nhận thức và tư duy HĐTN

Kể được tên các bạn trong lớp, trong tổ và tên các thầy, cô giáo dạy lớp mình.

(1)

Nêu được những việc nên làm và không nên làm với bạn bè, thầy cô để giữ gìn tình bạn, tình thầy trò.

(2)

Biết cách thiết lập được mối quan hệ thân thiện với bạn bè, thầy cô.

(3)

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp, hợp tác

- Tích cực tham gia các hoạt động học tập được giao.

(4)

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Thể hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với tình huống ở trường học.

- Tự tin, thích ứng với môi trường học tập mới.

- Trình bày được suy nghĩ, ý tưởng, nguyện vọng của mình về ngôi trường mới.

(5)

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Nhân ái

- Yêu quý và tự hào về ngôi trường THCS.

- Yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn những công trình, cảnh quan sư phạm của nhà trường.

(6)

  1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
  2. Giáo viên
  • Kế hoạch bài giảng.
  • Thiết bị phát nhạc và các bài hát về trường, lớp, tình bạn, tình thầy trò.
  • Các tình huống về những việc nên làm và không nên làm đối với bạn bè, thầy cô xảy ra trong thực tiễn ở lớp, ở trường.
  • Một hộp giấy đựng phiếu trả lời câu hỏi trong Hoạt động 1 của HS.
  1. Học sinh
  • Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (Thời gian: 01 tiết/45 phút)

Mục tiêu (STT YCCĐ)

 

Nội dung  dạy học trọng tâm

 

PP/KTDH chủ đạo

 

Phương án   đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động

(5 phút)    

 

(4) (6)

- Nghe bài hát Mái trường mến yêu.

- Nêu cảm nghĩ của em sau khi nghe bài hát.

Nêu vấn đề/

Động não

Vấn đáp/ Câu hỏi, bảng kiểm

Hoạt động 2: Tìm hiểu lớp học mới

(10 phút)

(1) (4) (6)

- Giới thiệu bản thân trước lớp.

- So sánh trường THCS em học với trường tiểu học trước đây của em.

- Chia sẻ cảm xúc và mong muốn của em về môi trường lớp học thân thiện.

Dạy học nhóm, giải quyết vấn đề/ Khăn trải bàn

 

Vấn đáp, kiểm tra viết / Câu hỏi, Rubric

Hoạt động 3: Xác định những việc nên làm và không nên làm với bạn bè, thầy cô

 (15 phút)

(2) (3) (4) (5)

- Thiết lập quan hệ thân thiết với bạn bè.

- Thiết lập quan hệ thân thiết với thầy cô.

 

Dạy học nhóm/ Khăn trải bàn, động não

Vấn đáp, kiểm tra viết/ Câu hỏi, phiếu học tập, rubric

Hoạt động 4:

Xử lí tình huống để thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè, thầy cô

(10 phút)

(3) (4) (5)

Thảo luận, sắm vai để giải quyết các tình huống trong SGK. 

Dạy học nhóm, đóng vai/ Giao nhiệm vụ

Vấn đáp/Câu hỏi, thang đo

Hoạt động 5

Vận dụng

(5 phút)

(2) (3) (4) (5)

Làm bài tập vận dụng – sau giờ học trong SGK

Giao nhiệm vụ, đàm thoại gợi mở

Thang đo

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

  1. Mục tiêu: (4), (6).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến:

- Phần lắng nghe bài hát Mái trường mến yêu của HS.

- Phần nêu suy nghĩ của HS sau khi nghe bài hát Mái trường mến yêu.

- Phần nêu mong muốn của HS về môi trường học tập mới.

  1. Tổ chức hoạt động:

- GV cho HS nghe và cảm nhận ca từ trong bài hát Mái trường mến yêu.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em có cảm nhận gì về hình ảnh ngôi trường sau khi nghe bài hát Mái trường mến yêu?

+ Em có mong muốn gì khi được học trong một môi trường học tập mới ?

- HS nghe bài hát và trả lời câu hỏi.

- GV chuẩn kiến thức và dẫn dắt vào bài: Lớp học mới của em.

  1. Phương án đánh giá:

Yêu cầu

Xác nhận

Không

Lắng nghe và cảm nhận được ca từ của bài hát Mái trường mến yêu

 

 

Nêu được một vài cảm nhận của em về hình ảnh mái trường, thầy cô, bạn bè sau khi nghe bài hát.

 

 

Nêu được một số mong muốn của em khi học tập tại ngôi trường mới.

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu lớp học mới (10 phút)

  1. Mục tiêu: (1), (4), (6).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến:

- Phần giới thiệu của HS về bản thân theo các nội dung gợi ý.

- Phần trình bày, nêu cảm xúc của bản thân về môi trường lớp học thân thiện.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tự giới thiệu bản thân với các bạn trong tổ và lắng nghe các bạn trong tổ giới thiệu về mình theo các nội dung sau:

+ Họ và tên đây đủ (GV gợi ý HS có thể nói về ý nghĩa của tên mình để các bạn hiểu hơn và dễ nhớ).

+ Đã học ở trường tiểu học nào.

+ Địa chỉ nơi đang sống.

+ Sở trường, sở thích cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV yêu cầu đại diện tổ giới thiệu với lớp về các thành viên của tổ mình trước lớp.

Khuyến khích HS tìm các hình thức giới thiệu sao cho hấp dẫn, gây hứng thú cho lớp.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

+ GVCN giới thiệu về bản thân và các thầy cô giáo bộ môn.

+ GV yêu cầu HS hãy chia sẻ cảm xúc và mong muốn của em về môi trường lớp học thân thiện theo gợi ý sau: học tập, kỉ luật, phong trào, cơ sở vật chất, ứng xử với bạn bè, thái độ của thầy cô.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ GV giới thiệu về thầy cô bộ môn.

1, Tìm hiểu lớp học mới

- Trong môi trường học tập mới, em có nhiều bạn bè và thầy, cô giáo mới. Rất nhiều điểu mới mẻ và thú vị đón chờ các em ở phía trước. Các em hãy luôn thân thiện với bạn mới và thầy cô để tạo nên lớp học gắn bó, đoàn kết và thân ái.

- Cảm xúc và mong muốn về môi trường lớp học thân thiện:

+ Học tập: háo hức, hăng say, ham học hỏi, thích nghi với phương pháp học mới,…

+ Kỉ luật: nôn nao, lo lắng, chấp hành nề nếp, nội quy,...

+ Phong trào: tự tin, tự hào, tham gia đầy đủ các hoạt động,…

+ Cơ sở vật chất: có cơ hội khám phá hết các phòng học, lớp học khang trang,…

+ Ứng xử với bạn bè: Các bạn hòa đồng, giúp đỡ lẫn nhau cùng học tập,…

+ Thái độ của thầy cô: Tận tình, chu đáo, quan tâm học sinh, học được nhiều điều mới,…

  1. Phương án đánh giá

STT

TIÊU CHÍ

MỨC 1

MỨC 2

MỨC 3

MỨC 4

1

Giới thiệu về bản thân theo gợi ý

 

 

 

 

(4 điểm)

Không giới thiệu được về bản thân

 

 

 

 

(0 điểm)

Giới thiệu về bản thân nhưng chưa đầy đủ

 

 

(1.5 điểm)

Giới thiệu về bản thân nhưng không đầy đủ nhưng trình bày chưa rõ ràng

 (3 điểm)

Giới thiệu về bản thân một cách lưu loát, hấp dẫn.

 

(4 điểm)

2

Nêu được cảm xúc và mong muốn của bản thân về môi trường học tập mới

 

 

 

(3 điểm)

không nêu được cảm xúc và mong muốn của bản thân về môi trường học tập mới

 

 

(0 điểm)

Nêu được cảm xúc nhưng chưa nêu được mong muốn về môi trường học tập mới hoặc ngược lại

 

 

(2 điểm)

Nêu được cảm xúc và mong muốn của bản thân về môi trường học tập mới nhưng chưa trình bày được rõ ràng

 (2.5 điểm)

Nêu được cảm xúc và mong muốn của bản thân về môi trường học tập mới và trình bày mạch lạc

 

(3 điểm)

3

Biết được thầy cô chủ nhiệm và các thầy cô giáo bộ môn

 

 

 

(2 điểm)

Chưa biết về thầy cô chủ nhiệm và các thầy cô giáo bộ môn

 

 

(0 điểm)

Biết được một số ít thầy cô nhưng chưa đầy đủ

 

 

(1 điểm)

Biết được thầy cô giáo chủ nhiệm và thầy cô bộ môn nhưng  chưa nhớ

 

(1.5 điểm)

Biết được thầy cô chủ nhiệm, các thầy cô giáo bộ môn và có thể đặt câu hỏi để hiểu hơn về các thầy cô

 

(2 điểm)

4

Tính chủ động, ý thức làm việc của HS

 

 

(1 điểm)

Chưa hoàn thành công việc

 

(0 điểm)

HS lơ là, chưa tập trung vào nhiệm vụ

 

(0.5 điểm)

Hoàn thành công việc nhưng còn được nhắc nhở

 

 (0.75 điểm)

Chủ động hoàn thành công việc được giao, sắp xếp nhiệm vụ hợp lí

 

(1 điểm)

Hoạt động 3: Xác định những việc nên làm và không nên làm với bạn bè, thầy cô (15 phút)

  1. Mục tiêu: (2), (3), (4), (5).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến:

- Phần trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1 của HS về những việc nên làm và không nên với bạn bè.

- Phần trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1 của HS về những việc nên làm và không nên làm với thầy cô.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Sơ đồ SGK trang 6 và trả lời câu hỏi: Đọc những việc nên làm và không nên làm nên làm với thầy cô và bạn bè.

- GV chia HS thành 2 nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1:

+ Nhóm 1: Thảo luận với bạn bè những việc nên làm và không nên làm với bạn bè theo bảng sau:

STT

Nên làm

Không nên làm

 

 

 

 

 

 

+ Nhóm 2: Thảo luận với bạn bè những việc nên làm và không nên làm với thầy cô theo bảng sau:

STT

Nên làm

Không nên làm

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ HS ghi bài.

2. Xác định những việc nên làm và không nên làm với bạn bè, thầy cô

- Những việc nên và không nên làm với bạn bè:

STT

Nên làm

Không nên làm

1

Cởi mở, hòa đồng với các bạn

 

Tự cao, chỉ chơi với các bạn cho là hợp với mình

2

Chân thành, thân thiện với bạn

Đố kị, ganh đua

3

Thẳng thắng, tế nhị trong góp ý

 

Không thẳng thắn, thích nói xấu sau lưng bạn

4

Tránh nói những câu làm bạn tổn thương

 

Để cảm xúc tức giận chi phối trong lời nói và hành động

5

Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau

 

Ích kỉ, không biết cảm thông, giúp đỡ bạn

- Những việc nên và không nên làm với thầy cô:

STT

Nên làm

Không nên làm

1

Tôn trọng, lễ phép với thầy cô

Thái độ, hành vi, lời nói thiếu tôn trọng với thầy cô

2

Lắng nghe, thực hiện theo lời thầy cô

Không lắng nghe thầy cô

 

3

Quan niệm thầy cô như người bạn lớn tuổi, chủ động hỏi nếu chưa hiểu

Giữ khoảng cách với thầy cô

 

4

Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết

Thờ ơ với thầy cô

 

5

Suy nghĩ, sửa chữa về những lời góp ý của thầy cô

Ích kỉ, không biết cảm thông với thầy cô

 

  1. Phương án đánh giá

STT

TIÊU CHÍ

MỨC 1

MỨC 2

MỨC 3

MỨC 4

1

Xác định được những việc nên làm và không nên làm với bạn bè

 

 

 

 

(4 điểm)

Không nêu được đa giác mặt bên

 

 

 

 

 

 

(0 điểm)

Nêu được các mặt bên là hình chữ nhật, nhưng chưa kiểm tra được kết luận bằng eke

 

 

(2,0 điểm)

Nêu được các mặt bên là hình chữ nhật, có kiểm chứng được kết luận bằng eke nhưng trình bày chưa mạch lạc

(3 điểm)

Nêu được các mặt bên là hình chữ nhật, có kiểm chứng và trình bày rõ ràng, mạch lạc

 

 

 

(4 điểm)

2

Xác định được những việc nên làm và không nên làm với thầy cô

 

 

(4 điểm)

Không nêu được được hai đa giác đáy bằng nhau

 

 

 

 (0 điểm)

Nêu được đa giác đáy bằng nhau nhưng không biết cách kiểm chứng

 

 

(2 điểm)

Nêu được đa giác đáy bằng nhau, nêu được cách kiểm chứng nhưng chưa rõ ràng

 (3 điểm)

Nêu được đa giác đáy bằng nhau, nêu được phương pháp kiểm chứng một cách rõ ràng

(4 điểm)

3

Tính chủ động, ý thức làm việc của các thành viên trong nhóm

 

 

(2 điểm)

Không biết sắp xếp, phân chia công việc, chưa hoàn thành công việc

(0 điểm)

Thành viên trong nhóm lơ là, chưa tập trung vào nhiệm vụ

 

(1 điểm)

Hoàn thành công việc nhưng còn được nhắc nhở

 

 

 (1.5 điểm)

Chủ động hoàn thành công việc được giao, sắp xếp nhiệm vụ hợp lí

 

(2 điểm)

Hoạt động 4: Thực hành – Xử lí tình huống để thiết lập quan hệ thân thiết với bạn bè, thầy cô (10 phút)

  1. Mục tiêu: (3), (4), (5).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần giải quyết và xử lí tình huống 1, 2 trong SGK của HS.
  3. Tổ chức hoạt động:

- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm không quá 8 người.

- Yêu cầu các thành viên trong mỗi nhóm thảo luận, sắm vai thể hiện cách giải quyết hai tình huống trong SGK. Mỗi nhóm sắm vai trước lớp một trong hai tình huống đó.

Tình huống 1: Trong mấy ngày qua, Hương nhận thấy bạn Tâm trong lớp có vẻ khéo mình và nhút nhát. Nếu là Hương em sẽ làm gì để Tâm hòa đồng với các bạn tọng lớp?

Tình huống 2: Tiết học Toán đã kết thúc mà Hưng vẫn cảm thấy chưa hiểu rõ về nội dung bài học. Nếu là Hưng, em sẽ làm gì để hiểu rõ bài hơn?

- Yêu cầu HS: Trong khi một nhóm thể hiện thì các nhóm khác chú ý quan sát và lắng nghe tích cực để có thể học hỏi và đặt câu hỏi hoặc bình luận, góp ý.

- Sau khi các nhóm đã thể hiện xong, GV tổ chức cho HS tham gia bình luận, góp ý.

- GV cùng HS phân tích, kết luận những cách xử lí và thể hiện phù hợp.

  1. Phương án đánh giá

Hãy đánh dấu x vào ô phù hợp với những tiêu chí sau:

  1. Hoàn toàn không thể giải quyết
  2. Hoàn thành nhưng chưa chắc chắn
  3. Hoàn thành và chắc chắn

STT

Tiêu chí

1

2

3

1

Đóng vai và giải quyết tình huống 1

 

 

 

2

Đóng vai và giải quyết tình huống 2

 

 

 

Hoạt động 5: Vận dụng

  1. Mục tiêu: (2), (3), (4), (5).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: sản phẩm của HS sau hoạt động
  3. Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS sau giờ học tiếp tục thực hiện những việc sau:

+ Tìm hiểu thêm về bạn bè, thầy cô giáo mới dạy lớp mình.

+ Hằng ngày thực hiện những điều nên làm để thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè, kính trọng và gần gũi với thầy cô.

+ Gợi ý HS làm một món quà để tặng bạn hoặc thầy, cô giáo mà em mới quen.

- GV yêu cầu HS chia sẻ những điểu thu hoạch/ học được/ rút ra được bài học kinh

nghiệm sau khi tham gia các hoạt động.

  1. Phương án đánh giá

Hãy đánh dấu x vào ô phù hợp với những tiêu chí sau:

  1. Hoàn toàn không thể
  2. Có thể hoàn thành một số ít
  3. Hoàn thành tốt

STT

Tiêu chí

1

2

3

1

Tìm hiểu thêm về bạn bè, thầy cô giáo mới của lớp mình

 

 

 

2

Thực hiện những điều nên làm để thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè, kính trọng và gần gũi với thầy cô

 

 

 

3

Làm một món quà để tặng bạn hoặc thầy, cô giáo mà em mới quen

 

 

 

 

Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức theo Module 3
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức theo Module 3

=> Giáo án hướng nghiệp 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Từ khóa: Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức theo Module 3, Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức Module 3, giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 giáo án theo module 3 KNTT

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725
Chat hỗ trợ
Chat ngay