Giáo án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 21: Thực hiện pháp luật

Giáo án Bài 21: Thực hiện pháp luật sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều theo công văn mới nhất

BÀI 21: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật.

  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật.

  • Phân tích, đánh giá được việc thực hiện pháp luật trong một số tình huống thực tiễn.

  • Có thái độ phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm; sử dụng ngôn ngữ kết hợp hình ảnh, thông tin, tình huống pháp luật để trình bày ý tưởng, làm rõ khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật. 

  • Năng lực đặc thù: 

  • Điều chỉnh hành vi: 

  • Trình bày được trách nhiệm của bản thân trong thực hiện pháp luật của Nhà nước.

  • Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của mình và của người khác trong thực hiện pháp luật. Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với pháp luật; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực pháp luật trong các lình vực của đời sống xã hội.

  • Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: 

  • Giải thích được các hiện tượng thực hiện pháp luật và các hiện tượng vi phạm pháp luật trong cuộc sống hằng ngày ở khu vực dân cư trong xã hội.

  • Phân tích, đánh giá, xử lí được các hiện tượng, vấn đề, tình huống pháp luật trong cuộc sống.

  • Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết các trường hợp vi phạm pháp luật phù hợp với lứa tuổi ở nhà và trong cộng đồng.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: 

+ Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật.

+ Có trách nhiệm với gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc thực hiện pháp luật; tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, SGV Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).

  • Bảng phụ, giấy A4, A0, bút viết bảng, giấy màu.

  • Video, tranh ảnh có liên quan đến Bài 21. 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • Sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10. 

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học Bài 21. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

- HS bước đầu nhận biết, làm quen với hành vi thực hiện pháp luật.

- Dẫn dắt HS vào bài học mới.

b. Nội dung: 

- GV trình chiếu một số hình ảnh của người tham gia giao thông.

- GV yêu cầu HS quan sát, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).

c. Sản phẩm: HS xác định dược hành vi của người tham gia giao thông. 

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu một số hình ảnh của người tham gia giao thông, yêu cầu HS quan sát, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát các ảnh dưới đấy và cho biết người tham gia giao thông trong mỗi ảnh đã có hành vi như thế nào. Hành vi đó có phù hợp với pháp luật hay không?

BÀI 21: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức hiểu biết của bản thân và một số kiến thức đã học về các tình huống tham gia giao thông trong thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ học tập. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm giơ bảng/giấy A4 trình bày kết quả:

+ Ở hình ảnh 1 là người tham gia giao thông dừng phương tiện khi gặp đèn đỏ; ở hình ảnh 2 là người tham gia giao thông dàn hàng ngang, không đội mũ bảo hiểm.

+ Ở hình ảnh 1: Hành vi của người tham gia giao thông không phù hợp với pháp luật, vì đã xư sự đúng quy  định của pháp luật: Làm những gì mà pháp luật quy định phải làm (Luật Giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông phải dừng lại khi có đèn đỏ.

+ Ở hình ảnh 2: Hành vi của người tham gia giao thông là trái pháp luật, vì đã làm những việc mà pháp luật cấm (Luật Giao thông đường bộ cấm đi xe máy dàn hàng ngang), đồng thời đã không làm những việc mà pháp luật quy định phải làm (Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận. 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy, thực hiện pháp luật là gì? Có những hình thức thưc hiện pháp luật nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 21: Thực hiện pháp luật.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm; sử dụng ngôn ngữ kết hợp thông tin, tình huồng pháp luật để trình bày, làm rõ khái niệm thực hiện pháp luật. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm (4-6HS), đọc nội dung mục 1. Khái niệm thực hiện pháp luật SGK tr.128, 129 và thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: HS trình bày và ghi được vào vở khái niệm thực hiện pháp luật.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tự đọc các thông tin và tình huống của mục 1. Khái niệm thực hiện pháp luật trong SGK tr.128, 129, thảo luận theo nhóm (4-6 HS) và trả lời câu hỏi: Trong thông tin và tình huống trên, Công ty H và bạn P đã có hành vi, biểu hiện như thế nào? Hành vi, biểu hiện đó có đúng pháp luật không? Vì sao?

  • Thông tin: Công ty H luôn nghiêm chỉnh chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước. Công ty đã nhận hàng trăm thanh niên nam nữ vào làm việc, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân địa phương. Hằng năm, công ty luôn kê khai đúng số lượng sản phẩm, doanh thu, đồng thời nộp thuế đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, góp phần vào việc tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

  • Tình huống: Q thường xuyên chơi điện tử ăn tiền. Nhiều lần, Q rủ P vào quán điện tử cùng chơi nhưng luôn bị P từ chối. Một lần, P nói với Q: Cậu biết không, chơi game ăn tiền là đánh bạc trái phép và vi phạm pháp luật đấy.

- GV đặt thêm câu hỏi: Từ nội dung thảo luận, em hãy cho biết thế nào là thực hiện pháp luật?

- GV chốt kiến thức về nội dung thực hiện pháp luật theo SGK tr.128, 129. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tự đọc các thông tin và tình huống của mục 1. Khái niệm thực hiện pháp luật trong SGK tr.128, 129, thảo luận theo nhóm (4-6 HS) và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về thực hiện pháp luật. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận:

+ Hành vi, biểu hiện của Công ty H:

  • Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

  • Kê khai đúng số lượng sản phẩm, doanh thu

  • Nộp thuế đầy đủ và đúng hạn

à Những việc làm này thể hiện công dân đã chủ động, tích cực làm những việc pháp luật quy định phải làm.

+ Hành vi của P: Luôn từ chối Q chơi điện tử ăn tiền. Chỉ cho Q biết chơi điện tử ăn tiền là vi phạm pháp luật.

à Những việc làm này thể hiện công dân đã không làm những việc pháp luật cấm.

- GV mời đại diện HS rút ra kết luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá và kết luật: Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội. 

- GV nhấn mạnh bổ sung:

+ Mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật được gọi là hành vi hợp pháp.

+ Hành vi hợp pháp là hành vi không trái pháp luật, đó là hành vi:

  • Làm những việc mà pháp luật cho phép làm

  • Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.

  • Không làm những việc pháp luật cấm.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật

- Thực hiện pháp luật: là hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội.

- Hành vi hợp pháp: là hành vi không trái các quy định của pháp luật, phù hợp với quy định của pháp luật, có lợi cho Nhà nước, xã hội và công dân. Đó là hành vi:

+ Làm những việc mà pháp luật cho phép làm

+ Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.

+ Không làm những việc pháp luật cấm.

 

Hoạt động 2. Thảo luận về các hình thức thực hiện pháp luật

a. Mục tiêu: 

- HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm; giải thích được các hành vi thực hiện pháp luật và các hành vi vi phạm pháp luật trong cuộc sống hằng ngày ở khu dân cư và trong xã hội.

- HS phân tích, đánh giá, xử lí được các hiện tượng, vấn đề, tình huống pháp luật trong cuộc sống.

b. Nội dung: 

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm (4-6HS), đọc nội dung mục 1. Các hình thức thực hiện pháp luật SGK tr.129, 130 và thực hiện nhiệm vụ..

- GV hướng dẫn HS chốt kiến thức về các hình thức thực hiện pháp luật. 

c. Sản phẩm: HS trình bày và ghi được vở các hình thức thực hiện pháp luật. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tự đọc các thông tin và tình huống của mục 2. Các hình thức thực hiện pháp luật trong SGK tr.129, 130, thảo luận nhóm (4-6 HS) (sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn) và trả lời câu hỏi: 

a) Ở mỗi tình huống và thông tin trên, các tổ chức, cá nhân đã thực hiện pháp luật như thế nào?

b) Em hãy tìm ra sự khác nhau về hình thức thực hiện pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong các tình huống, thông tin trên.

  • Thông tin 1: Trước khi đi vào sản xuất, trong Công ty M có ý kiến cho rằng, việc xử lí nước thải theo quy chuẩn kĩ thuật môi trường rất tốn kém, tăng chi phí sản xuất, vì thế nên xả nước trực tiếp ra dòng sông bên cạnh, không phải qua xử lí. Sau khi cân nhắc, công ty đã quyết định xây dựng hệ thống xử lí nước thải bảo đảm quy trình kĩ thuật môi trường, theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

  • Tình huống: Do mâu thuẫn cá nhân từ mấy tháng nay, ông K đã lợi dụng mạng xã hội, sử dụng tài khoản cá nhân để nói xấu, xúc phạm ông Q. Nhận thấy hành vi của ông K là trái pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình, ông Q đã yêu cầu ông K xin lỗi, cải chính công khai trên mạng xã hội và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

  • Thông tin 2. Mỗi buổi sớm chị Dung phải đưa bé Hoa đi học trước khi đến công ty, nên chị luôn bị vội. Hôm trước bé Hoa ngủ dậy muộn hơn nên chị Dung rất lo bị muộn giờ đi làm. Chị Dung nghĩ, chỉ có cách vượt mấy ngã tư khi có đèn đỏ là có thể đến công ty đúng giờ. Những rồi suy nghĩ lại, chị Dung thấy làm như vậy vừa vi phạm pháp luật, vừa mất an toàn cho mình và mọi người. Chị dừng lại mỗi khi có đèn đỏ mà thấy yên tâm, dù hôm đó chị có bị muộn giờ làm việc.

  • Thông tin 3. Căn cứ vào quyền hạn của mình, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện V kí quyết định cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở cho học sinh đạt tiêu chuẩn tốt nghiệp, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  • Thông tin 4. Tòa án nhân dân tỉnh K ra quyết định tuyên phạt cải tạo không giam giữ 2 năm đối với Nguyễn Văn H về hành vi trộm cắp tài sản của người khác là một chiếc xe máy trị giá 30 triệu đồng.

- GV yêu cầu HS treo bảng kết quả thảo luận và cử đại diện của nhóm báo cáo kết quả.

- GV chốt kiến thức về các hình thức thực hiện pháp luật theo SGK tr.129, 130. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tự đọc các thông tin và tình huống của mục 2. Các hình thức thực hiện pháp luật trong SGK tr.129, 130, thảo luận theo nhóm (4-6 HS) và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận:

a) 

+ Ở thông tin 1: Công ty M đã xây dựng hệ thống nước thải bảo đảm quy định kĩ thuật môi trường. Công ty đã thực hiện công việc mà pháp luật quy định phải làm.

+ Ở tình huống: Ông Q đã sử dụng quyền của mình được pháp luật cho phép để bảo vệ quyền của mình bị xâm phạm.

+ Ở thông tin 2: Chị Dung đã không vượt đền đỏ, không thực hiện hành vi mà pháp luật cấm.

+ Ở thông tin 3: Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện V đã áp dụng pháp luật để ra quyết định cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, làm phát sinh quyền của HS.

+ Ở thông tin 4: Tòa án nhân dân tỉnh  K đã áp dụng quy định của pháp luật để xử lí người vi phạm pháp luật.

b) 

+ Hình thức áp dụng pháp luật khác biệt với 3 hình thức còn lại (vì chủ thể thực hiện là cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền, mà không phải bất kì một cá nhân, tổ chức nào).

+ Hình thức sử dụng pháp luật khác với 3 hình thức còn lại về tính chất, vì theo hình thức sử dụng pháp luật thì chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình mà không bị ép buộc phải thực hiện.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức về các hình thức thực hiện pháp luật. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu các hình thức thực hiện pháp luật

- Thực hiện pháp luật: là quá trình đưa pháp luật trợ lại cuộc sống, là việc làm thường xuyên của cá nhân, tổ chức, cơ quan.

- Hình thức:

+ Tuân thủ pháp luật: Cá nhân, tổ chức kiềm chế, không làm những việc mà pháp luật cấm (xự sử thụ động)

+ Thi hành pháp luật: Thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm (xử sự tích cực)

+ Sử dụng pháp luật: Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm

+ Áp dụng pháp luật: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật, ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật, cụ thể:

  • Các quyền và nghĩa vụ của công dân phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt thông qua một văn bản, quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan, công chức có thẩm quyền.

  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định áp dụng pháp luật bằng hình thức xử lí người vi pham pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức.

 ------------------------------

---------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ....

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 CÁNH DIỀU

Giáo án word Chủ đề 1: Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế

Giáo án kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội
Giáo án kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Giáo án word Chủ đề 2: Thị trường và cơ chế thị trường

Giáo án word Chủ đề 3: Ngân sách nhà nước và thuế
Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 5: Ngân sách nhà nước

Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 6: Thuế

Giáo án word Chủ đề 4: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 9: Dịch vụ tín dụng

Giáo án word Chủ đề 6: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Giáo án word Chủ đề 7: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giáo án kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 13: Chính quyền địa phương

Giáo án word Chủ đề 8: Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint Chủ đề 1: Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế

Giáo án điện tử kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội
Giáo án điện tử kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 2. Các chủ thể của nền kinh tế

Giáo án powerpoint Chủ đề 2: Thị trường và cơ chế thị trường

Giáo án điện tử kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 4: Kinh tế thị trường

Giáo án powerpoint Chủ đề 3: Ngân sách nhà nước và thuế

Giáo án điện tử giáo dục pháp luật 10 cánh diều bài 6: Thuế

Giáo án powerpoint Chủ đề 4: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Giáo án điện tử giáo dục pháp luật 10 cánh diều bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Giáo án powerpoint Chủ đề 5: Tín dụng và các dịch vụ tín dụng

Giáo án điện tử giáo dục pháp luật 10 cánh diều bài 9: Dịch vụ tín dụng

Giáo án powerpoint Chủ đề 6: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Giáo án điện tử giáo dục pháp luật 10 cánh diều bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Giáo án powerpoint Chủ đề 7: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giáo án điện tử kinh tế pháp luật 10 cánh diều bài 13: Chính quyền địa phương

Giáo án powerpoint Chủ đề 8: Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chat hỗ trợ
Chat ngay