Giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối Bài 2: Tiếng đàn mưa (Bích Khê)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 2: Tiếng đàn mưa (Bích Khê). Thuộc chương trình Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối tri thức
TIẾT : VĂN BẢN 2: TIẾNG ĐÀN MƯA
A. KHỞI ĐỘNG
GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share nghe một bản đàn và nêu cảm nghĩ
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc
Lưu ý cách ngắt nhịp, tốc độ, âm lượng đọc phù hợp.
Sản phẩm dự kiến:
Bài thơ này rất giàu nhạc tính (do đặc điểm của thể thơ song thất lục bát, kết hợp với chủ ý sáng tạo nghệ thuật của tác giả), khi đọc, cần phải chú trọng đến đặc điểm đó. Cần chú ý sự biến đổi về tốc độ (những câu thơ nói về xúc cảm thường đọc chậm rãi, giọng ngân dài hơn những câu tả cảnh mưa rơi) và cao độ (các từ rụng, xuống cần trầm giọng xuống).
2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
Trình bày những hiểu biết chung về tác giả Bích Khê
Sản phẩm dự kiến:
Bích Khê (1916 - 1946) quê ở tỉnh Quảng Ngãi. Sáng tác của ông thuộc các thể loại như thơ (thơ Đường luật, thơ tự do), tự truyện,... Bích Khê là nhà thơ có nhiều tìm tòi, cách tân trong phong trào Thơ mới (1932 – 1945). Ông được đánh giá cao với những bài thơ đặc sắc, giàu tính nhạc. Một số tập thơ của ông: Tinh huyết (1939), Mấy dòng thơ cũ (1988), Tinh hoa (1997),...
b. Tác phẩm
Trình bày những hiểu biết chung về tác phẩm
Sản phẩm dự kiến:
Tiếng đàn mưa nằm trong tập thơ Tinh hoa (tập hợp các sáng tác của Bích Khê từ năm 1938 đến năm 1944). Thời điểm tác phẩm ra đời, đất nước ta vẫn nằm dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Chính bối cảnh lịch sử này đã tác động rất nhiều đến cảm xúc nhà thơ và nội dung tư tưởng của tác phẩm
II. Khám phá văn bản
1. Một số yếu tố thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong Tiếng đàn mưa.
a. Bố cục
Xác định bố cục của bài thơ và nêu nội dung chính của từng phần.
Sản phẩm dự kiến:
Có thể chia bài thơ thành 2 phần:
+ Phần 1 (ba khổ thơ đầu): hoa rụng cùng mưa (cảnh mưa rơi).
+ Phần 2 (khổ thơ cuối): lệ rơi cùng mưa (tâm trạng của khách tha hương)
b. Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong bài thơ Tiếng đàn mưa.
Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong bài thơ “Tiếng đàn mưa”.
Sản phẩm dự kiến:
- Bài thơ gồm các câu thơ đan xen hai câu thơ bảy chữ với cặp câu thơ lục bát.
- Vần lưng được gieo ở tiếng thứ sáu của câu bát và tiếng thứ năm của câu thơ 7 tiếng. Vần chân được gieo ở tiếng cuối của câu thơ 7 tiếng thứ hai và câu thơ lục bát trong tất cả các khổ thơ.
- Về thanh điệu, các thanh bằng (B) – trắc (T) khớp với sơ đồ được trình bày trong SGK, trang 40.
- Câu thơ 7 tiếng có cách ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau (3/2/2 hoặc 3/4). Câu lục bát ngắt nhịp chẵn (2/4, 4/2 hoặc 2/2/2 ở câu lục; 4/4, 2/2/2/2 ở câu bát).
2. Cảnh mưa rơi và tâm trạng khách tha hương
a. Đặc điểm chung của những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa trong bài thơ và tâm trạng khách tha hương
Nêu đặc điểm chung của những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa trong bài thơ và tâm trạng khách tha hương
Sản phẩm dự kiến:
Các sự vật, hiện tượng phụ hoạ cùng mưa đều ở trạng thái rơi rụng, xu hướng đi xuống (hoa rụng, bóng dương tà,...).
+ Cảnh hoa rụng cùng mưa được khắc hoa qua những hình ảnh hoa xuân rụng, mưa xuống lầu, xuống thềm lan, rơi khắp nẻo dặm ngàn.
+ Hoa xuân rụng gợi sự kết thúc của một mùa, gợi sự u buồn bởi vẻ đẹp tươi mới của hoa xuân không còn.
+ Tâm trạng khách tha hương được thể hiện rõ nhất qua câu thơ: “Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi”. Từ con mưa của tự nhiên biến thành cơn mưa trong tâm hồn, xuất phát từ nỗi nhớ quê hương của nhân vật “khách”.
+ “Bóng dương” là khoảnh khắc mặt trời sắp lặn, là thời điểm mọi người trở về nhà đoàn tụ với gia đình, “bóng dương với khách tha hương” làm nổi bật sự trống trải, lạnh lẽo của không gian và cô đơn, lạc lõng, buồn bã của con người.
=> Cảnh mưa và tâm trạng của con người có sự thống nhất, không gian bên ngoài và thế giới nội tâm gặp gỡ, đồng cảm.
c. Mối liên hệ giữa hình ảnh nước non ở ba khổ thơ đầu với nội dung của hai câu thơ cuối.
Tìm mối liên hệ giữa hình ảnh nước non ở ba khổ thơ đầu với nội dung của hai câu thơ cuối.
Sản phẩm dự kiến:
- Từ nước non được nhắc tới ở 3 khổ thơ đầu (mỗi khổ thơ, từ nước non xuất hiện 1 lần) gắn với những hình ảnh đẹp nhưng đượm buồn:
+ Mưa rơi, hoa rụng, bóng chiều tà: gợi cảm giác buồn thương.
+ Thểm lan, mưa xuân, hoa xuân: liên tưởng đến cái đẹp.
Hai câu thơ cuối không nói tới nước non, nhưng lại đặc tả nhân vật “khách tha hương” (một con người không được sống trên chính mảnh đất quê hương mình) đang rơi lệ trong không gian mưa rơi và thời gian là lúc chiều tà. Con người, không gian và thời gian như cùng hoà điệu trong một nỗi buồn thương.
Như vậy, có thể thấy, nội dung của hai câu thơ cuối là một sự hô ứng, tiếp nối, đồng vọng, hoà nhịp với hình ảnh nước non ở ba khổ thơ đầu. Cảnh và tình hoà làm một. Đặt trong bối cảnh ra đời của bài thơ (đất nước đang bị thực dân Pháp đô hộ), với một thi nhân có tấm lòng yêu nước, người đọc không khó nhận ra nỗi buồn thương của tác giả trước tình cảnh của dân tộc lúc bấy giờ.
d. Những từ ngữ được sử dụng nhiều lần trong bài thơ
Bảng những từ ngữ được sử dụng nhiều lần trong bài thơ và nêu tác dụng
Sản phẩm dự kiến:
STT | Từ | Số lần lặp lại | Tác dụng |
1 | mưa | 18 | Tạo cảm nhận một cơn mưa bao trùm lên vạn vật. |
2 | hoa | 5 | Gắn với cái đẹp, gợi vẻ tao nhã. |
3 | rơi | 7 | Miêu tả hình ảnh sự vật di chuyển theo chiều đi xuống, là những cơn mưa tuôn rả rích không ngớt, gợi nỗi thê lương trong xúc cảm. |
4 | xuống | 6 | |
5 | rụng | 4 | |
6 | xuân | 4 | Vừa là mùa xuân, vừa gợi liên tưởng đến cái đẹp. |
7 | khách | 4 | Chỉ đối tượng là con người, nhân vật trữ tình duy nhất trong bài thơ, gửi gắm tâm sự của nhà thơ. |
8 | nước non | 3 | Lòng yêu nước thầm kín của tác giả. |
III. Tổng kết
Tổng kết nội dung và nghệ thuật văn bản “Tiếng đàn mưa”.
Sản phẩm dự kiến:
Nội dung: Bức tranh mưa xuân đầy tinh tế, đẹp nhưng đượm buồn, nhuốm màu tâm trạng cô đơn, xót xa của người khách tha hương với tấm lòng thương nhớ quê hương sâu sắc
Nghệ thuật: Thể thơ song thất lục bát. Từ ngữ tinh tế, giàu cảm xúc, ý nghĩa. Giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, đượm màu cảm xúc buồn, u sầu. Hệ thống từ láy, biện pháp tu từ đặc sắc, hình ảnh thơ độc đáo, ngôn ngữ giàu nhạc tính.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Bích Khê là nhà thơ thuộc phong trào văn học nào?
A. Thơ Mới.
B. Văn học hiện thực.
C. Văn học kháng chiến.
D. Văn học hiện sinh.
Câu 2: Từ ngữ nào được tác giả lặp lại nhiều lần trong bài?
A. Giọt.
B. Mưa.
C. Nước.
D. Lệ.
Câu 3: Tìm các tiếng có chứa thanh bằng trong hai câu thơ sau:
Rơi hoa hết mưa còn rả rích
Càng mưa rơi càng tịch bóng dương.
A. Hết, rích, bóng.
B. Hoa, mưa, bóng.
C. Hết, rả, tịch.
D. Còn, rơi, dương.
Câu 4: Hai câu thơ dưới đây sử dụng vần gì?
Mưa rơi ngoài nội trên ngàn,
Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi.
A. Vần chân.
B. Vần lưng.
C. Vần chân và vần lưng.
D. Không sử dụng vần.
Câu 5: Đâu là nhận xét đúng về thơ Bích Khê qua bài thơ Tiếng đàn mưa?
A. Là bài thơ mang đậm sắc màu truyện thống.
B. Là bài thơ có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
C. Là bài thơ mang đậm màu sắc hiện đại, mới mẻ.
D. Là bài thơ với thể thơ truyền thống, ngôn từ hiện đại, sôi nổi.
Đáp án gợi ý:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
A | B | D | B | B |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng, trả lời những vấn đề trong văn bản.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm
=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối tri thức