Giáo án Khoa học 4 kết nối Bài 25: Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng

Giáo án Bài 25: Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng sách Khoa học 4 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 4 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án khoa học 4 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Khoa học 4 kết nối Bài 25: Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 25: MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG

(3 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

  • Nêu được tên, dấu hiệu chính và nguyên nhân của một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.
  • Thực hiện được một số việc làm để phòng tránh một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng và vận động mọi người cùng thực hiện.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Nêu được tên, dấu hiệu chính, nguyên nhân của một số bệnh do thiếu hoặc thừa dinh dưỡng.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  2. 1. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Tranh ảnh trong SGK.
  • Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
  • Bảng theo dõi Hoạt động vận động trong ba ngày.
  1. Đối với học sinh:
  • SGK.
  • VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khuyến khích sự chia sẻ những hiểu biết về bệnh béo phì (thừa chất dinh dưỡng) hoặc còi xương (thiếu chất dinh dưỡng).

b. Cách thức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Hãy nói những điều em biết về bệnh do thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng.

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

- GV nhận xét chung, không chốt đúng sai

mà dẫn dắt vào bài học: Vậy liệu câu trả lời của các bạn có đúng hay không, còn nguyên nhân nào dẫn đến các bệnh liên quan về dinh dưỡng nữa,… tất cả sẽ có câu trả lời trong bài học hôm nay – Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Bệnh thừa cân béo phì

a. Mục tiêu: HS nêu được biểu hiện bên ngoài của người mắc bệnh thừa cân béo phì, nguyên nhân gây bệnh và các việc cần làm để phòng tránh bệnh thừa cân béo phì.

b. Cách tiến hành:

* HĐ 1.1

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi:

+ Hình nào thể hiện người thừa cân béo phì. Vì sao em biết?

+ Những ai có thể mắc bệnh thừa cân béo phì?

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm xung phong trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng.

- GV giải thích thêm: người được coi là béo phì khi thừa cân nặng tính theo chiều cao, kèm theo những dấu hiệu về lớp mỡ tại một số vị trí nhất định trên cơ thể; một số trẻ em có chiều cao vượt trội so với chiều cao chuẩn thì cân nặng cũng sẽ theo đó nhiều hơn, tuy nhiên chưa chắc đã phải bệnh thừa cân béo phì, nếu không kèm theo các dấu hiệu về lớp mỡ.

* HĐ 1.2

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Cho biết thói quen ăn uống, vận động như thế nào có thể dẫn đến bệnh thừa cân béo phì.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).

* HĐ 1.3

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi: Theo em cần làm gì để phòng tránh bệnh thừa cân béo phì?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng.

- GV đặt câu hỏi tổng kết: Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh thừa cân béo phì?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng.

- GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?”.

- GV yêu cầu HS:

+ Chia sẻ ích lợi của chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lí với sự phát triển vượt trội, tích cực của trẻ em.

+ Liên hệ chế độ sinh hoạt khoa học ở trường của HS: khẩu phần ăn trưa (ăn sáng, nếu có), thời gian ngồi tĩnh tại giữa các tiết học, HS có hoạt động ở một số thời điểm trong ngày.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ. Các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS xung phong chia sẻ.

- GV tổ chức cho HS xây dựng kế hoạch theo dõi hoạt động vận động hằng ngày theo mẫu (được đính kèm ở cuối bài).

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong chia sẻ kế hoạch. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV tuyên dương các HS có tinh thần xung phong, nhận xét bảng kế hoạch hoạt động của HS (nếu cần).

- GV tổ chức cho HS chia sẻ với bạn một số thói quen ăn uống, vận động mà HS cần thay đổi để phòng tránh bệnh thừa cân béo phì.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

- GV nhận xét, đưa ra góp ý (nếu cần).

Hoạt động 2: Bệnh suy dinh dưỡng thấp còi, bệnh thiếu máu thiếu sắt

a. Mục tiêu: HS nêu được biểu hiện bên ngoài của người mắc bệnh suy dinh dưỡng thấp còi và bệnh thiếu máu thiếu sắt; liệt kê được các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hai bệnh trên và các việc cần làm để phòng tránh.

b. Cách tiến hành:

* HĐ 2.1

- GV yêu cầu HS quan sát hình 3 đến hình 5.

- GV đặt câu hỏi:

+ Bạn trong hình có thể mắc bệnh gì?

+ Nêu tên và một số dấu hiệu của bệnh đó.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng.

* HĐ 2.2

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin trong SGK (mục 2.2 trang 96) và cho biết nguyên nhân nào dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng thấp còi, bệnh thiếu máu thiếu sắt.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đưa ra đáp án:

+ Bệnh suy dinh dưỡng thấp còi: chế độ ăn uống không cân đối, không khoa học nên dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng cung cấp cho hoạt động bình thường của cơ thể, lâu ngày cơ thể bị bệnh.

+ Bệnh thiếu máu thiếu sắt: cơ thể mắc một số bệnh liên quan đến cơ quan tiêu hóa, hô hấp khiến cơ thể mệt mỏi, yếu, không hấp thu được các chất dinh dưỡng từ thức ăn, lâu ngày cơ thể bị bệnh.

* HĐ 2.3

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi: Theo em cần làm gì để phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng thấp còi, bệnh thiếu máu thiếu sắt?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).

- GV đặt câu hỏi: Trong các thông tin về nguyên nhân dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu máu thiếu sắt, nguyên nhân nào liên quan đến chế độ ăn uống?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 6 và hình 7.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: Việc làm nào nên làm hoặc không nên làm để phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng thấp còi, bệnh thiếu máu thiếu sắt. Vì sao?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương các HS có câu trả lời đúng.

- GV đặt câu hỏi mở rộng: Nêu một số việc làm khác để phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng thấp còi, bệnh thiếu máu thiếu sắt.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).

- GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?”.

- GV chia sẻ: Nếu trẻ bị mắc một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động hằng ngày và sự phát triển bình thường của trẻ em.

Hoạt động 3: Thực hành phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng

a. Mục tiêu: HS phân biệt được việc nên làm hoặc không nên làm để phòng bệnh liên quan đến dinh dưỡng.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 8 đến hình 11.

- GV đặt câu hỏi: Cho biết việc làm nào trong các hình trên giúp phòng tránh được những bệnh gì. Giải thích vì sao.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng.

- GV căn dặn HS về nhà thực hiện một số hoạt động phù hợp.

- GV yêu cầu HS quan sát bảng thực đơn gợi ý.

- GV yêu cầu: Dựa vào bảng “thực đơn” gợi ý, hãy xây dựng một số bữa ăn có lợi cho sức khỏe, phòng tránh một trong các bệnh: suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu máu thiếu sắt, thừa cân béo phì.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS có thực đơn hợp lí.

- GV yêu cầu HS thực hiện một số việc để phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng và chia sẻ với bạn.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong chia sẻ. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương các HS có hành động cụ thể giúp phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng.

- GV tổ chức cho HS nêu một số việc làm và vận động mọi người trong gia đình cùng thực hiện phòng, tránh một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong chia sẻ. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương các HS có việc làm hữu ích.

* CỦNG CỐ

- GV yêu cầu HS tổng kết bài học theo nội dung “Em đã học”.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong nêu nội dung tổng kết. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).

- GV đặt câu hỏi củng cố:

+ Kể dấu hiệu của người mắc bệnh thừa cân béo phì và nguyên nhân dẫn đến bệnh.

+ Kể dấu hiệu của người mắc bệnh suy dinh dưỡng thấp còi và nguyên nhân dẫn đến bệnh.

+ Kể dấu hiệu của người mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt và nguyên nhân dẫn đến bệnh.

+ Nêu một số hoạt động vận động hằng ngày của em và nêu lợi ích của việc làm đó.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong VBT.

- Đọc trước nội dung bài 26.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời:

+ Bệnh béo phì do ăn thừa chất bột đường, chất béo, chất đạm và cơ thể ít vận động.

+ Bệnh suy dinh dưỡng thấp còi do ăn thiếu các chất dinh dưỡng.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Hình 1b, c, d thể hiện người thừa cân béo phì; ta dựa vào đặc điểm về lớp mỡ trên cơ thể và cân nặng của những người trong hình.

+ Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh này.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời: Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh thừa cân béo phì là

+ Thói quen (thường xuyên) ăn nhiều thức ăn hơn tiêu chuẩn dành cho mỗi khẩu phần (quá thừa chất bột đường, chất đạm và chất béo).

+ Ăn buổi tối trước khi đi ngủ; ăn đồ ăn nhanh, uống nước ngọt có ga.

+ Thói quen ít vận động, thường xuyên ngồi tĩnh tại.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời:

+ Hạn chế tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh (thức ăn nhanh, nước ngọt có ga,...).

+ Tham gia các hoạt động thể dục thể thao.

+ Có chế độ ăn uống lành mạnh, tuân theo Tháp dinh dưỡng.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời: Nguyên nhân dẫn đến bệnh thừa cân, béo phì do chế độ ăn không hợp lí: thừa về lượng, chất dinh dưỡng chưa đảm bảo, thời gian ăn uống chưa khoa học, ít vận động cơ thể.

 - HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ:

+ Chế độ dinh dưỡng và vận động có vai trò quan trọng với sự phát triển chiều cao cơ thể. Vận động cơ bắp giúp xương tăng cường hấp thụ can-xi từ thức ăn hằng ngày để xương dài ra, chắc chắn hơn.

+ Khẩu phần ăn trưa đầy đủ 4 nhóm chất

dinh dưỡng; có các hoạt động thể dục giữa

giờ.

- HS lắng nghe, phát huy.

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

- HS chia sẻ. (Gợi ý trả lời được đính kèm ở cuối bài)

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

- HS chia sẻ:

+ Hạn chế ăn đồ chiên, rán, thức ăn nhanh, nước ngọt có ga,…

+ Vận động thích hợp sau khi ăn.

+ Không dành quá nhiều thời gian để ngồi tĩnh tại.

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời:

+ Hình số 3, bạn có thể mắc bệnh suy dinh dưỡng thấp còi. Bạn có dấu hiệu thấp và nhẹ cân hơn tiêu chuẩn của các bạn khác cùng lứa tuổi.

+ Hình số 4, 5, bạn có thể mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt do bạn có biểu hiện mệt, chóng mặt, da xanh, thiếu tập trung khi học tập.

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời: Một số việc cần làm để phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng thấp còi, bệnh thiếu máu thiếu sắt là

+ Ăn đa dạng, ăn đủ nhóm chất dinh dưỡng;

nếu cơ thể mắc bệnh cần chữa kịp thời, dứt

điểm.

+ Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung thức ăn giàu chất sắt trong giai đoạn dậy thì.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời:

+ Chế độ ăn thiếu chất bột đường, chất đạm, chất béo, không đủ cung cấp cho hoạt động bình thường của cơ thể.

+ Chế độ ăn thiếu những thức ăn giàu chất sắt như thịt có màu đỏ, rau có màu xanh đậm, trứng,...

+ Cơ thể trong giai đoạn tăng nhu cầu về chất sắt như giai đoạn trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ có thai,... nhưng không được cung cấp đủ.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời:

+ Việc ở hình 6 nên làm vì rửa tay trước khi ăn phòng tránh nhiễm giun, tiêu chảy.

+ Việc ở hình 7 không nên làm vì bạn ăn không đủ sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng (bột đường).

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời:

+ Đa dạng hóa bữa ăn.

+ Bổ sung viên sắt.

+ Phòng chống các bệnh nhiễm kí sinh trùng,…

+ Kết hợp ăn uống và vận động để tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi nhớ.

- HS đọc bài

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời:

+ Việc làm ở hình 8: ăn đủ chất dinh dưỡng giúp phòng bệnh suy dinh dưỡng thấp còi hoặc thiếu máu thiếu sắt,...

+ Việc làm ở hình 9, 10: vận động cơ thể giúp phòng bệnh béo phì,...

+ Việc làm ở hình 11: bạn theo dõi chiều cao, cân nặng thường xuyên giúp ngăn ngừa bệnh béo phì, suy dinh dưỡng thấp còi.

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

- HS trình bày: Thiếu máu thiếu sắt nên ăn các món thịt, trứng: gà luộc, thịt lợn xiên nướng, bò xào, trứng chiên để bổ sung sắt cho cơ thể

+ Bữa 1: Cơm, rau xào, thịt gà luộc, trứng chiên, nước chanh.

+ Bữa 2: Cơm, bò hầm rau củ, cua sốt me

và nước quả tươi.

- HS lắng nghe, phát huy.

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

- HS chia sẻ:

+ Thường xuyên đi dạo, chơi thể thao cùng gia đình.

+ Hạn chế tiêu thụ đồ chiên, rán, thức ăn nhanh, nước ngọt có ga.

+ Xây dựng thực đơn đủ các nhóm chất dinh dưỡng.

+ Chữa, trị bệnh kịp thời, dứt điểm khi bị ốm.

- HS lắng nghe, phát huy.

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

- HS trả lời:

+ Ăn đủ bữa và các nhóm chất dinh dưỡng.

+ Vận động cơ thể ít nhất 60 phút mỗi ngày.

+ Theo dõi chiều cao và cân nặng cơ thể thường xuyên.

+ Gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe cơ thể nếu có dấu hiệu tăng cân hoặc giảm cân quá mức, mệt mỏi,...

- HS lắng nghe, phát huy.

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

- HS đọc bài.

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi củng cố.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Người bị bệnh thừa cân béo phì có cân nặng theo chiều cao lớn hơn cân nặng theo chiều cao chuẩn của độ tuổi. Cơ thể người bị bệnh có những lớp mỡ nhiều quá mức, tích tụ tại một số bộ phận như dưới cánh tay, bụng, eo, cằm,... Nguyên nhân gây bệnh thường do chế độ ăn uống thừa các chất bột đường, chất béo, chất đạm và ít vận động.

+ Trẻ em bị bệnh suy dinh dưỡng thấp còi có chiều cao, cân nặng thấp hơn chiều cao cân nặng chuẩn cùng độ tuổi; nguyên nhân gây bệnh do ăn thiếu các chất dinh dưỡng.

+ Người bị bệnh thiếu máu thiếu sắt thường mệt mỏi, da xanh,... do cơ thể bị thiếu sắt cung cấp cho quá trình tạo máu. Nguyên nhân gây bệnh do ăn thiếu thức ăn chứa chất sắt.

+ Chơi thể thao 60 phút mỗi ngày để phòng chống bệnh thừa cân béo phì.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 KNTT CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 KNTT CHỦ ĐỀ 2. NĂNG LƯỢNG

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 KNTT CHỦ ĐỀ 3. THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 KNTT CHỦ ĐỀ 4. NẤM

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 KNTT CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 KNTT CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 KNTT CHỦ ĐỀ 2. NĂNG LƯỢNG

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 KNTT CHỦ ĐỀ 3. THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 KNTT CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 KNTT CHỦ ĐỀ 6: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay