Giáo án Khoa học 4 kết nối bài 4: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí
Giáo án Bài 4: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí sách Khoa học 4 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 4 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án khoa học 4 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Khoa học 4 kết nối bài 4: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 1: CHẤTBÀI 4: KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU? TÍNH CHẤT VÀ THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS:
- Quan sát hoặc làm thí nghiệm để:
+ Nhận biết được sự có mặt của không khí.
+ Xác định được một số tính chất của không khí.
+ Nhận biết được trong không khí có hơi nước, bụi,…
- Kể được tên thành phần chính của không khí: ni-tơ (nitrogen), ô-xi (oxygen), các-bô-níc (carbon dioxide).
- Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Thực hành thí nghiệm đơn giản xác định một số tính chất của không khí.
- Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên:
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Dụng cụ để học sinh làm được các thí nghiệm như hình 1, 4, 7 SGK.
- Tranh ảnh như hình 2, 3, 5, 6, 8 SGK.
- Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
- Đối với học sinh:
- SGK.
- VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về sự có mặt của không khí. b. Cách thức thực hiện: - GV đặt câu hỏi: Ngoài thức ăn và nước uống, con người cần không khí để duy trì sự sống. Vậy không khí có ở đâu? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong mô tả cảm nhận của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét chung và đưa ra kết luận: Không khí có quanh chúng ta. - GV dẫn dắt vào bài học: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Không khí có ở đâu a. Mục tiêu: HS hiểu được không khí có ở mọi nơi và mọi chỗ rỗng bên trong vật. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4 để tham gia hoạt động. * HĐ 1.1 - GV yêu cầu HS đọc thông tin mô tả cách tiến hành thí nghiệm như hình 1 trong SGK. - GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm. - GV quan sát các nhóm làm thí nghiệm. - GV nhắc HS tránh gây mất trật tự. - GV mời đại diện 1- 2 nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi: Giải thích hiện tượng xảy ra và cho biết trong túi ni-lông chứa gì. - GV mời đại diện 1- 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và đưa ra đáp án: Khi bóp nhẹ túi thấy có bọt khí thoát ra ngoài, điều này chứng tỏ trong túi chứa không khí. * HĐ 1.2, 1.3 - GV cho HS quan sát hình 2. - GV yêu cầu HS đưa ra dự đoán về bên trong chai rỗng và miếng bọt biển khô chứa gì. - GV mời đại diện 1- 2 nhóm xung phong trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV chưa chốt đúng sai mà tiếp tục cho HS quan sát hình 3. - GV yêu cầu các nhóm tự nhận xét xem dự đoán ban đầu của nhóm là đúng hay sai. - GV mời đại diện 1- 2 nhóm dự đoán lại. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và đưa ra đáp án: Vì trong chai và miếng bọt biển có chứa không khí, khi nước chiếm chỗ thì không khí thoát ra ngoài. - GV đặt câu hỏi: Từ các hiện tượng quan sát được ở hình 1, hình 2, hình 3 và trong cuộc sống, hãy cho biết: không khí có ở đâu. - GV mời đại diện 1- 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và đưa ra kết luận: Không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật. Hoạt động 2: Không khí có những tính chất gì? a. Mục tiêu: HS nhận biết được các tính chất của không khí: màu, mùi, vị, hình dạng, tính trong suốt, tính chất dãn ra và nén lại. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4 để tham gia hoạt động. * HĐ 2.1, 2.2 - GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi: Quanh em là không khí. + Hãy dùng các giác quan và cho biết màu, mùi, vị của không khí. + Nêu ví dụ mùi thơm hay mùi khó chịu mà em ngửi thấy trong không khí. Mùi đó có phải là mùi của không khí không? Vì sao? + Chúng ta nhìn thấy nhau và nhìn thấy đồ vật quanh ta, từ đó nhận xét về tính trong suốt của không khí. - GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng. - GV đặt câu hỏi:
|
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời: Không khí có ở xung quanh nơi ta sống.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc thông tin trong sách.
- HS thực hiện yêu cầu của GV. - HS làm thí nghiệm theo nhóm. - HS lắng nghe, trật tự. - HS báo cáo kết quả thí nghiệm: Khi cho túi ni-lông bị tăm chọc thủng vào nước, ta thấy có bọt khí nổi lên.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, ghi bài.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS trả lời: Bên trong chai rỗng và miếng bọt biển khô chứa không khí.
- HS quan sát hình.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: Không khí có mặt ở xung quanh chúng ta. - HS lắng nghe, ghi bài.
- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Không khí không màu, không mùi, không vị. + Nếu có mùi thơm hay mùi khó chịu nào đó thì đó không phải mùi của không khí. + Không khí có tính trong suốt. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Khi đặt:
- Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
Phí giáo án:
- Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:
- 1400k/học kì - 1600k/cả năm
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 kết nối tri thức đủ cả năm