Giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối Bài 3: Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 3: Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay. Thuộc chương trình Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối tri thức
TIẾT : NÓI VÀ NGHE: TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CÓ TÍNH THỜI SỰ TRONG ĐỜI SỐNG CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH HIỆN NAY
A. KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, theo dõi video Bạo lực học đường và chia sẻ: Nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đề cập đến trong video.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu cách thức thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học)
1. Lưu ý
Theo em, khi trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay cần lưu ý những gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Về nội dung: Lựa chọn đề tài phù hợp; Thể hiện được ý kiến, quan điểm của người nói về vấn đề; Đưa ra lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến, thuyết phục người nghe đồng tình; Đưa ra hướng giải quyết hợp lí cho vấn đề; Nêu được ý nghĩa của việc bàn luận về vấn để.
- Về cách trình bày: Nói to, rõ ràng, mạch lạc; Sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ, các phương tiện hỗ trợ phù hợp
2. Mục đích nói và đối tượng người nghe
a. Mục đích nói
Xác định mục đích nói khi trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay.
Sản phẩm dự kiến:
Thuyết phục người nghe đồng tình với ý kiến của mình về cách giải quyết vấn đề; từ đó tác động đến nhận thức và hành động của người nghe.
b. Người nghe
Xác định đối tượng người nghe khi trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay.
Sản phẩm dự kiến:
Những người quan tâm đến các vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Khi trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống học sinh, yếu tố nào không phải là điểm cần lưu ý?
A. Lựa chọn đề tài phù hợp.
B. Thể hiện ý kiến cá nhân mà không cần lí lẽ hay bằng chứng.
C. Đưa ra lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người nghe.
D. Đưa ra hướng giải quyết hợp lí cho vấn đề.
Câu 2: Mục đích chính của việc trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự là gì?
A. Để bày tỏ cảm xúc cá nhân mà không cần thuyết phục người nghe.
B. Để xác định rõ ràng quan điểm cá nhân mà không cần ảnh hưởng đến người khác.
C. Để thuyết phục người nghe đồng tình với ý kiến và tác động đến nhận thức và hành động của họ.
D. Để cho người nghe biết về sự kiện mà không cần giải thích thêm.
Câu 3: Đối tượng người nghe khi trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự là ai?
A. Những người không quan tâm đến các vấn đề có tính thời sự trong đời sống học sinh.
B. Những người quan tâm đến các vấn đề có tính thời sự trong đời sống học sinh.
C. Những người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực không liên quan.
D. Những người chỉ quan tâm đến giải trí và không để ý đến các vấn đề thời sự.
Câu 4: Khi trình bày bài nói, người nói cần kết hợp với yếu tố nào để làm cho bài nói hiệu quả hơn?
A. Ngôn ngữ cơ thể và điều chỉnh ngữ điệu nói.
B. Sử dụng tài liệu không liên quan đến bài nói.
C. Chỉ sử dụng ngôn ngữ viết mà không cần điều chỉnh ngữ điệu.
D. Chỉ tập trung vào nội dung văn bản mà không cần chú ý đến cách trình bày.
Câu 5: Trong quá trình trao đổi về bài nói, người nghe nên làm gì để góp phần vào sự cải thiện bài nói?
A. Chỉ lắng nghe mà không đưa ra phản hồi.
B. Đưa ra ý kiến phản biện mà không tôn trọng quan điểm của người nói.
C. Nêu câu hỏi, bày tỏ sự đồng tình hoặc đưa ra ý kiến phản biện, đồng thời nhận xét, đánh giá về nội dung và cách trình bày.
D. Chỉ đánh giá bài nói dựa trên ấn tượng cá nhân mà không có căn cứ cụ thể.
Đáp án gợi ý:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
B | C | B | A | C |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện nhiệm vụ (thực hiện ở nhà): Tạo một video clip ngắn (từ 5 – 7 phút) phỏng vấn một số người bạn của em để thu thập những ý kiến khác nhau về một vấn đề mang tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm
=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối tri thức