Giáo án KHTN 9 Cánh diều bài 34: Từ gene đến tính trạng

Giáo án bài 34: Từ gene đến tính trạng sách Khoa học tự nhiên 9 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án sinh học 9 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án KHTN 9 Cánh diều bài 34: Từ gene đến tính trạng

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 9 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 34: TỪ GENE ĐẾN TÍNH TRẠNG

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả sơ lược quá trình tái bản của DNA, kết quả và ý nghĩa di truyền của tái bản DNA.

  • Nêu được khái niệm phiên mã.

  • Nêu được khái niệm mã di truyền, đặc điểm và ý nghĩa của mã di truyền.

  • Nêu được khái niệm dịch mã.

  • Nêu được mối quan hệ giữa DNA – RNA – protein – tính trạng thông qua phiên mã, dịch mã và ý nghĩa di truyền của mối quan hệ này.

  • Vận dụng kiến thức “từ gene đến tính trạng”, nêu được cơ sở của sự đa dạng về tính trạng của các loài.

  • Nêu được khái niệm, ý nghĩa và tác hại của đột biến gene.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự xác định được mục tiêu học tập các nội dung về tái bản, phiên mã, dịch mã và đột biến gene; chủ động tìm kiếm nguồn tài liệu liên quan đến mối quan hệ giữa DNA – RNA – protein – tính trạng.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt dưới dạng viết và nói về nội dung bài học; Lắng nghe, phản hồi và tranh biện về nội dung được giao trong hoạt động nhóm và trong tập thể lớp.

  • Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được về tái bản, phiên mã, dịch mã và đột biến gene để nhận ra các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn.

Năng lực khoa học thực nhiên: 

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: 

    • Mô tả sơ lược quá trình tái bản của DNA, kết quả và ý nghĩa di truyền của tái bản DNA.

    • Nêu được khái niệm phiên mã.

    • Nêu được khái niệm mã di truyền, đặc điểm và ý nghĩa của mã di truyền.

    • Nêu được khái niệm dịch mã.

    • Nêu được mối quan hệ giữa DNA – RNA – protein – tính trạng thông qua phiên mã, dịch mã và ý nghĩa di truyền của mối quan hệ này.

    • Nêu được khái niệm, ý nghĩa và tác hại của đột biến gene.

  • Tìm hiểu thế giới sống: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa DNA – RNA – protein – tính trạng trong thực tiễn.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 

    • Vận dụng kiến thức “từ gene đến tính trạng”, nêu được cơ sở của sự đa dạng về tính trạng của các loài.

    • Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để xác định các hiện tượng liên quan đến đột biến gene thường gặp trong thực tiễn.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để tìm hiểu về quá trình tái bản, phiên mã, dịch mã và đột biến gene.

  • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi được GV và bạn cùng nhóm phân công.

  • Trung thực, cẩn thận trong trình bày kết quả học tập của cá nhân và của nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Cánh Diều.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  • Hình ảnh 34.1 - 34.8 và các hình ảnh liên quan.

  • Video về quá trình tái bản DNA: https://youtu.be/iZthm7uIr-o

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Cánh Diều. 

  • Sưu tầm thêm thông tin về di truyền, biến dị, ứng dụng của phân tích DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tính huống và xác định vấn đề học tập.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, tạo hứng thú học tập cho HS; HS trả lời câu hỏi mở đầu.

c. Sản phẩm học tập: Những ý kiến, trao đổi của HS cho câu hỏi mở đầu.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Vì sao cùng là lợn nhưng lại có những tính trạng khác nhau?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời: Do gene quy định.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chốt đáp án.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Giữa gene và tính trạng có một mối quan hệ mật thiết với nhau. Vậy mối quan hệ ấy được thể hiện như thế nào? Đây là một trong những nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học này, để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất, chúng ta cùng vào - Bài 34: Từ gene đến tính trạng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tái bản DNA

a. Mục tiêu: Mô tả sơ lược quá trình tái bản của DNA, kết quả và ý nghĩa di truyền của tái bản DNA.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục I, quan sát hình Hình 34.1 SGK tr.164 - 165, tìm hiểu về quá trình tái bản DNA, kết quả và ý nghĩa di truyền của tái bản DNA.

c. Sản phẩm học tập: Tái bản DNA.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có khoảng 4 - 6 HS.

- GV yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin mục I, quan sát Hình 34.1, 34.2 kết hợp video về tái bản DNA, ghi ý kiến cá nhân vào vị trí của mình. Sau đó cả nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến vào phần chung trên bảng nhóm để hoàn thành Phiếu học tập số 1 như sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tìm hiểu về tái bản DNA

1.  Quan sát hình 34.1:

a) Nêu kết quả của quá trình tái bản.  

b) Chỉ ra chi tiết thể hiện DNA tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn.

2.  Quan sát hình 34.2, cho biết:

a) Mạch mới được tổng hợp theo chiều nào?

b) Mô tả quá trình tái bản DNA.

3.  Nêu ý nghĩa của quá trình tái bản DNA.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS tìm hiểu nội dung mục I SGK tr.164, quan sát hình ảnh kết hợp video, thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV sử dụng https://wheelofnames.com/ để chọn một số nhóm trình bày Phiếu học tập số 1.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi PHT số 1:

1. a) Tạo ra 2 DNA giống nhau và giống DNA mẹ.

b) Nguyên tắc bán bảo toàn trong tái bản DNA đó là trong mỗi phân tử DNA con có 1 mạch của phân tử DNA mẹ.

2. a) Hai mạch mới được tổng hợp kéo dài theo chiều 5’ → 3’. 

- HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép.

- GV bổ sung thông tin: 

+ Các enzyme như helicase, topoisomerase liên kết với điểm khởi đầu tái bản trên phân tử DNA mẹ, tháo xoắn, cắt đứt liên kết hydrogen, tách phân tử DNA thành 2 mạch đơn tạo nên một đơn vị tái bản gồm 2 chạc chữ Y.

+ Mạch mới được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’ vì enzyme DNA polymerase không có khả năng khởi đầu cho quá trình tổng hợp DNA mới, nó chỉ có thể bổ sung nucleotide tự do vào đầu 3’ của đoạn RNA mồi do enzyme RNA polymerase tổng hợp, do đó, mạch DNA và các đoạn Okazaki tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.

- GV hướng dẫn HS đọc hộp Em có biết SGK tr.166.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. 

I. TÁI BẢN DNA

- Quá trình tái bản được thực hiện dựa trên:

+ Nguyên tắc bổ sung (NTBS): A – T, G – C.

+ Nguyên tắc bán bảo toàn: phân tử DNA chứa một mạch của phân tử DNA mẹ và một mạch mới tổng hợp.

- Tái bản DNA gồm các giai đoạn:

+ Tháo xoắn, phá vỡ liên kết hydrogen để tách hai mạch của phân tử DNA.

+ Tổng hợp kéo dài mạch mới theo NTBS.

+ Hoàn thành quá trình tái bản: một phân tử DNA mẹ qua quá trình tái bản tạo ra hai phân tử DNA con giống nhau và giống phân tử mẹ.

* Ý nghĩa: Đảm bảo sự di truyền ổn định và liên tục qua các thế hệ tế bào.

* Ứng dụng: Kĩ thuật PCR mô phỏng quá trình tái bản DNA để tạo số lượng bản sao của một đoạn DNA nào đó. (https://youtu.be/xfzZBDskZ8o

Hình 39.3 Máy PCR

* Thành tựu:

+ Phát hiện sự tồn tại của virus SARS-CoV-2;

+ Phát hiện mầm mống của bệnh ung thư: ung thư cổ tử cung, ung thư vú,...;

 Chẩn đoán ung thư vú bằng kĩ thuật PCR

+ Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm;

Kiểm nghiệm vi sinh thực phẩm

+ Chẩn đoán bệnh ở vật nuôi, cây trồng;...

PCR - giải pháp xác định bệnh sớm ở tôm

Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình phiên mã

a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm phiên mã.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ học tập; HS tìm hiểu nội dung mục II, quan sát Hình 34.3 SGK tr.166, tìm hiểu về khái niệm, diễn biến phiên mã.

c. Sản phẩm học tập: Quá trình phiên mã.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II, kết hợp quan sát video về phiên mã (0:00 - 1:39), thảo luận nhóm (3 - 4 HS) thực hiện nhiệm vụ sau: Quan sát hình 34.3:

a) Cho biết sản phẩm của quá trình phiên mã.

b) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong quá trình phiên mã.

c) Xác định chiều tổng hợp của mạch RNA.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS đọc hiểu mục II tr.166, kết hợp quan sát hình ảnh và video, thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm xung phong trả lời câu hỏi:

a) Sản phẩm của phiên mã là RNA.

b) NTBS trong quá trình phiên mã: ADNA liên kết với U tự do, TDNA liên kết với A tự do, GDNA liên kết với C tự do và ngược lại.

c) Chiều tổng hợp của mạch RNA là 3’ → 5 trên mạch khuôn.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

II. PHIÊN MÃ

- Phiên mã là quá trình tổng hợp phân tử RNA dựa trên mạch khuôn của gene.

- Enzyme RNA polymerase sử dụng mạch khuôn của gene có chiều 3’ – 5’ để tổng hợp mạch RNA có chiều 5’ – 3’ theo NTBS.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về mã di truyền

a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm mã di truyền, đặc điểm và ý nghĩa của mã di truyền.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ học tập; HS tìm hiểu nội dung mục III, quan sát Hình 34.4, tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của mã di truyền.

c. Sản phẩm học tập: Mã di truyền.

d. Tổ chức hoạt động:

 

----------------------

--------Còn tiếp--------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 9 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHTN 9 CÁNH DIỀU - PHẦN SINH HỌC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 11: DI TRUYỀN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 12: TIẾN HÓA

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHTN 9 CÁNH DIỀU - PHẦN SINH HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 11: DI TRUYỀN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 12: TIẾN HÓA

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay