Giáo án Khoa học 4 kết nối Bài 26: Thực phẩm an toàn

Giáo án Bài 26: Thực phẩm an toàn sách Khoa học 4 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 4 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Khoa học 4 kết nối Bài 26: Thực phẩm an toàn

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 26: THỰC PHẨM AN TOÀN

(2 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

  • Nêu được tóm tắt thế nào là thực phẩm an toàn và lí do cần phải sử dụng thực phẩm an toàn.
  • Nhận biết được một số dấu hiệu của thực phẩm an toàn thông qua vật thật hoặc tranh ảnh, video clip.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Nhận biết được đâu là thực phẩm an toàn thông qua vật thật, tranh ảnh, video clip.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  2. 1. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Tranh ảnh trong SGK.
  • Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
  1. Đối với học sinh:
  • SGK.
  • VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về những loại yêu cầu cần đảm bảo của thực phẩm.

b. Cách thức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Hãy kể một số lí do khiến chúng ta có thể bị đau bụng, tiêu chảy. Thực phẩm chúng ta ăn uống hằng ngày cần đảm bảo những yêu cầu gì?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

- GV nhận xét chung, không chốt đúng sai

mà dẫn dắt vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, cũng như nhận biết đâu là thực phẩm an toàn, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Thực phẩm an toàn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thực phẩm an toàn

a. Mục tiêu: HS nêu được các yếu tố của một thực phẩm được coi là an toàn.

b. Cách tiến hành:

* HĐ 1.1

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi:

Lựa chọn những thực phẩm có thể sử dụng để chế biến thức ăn an toàn. Giải thích vì sao em chọn những thực phẩm đó.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

- GV nhận xét, đưa ra kết luận: Thực phẩm dập nát, thối được coi là những thực phẩm không an toàn để chế biến đồ ăn.

* HĐ 1.2

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Xác định một số dấu hiệu của thực phẩm an toàn theo:

+ Nơi nuôi trồng, nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm.

+ Nơi bày bán, bảo quản thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã chế biến.

+ Cách chế biến thực phẩm.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm xung phong trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi:

Theo em thực phẩm như thế nào là thực phẩm an toàn?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng.

- GV tổ chức cho HS đọc mục “Em có biết?”.

- GV mời đại diện 2 – 3 chia sẻ lợi ích của việc truy xuất mã nguồn gốc. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng.

Hoạt động 2: Lí do cần sử dụng thực phẩm an toàn

a. Mục tiêu: HS biết được một số hậu quả của việc sử dụng thức ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh an toàn; phân tích dấu hiệu thực phẩm an toàn và không an toàn, từ đó dự đoán được những nguy cơ có thể gặp phải nếu sử dụng những thực phẩm đó.

b. Cách tiến hành:

* HĐ 2.1

- GV yêu cầu HS quan sát hình 4.

- GV đặt câu hỏi: Cho biết hai bạn trong hình đang gặp vấn đề gì. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả

lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu

ý kiến bổ sung (nếu có).

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng.

* HĐ 2.2

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi:

Chia sẻ những thông tin khác về tác hại, hậu quả khi sử dụng thực phẩm không an toàn.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).

* HĐ 2.3

- GV yêu cầu HS quan sát hình 5 đến hình 9 (SGK trang 101).

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi:

+ Nhận xét những thực phẩm ở các hình theo gợi ý (bảng gợi ý được đính kèm ở cuối bài).

+ Chia sẻ với bạn dấu hiệu để nhận biết thực phẩm an toàn hay không an toàn; những nguy cơ có thể gặp phải nếu sử dụng thực phẩm không an toàn.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm xung phong trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng.

- GV nêu câu hỏi tổng quát: Theo em, vì

sao chúng ta cần sử dụng thực phẩm an toàn?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).

* CỦNG CỐ

- GV tổ chức cho HS tổng kết bài học theo nội dung “Em đã học”.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong nêu nội dung tổng kết. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).

- GV đặt câu hỏi củng cố:

+ Nêu một số dấu hiệu không an toàn của thực phẩm tươi sống như rau củ, thịt sống.

+ Kể ba yếu tố để xác định thực phẩm an toàn.

+ Em sẽ làm gì nếu gặp tình huống sau: “Chiều tan học và rất đói bụng, anh chị lớn mời ăn đồ ăn được mua ở sạp hàng bán rong trước cổng trường”. Giải thích lí do em đưa ra cách ứng xử như vậy.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong VBT.

- Đọc trước nội dung bài 27.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời:

+ Một số lí do khiến chúng ta bị đau bụng, tiêu chảy: chứng khó tiêu, căng thẳng và ngộ độc thực phẩm.

+ Thực phẩm hằng ngày cần đảm bảo các yêu cầu: thực phẩm an toàn được nuôi trồng, chế biến và bảo quản hợp vệ sinh; có tem nhãn ghi nguồn gốc rõ ràng,....

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

- HS trả lời: Hình 1b, 1d thực phẩm có thể sử dụng để chế biến thức ăn an toàn vì không bị dập nát, thối, bảo quản hợp vệ sinh.

- HS lắng nghe, ghi bài.

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Thực phẩm có nguồn gốc sản xuất, nuôi trồng ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến sẵn được bày bán, bảo quản nơi hợp vệ sinh, ở nhiệt độ phù hợp, có hạn sử dụng rõ ràng.

+ Thực phẩm được chế biến vệ sinh, an toàn.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời: Các yếu tố của một thực phẩm được coi là an toàn như nguồn gốc xuất xứ, bảo quản, thời hạn, cách chế biến.

- HS lắng nghe, ghi bài.

 

- HS đọc bài.

 

- HS trả lời: Mã nguồn gốc giúp người tiêu dùng biết về nguồn gốc, xuất xứ ban đầu của sản phẩm được bày bán. Từ đó có thể mua được thực phẩm an toàn.

 - HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời: Bạn đau bụng do thức ăn không an toàn: bán ngoài đường, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh; bạn bị ngộ độc,…

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời: Một số tác hại của việc sử dụng thực phẩm không an toàn như

+ Bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, co giật, suy hô hấp,… có thể dẫn đến tử vong.

+ Bị ngộ độc mãn tính: gây thoái hóa gan, thận và hệ thống tiêu hóa; gây bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh; gây các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch,…

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Gợi ý trả lời được đính kèm ở cuối bài.

+ Thực phẩm an toàn có một số dấu hiệu như màu sắc tươi; nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm rõ ràng; còn hạn sử dụng; chế biến, bảo quản hợp vệ sinh.

+ Một số nguy cơ gặp phải nếu sử dụng thực phẩm không an toàn: bị ngộ độc thực phẩm, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời: Tránh sử dụng thực phẩm kém chất lượng (ôi, thiu,...) để đảm bảo sức khỏe, phòng chống bệnh tật.

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi nhớ.

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

- HS đọc bài.

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Bên ngoài thực phẩm bị dập nát, màu sắc không giống như bình thường, không có nguồn gốc xuất xứ, không được bao gói hợp vệ sinh, bày bán nơi không hợp vệ sinh.

+ Xuất xứ nguồn gốc của thực phẩm; cách bao gói, bảo quản thực phẩm hoặc cách chế biến của thực phẩm; thời hạn của sản phẩm.

+ Em sẽ khéo léo từ chối lời mời của anh chị vì: “Đồ ăn” được mời chưa biết nguồn gốc xuất xứ; nơi bày bán không có địa chỉ rõ ràng (bán rong), không đảm bảo về chất lượng thực phẩm. Vì vậy, đồ ăn có thể không an toàn, có nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 KNTT CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 KNTT CHỦ ĐỀ 2. NĂNG LƯỢNG

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 KNTT CHỦ ĐỀ 3. THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 KNTT CHỦ ĐỀ 4. NẤM

GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC 4 KNTT CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 KNTT CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 KNTT CHỦ ĐỀ 2. NĂNG LƯỢNG

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 KNTT CHỦ ĐỀ 3. THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 KNTT CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC 4 KNTT CHỦ ĐỀ 6: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay