Giáo án Khoa học 4 kết nối Bài 24: Chế độ ăn uống cân bằng
Giáo án Bài 24: Chế độ ăn uống cân bằng sách Khoa học 4 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 4 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án khoa học 4 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Khoa học 4 kết nối Bài 24: Chế độ ăn uống cân bằng
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 24: CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CÂN BẰNG
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS:
- Trình bày được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, ăn nhiều rau, hoa quả và uống đủ nước mỗi ngày.
- Nêu được ở mức độ đơn giản về chế độ ăn uống cân bằng.
- Nhận xét được bữa ăn có cân bằng, lành mạnh không dựa vào Tháp dinh dưỡng của trẻ em và đối chiếu với thực tế bữa ăn trong ngày ở nhà, ở trường.
- Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Dựa vào Tháp dinh dưỡng của trẻ em, nhận xét được bữa ăn có cân bằng, lành mạnh hay không.
- Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 1. Đối với giáo viên:
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Tranh ảnh trong SGK.
- Hình Tháp dinh dưỡng đã được phóng to.
- Phiếu tìm hiểu, ghi chép thông tin bữa ăn hai ngày ở nhà và ở trường.
- Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
- Đối với học sinh:
- SGK.
- VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khuyến khích HS nói được ngày khác nhau, bữa khác nhau sẽ sử dụng những loại thức ăn khác nhau. Từ đó đưa ra hiểu biết ban đầu lí giải sự khác nhau đó. b. Cách thức thực hiện: - GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên những món ăn yêu thích của em. Hằng ngày, chúng ta có nên chỉ ăn liên tục những món yêu thích không? Vì sao? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét chung, không chốt đúng sai mà dẫn dắt vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay – Chế độ ăn uống cân bằng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn a. Mục tiêu: HS phân tích, nhận xét được thực đơn tốt cho sức khỏe; chỉ ra được thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, thức ăn có nguồn gốc từ động vật, từ đó nêu được ích lợi của mỗi loại. b. Cách tiến hành: * HĐ 1.1 - GV yêu cầu HS quan sát bảng ở mục 1 (SGK trang 88). - GV hướng dẫn HS đọc thông tin về các món ăn theo từng ngày và trả lời câu hỏi: + Ngày nào có nhiều loại thức ăn khác nhau? Bữa ăn nào có đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng? + Thực đơn của ngày nào tốt cho sức khỏe của trẻ em? Vì sao? - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương các HS có câu trả lời đúng. - GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết thức ăn của các ngày trên gồm những nhóm chất dinh dưỡng nào? - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đưa ra đáp án: + Ngày thứ Tư, thức ăn chủ yếu chứa chất bột đường (từ cơm, xôi, hồng xiêm), có nhiều vi-ta-min và chất khoáng (từ bí xanh, rau xanh), có chất đạm (từ đậu, đỗ, vừng và sữa chua), hầu như không có chất béo. + Ngày thứ Năm, thức ăn chứa chất bột đường (từ bánh mì, cơm, dưa hấu, bánh bí đỏ), chất đạm (từ cá, thịt, tôm, trứng, quả đỗ), chất béo (từ thịt, đỗ xào), vi-ta-min và chất khoáng (trứng, cải, bí đỏ, canh rau). + Ngày thứ Sáu, quá nhiều thức ăn chứa chất đạm (từ thịt các loại, bánh ca-ra-men, sữa chua, đậu phụ, cá), có chất bột đường (từ xôi, bún, bánh quy, cơm), có chất béo (cá chiên, thịt), không có hoặc có rất ít vi-ta-min và chất khoáng. * HĐ 1.2 - GV chia lớp thành các nhóm 4. - GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn và cho biết điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu: + Các bữa chỉ ăn thịt, cá mà không ăn rau xanh, quả chín. + Chỉ ăn canh trong bữa cơm mà trong ngày không uống nước. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm xung phong trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần). - GV nhắc nhở HS ăn trái cây, nhiều rau xanh và uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo chất dinh dưỡng và giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt. * HĐ 1.3 - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và 2.
- GV tổ chức cho HS đọc thông tin tương ứng trong SGK trang 89 và nhận biết được ích lợi của chất đạm, chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật, từ đó trả lời câu hỏi: + Thức ăn nào có nguồn gốc từ động vật, thức ăn nào có nguồn gốc từ thực vật? + Ăn những thức ăn chứa chất đạm, chất béo từ thịt, cá,... có ích lợi gì? + Ăn thức ăn chứa chất đạm từ đậu, đỗ, lạc,... có ích lợi gì? - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương các HS có câu trả lời đúng. - GV nêu câu hỏi: + Vì sao chúng ta cần ăn phối hợp thức ăn chứa chất đạm có nguồn gốc từ thực vật và động vật? + Vì sao chúng ta cần ăn phối hợp thức ăn chứa chất béo có nguồn gốc từ thực vật và động vật? - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng. Hoạt động 2: Ăn uống cân bằng, lành mạnh a. Mục tiêu: HS nêu được sơ lược khái niệm về ăn uống cân bằng, lành mạnh; nhận biết được mức độ sử dụng của mỗi loại thực phẩm; dựa vào Tháp dinh dưỡng để nhận ra một số thói quen ăn uống hằng ngày chưa lành mạnh. b. Cách tiến hành: * HĐ 2.1 - GV yêu cầu HS quan sát hình 3. - GV giới thiệu ý nghĩa của Tháp dinh dưỡng: + Là sơ đồ để minh họa lượng thực phẩm trung bình mà một trẻ nên ăn trong một ngày; + Hình dạng tháp cho thấy càng lên cao, lượng thực phẩm được khuyến cáo dùng ít đi; + Là công cụ đơn giản từ đó ăn đúng lượng, đủ chất để đảm bảo nhu cầu về năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết, duy trì sức khỏe tốt. - GV đặt câu hỏi: + Mỗi tầng Tháp dinh dưỡng chứa những thực phẩm nào? + Những thực phẩm đó thuộc nhóm nào? + Mức độ cần sử dụng thực phẩm trong mỗi tầng như thế nào? - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng. * HĐ 2.2 - GV chia lớp thành các nhóm 4. - GV yêu cầu HS quan sát Hình 4. - GV đặt câu hỏi: + Bữa ăn nào trong hình 4 đã cân bằng, lành mạnh? Vì sao? + Cần thêm hoặc bớt thức ăn trong khay như thế nào để có bữa ăn cân bằng, lành mạnh? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần). * HĐ 2.3 - GV chia lớp thành các nhóm 4. - GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: + Những thức ăn, đồ uống nào chứa nhiều đường cần ăn ít, chứa nhiều muối cần ăn hạn chế? + Những thức ăn nào không cần sử dụng thêm gia vị chấm khi ăn? + Nếu đã ăn canh trong các bữa ăn có cần uống nước lọc trong ngày nữa không? Vì sao? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần). - GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?” để biết lí do cần hạn chế sử dụng thêm các loại gia vị chấm trong các bữa ăn. - GV nhắc nhở HS ăn ít, ăn hạn chế gia vị chấm. - GV đặt câu hỏi: + Liệt kê các thức ăn, đồ uống em đã ăn hai ngày gần đây ở nhà, ở trường theo gợi ý sau. (Bảng gợi ý ở cuối bài) + Dựa vào Tháp dinh dưỡng, đối chiếu với các bữa ăn trong hai ngày trên và nhận xét: Các bữa ăn trong ngày đã cân bằng, lành mạnh chưa? Vì sao? + Em cần thay đổi điều gì về thói quen ăn uống để các bữa ăn cân bằng, lành mạnh có lợi cho sức khỏe? - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đưa ra góp ý (nếu cần). * CỦNG CỐ - GV yêu cầu HS tổng kết bài học theo nội dung “Em đã học”. - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong nêu nội dung tổng kết. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, bổ sung (nếu cần). - GV đặt câu hỏi củng cố: + Thực phẩm trong mỗi bữa ăn như thế nào được cho là có bữa ăn cân bằng? + Theo em, trẻ em không nên sử dụng thường xuyên thực phẩm nào sau đây: khoai tây chiên, đậu phụ sốt cà chua, thịt luộc, canh bí đỏ, xúc xích rán, cá kho? Giải thích. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Làm bài tập trong VBT. - Đọc trước nội dung bài 25. |
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Cánh gà chiên coca, lẩu gà lá é, bún đậu mắm tôm, ốc nấu chuối đậu, thịt kho trứng,... - Không nên ăn liên tục những món yêu thích vì không có một món ăn nào có thể cung cấp đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Ngày thứ Năm có thức ăn được chế biến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau, đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng, do vậy tốt cho sức khỏe trẻ em. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS trả lời: + Thiếu hụt vi-ta-min và chất khoáng do thường xuyên ăn thiếu rau xanh và quả chín. + Thiếu hụt nước do thường xuyên chỉ ăn canh trong các bữa ăn, không uống đủ nước lọc. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Thức ăn có nguồn gốc từ động vật: thịt lợn, cá,…; thức ăn có nguồn gốc từ thực vật: đậu, lạc,… + Chất đạm, chất béo có nguồn gốc từ động vật (như thịt lợn, gà, bò, mỡ lợn, bơ,…) có chứa một số thành phần cần thiết cho sự phát triển cơ thể. Chất đạm, chất béo từ cá lại dễ tiêu hóa và tốt cho tim mạch. + Chất đạm, chất béo có nguồn gốc từ thực vật (đậu, đỗ, lạc, dầu ăn) cơ thể dễ hấp thụ, tốt cho tim mạch. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Vì chất đạm có nguồn gốc từ động vật có một số thành phần cần thiết cho sự phát triển cơ thể nhưng lại khó hấp thụ. Chất đạm có nguồn gốc từ thực vật cơ thể dễ hấp thụ nhưng thiếu một số thành phần cần thiết đối với sự phát triển cơ thể. + Vì chất béo có nguồn gốc từ động vật chứa một số thành phần cần thiết cho cơ thể nhưng nếu ăn nhiều không tốt cho tim mạch. Chất béo có nguồn gốc từ thực vật dễ hấp thụ, tốt cho tim mạch nhưng lại thiếu một số thành phần cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi nhớ.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: Mỗi tầng của Tháp dinh dưỡng chứa các loại thực phẩm thuộc các nhóm khác nhau với mức độ cần sử dụng khác nhau, cụ thể: + Muối: Ăn hạn chế (dưới 4 g). + Đường, đồ ngọt: Ăn ít (dưới 15 g). + Dầu, mỡ: Ăn ít (dưới 15 g). + Thịt, thủy sản, trứng, hạt giàu đạm: Ăn vừa phải (từ 150 g đến 250 g). + Sữa và sản phẩm từ sữa: Ăn, uống vừa phải (từ 400 ml đến 600 ml). + Rau lá, rau củ quả: Ăn đủ (từ 150 g đến 250 g). + Trái cây, quả chín: Ăn đủ (từ 150 g đến 250 g). + Ngũ cốc, khoai củ và sản phẩm chế biến: Ăn đủ (từ 150 g đến 250 g). + Ngoài ra, nên hoạt động thể lực 60 phút/ngày và uống đủ từ 1300 ml đến 1500 ml nước mỗi ngày. + Chất bột đường giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. + Vi-ta-min và chất khoáng giúp tăng cường sức đề kháng, từ đó giúp cơ thể chống lại bệnh tật và giúp tiêu hóa tốt. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV. - HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Bữa ăn ở hình 4a có sự cân bằng, lành mạnh vì đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng, lượng chất bột đường vừa cân đối so với các chất còn lại, có hai loại rau củ và rau xanh, chất đạm từ hai loại thực phẩm thịt, cá. + Bữa ăn ở hình 4b không có rau, củ nên thiếu vi-ta-min và chất khoáng, nhiều đồ chiên, rán, có sử dụng nước chấm cần bổ sung thêm rau, củ và giảm bớt đồ chiên, rán để bữa ăn cân bằng, lành mạnh. + Bữa ăn hình 4c không có rau nên thiếu vi-ta-min và chất khoáng, lượng chất bột đường ít so với chất đạm, sử dụng nước chấm không cần thiết, nhiều đồ chiên, rán cần bổ sung thêm các món có rau, củ, chất bột đường, giảm lượng nước chấm và đồ chiên, rán. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.
- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt,… cần ăn ít; các loại thức ăn chứa nhiều muối như thức ăn nhanh, đồ hộp, ô mai,… cần ăn hạn chế. + Thức ăn không cần sử dụng thêm gia vị chấm khi ăn: các loại đồ xào, kho,… + Dù đã ăn cành trong các bữa cơm vẫn cần uống nước lọc trong ngày, vì lượng nước canh chưa đủ lượng nước cần cho cơ thể để thực hiện các hoạt động sống, ngoài ra nước canh có thể mặn (có muối), không tốt cho cơ thể. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi nhớ. - HS đọc bài.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Bảng liệt kê thức ăn trong hai ngày được đính kèm ở cuối bài. + Các bữa ăn trong ngày chưa cân bằng, lành mạnh vì các bữa ăn trong ngày thứ hai chưa có đủ các nhóm chất dinh dưỡng (không có rau, củ, thiếu thực phẩm thuộc nhóm vi-ta-min và chất khoáng, nhiều chất béo, chất đạm,...) + Cần hạn chế ăn đồ chiên, rán, thêm các thức ăn từ rau, củ,... vào bữa ăn. - HS lắng nghe, ghi bài.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi củng cố.
- HS trả lời: + Bữa ăn có đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng với lượng phù hợp. + Không nên thường xuyên ăn khoai tây chiên, xúc xích rán vì đồ ăn được chiên, rán đều không tốt cho sự phát triển của trẻ em, ăn thường xuyên dễ gây béo phì. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 kết nối tri thức đủ cả năm