Giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối Bài 3: Tự tình (bài 2) (Hồ Xuân Hương)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 3: Tự tình (bài 2) (Hồ Xuân Hương). Thuộc chương trình Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối tri thức
TIẾT : VĂN BẢN 3: TỰ TÌNH (BÀI 2)
A. KHỞI ĐỘNG
GV hướng dẫn HS chia lớp thành 5 nhóm, tham gia trò chơi Nhanh như chớp.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc
Cách đọc trực tiếp văn bản, kĩ năng suy luận khi đọc văn bản
Sản phẩm dự kiến:
Giọng đọc to, rõ ràng, giàu cảm xúc, vừa thể hiện được sự xót xa, tha thiết, vừa gai góc, thách thức (hai câu cuối).
2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
Trình bày những hiểu biết chung về tác giả Hồ Xuân Hương
Sản phẩm dự kiến:
Hồ Xuân Hương (1772 – 1822) quê ở huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An, nay là tỉnh Nghệ An. Tên tuổi Hồ Xuân Hương gắn liền với nhiều bài thơ Nôm được truyền tụng và tập Lưu hương kí. Năm 2021, Hồ Xuân Hương được UNESCO ra nghị quyết vinh danh và kỉ niệm 250 năm ngày sinh của bà.
b. Tác phẩm
Trình bày những hiểu biết chung về tác phẩm
Sản phẩm dự kiến:
- Xuất xứ: Chùm thơ Tự tình gồm ba bài, kết tinh nhiều nét đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật của thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Theo nhiều tài liệu, bài thơ được học là bài số 2 trong chùm thơ đó.
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.
- Đề tài: số phận người phụ nữ.
- Bố cục: 6 câu thơ đầu: tâm trạng đau xót, phẫn uất cho tình cảnh trái ngang, duyên phận lỡ làng; 2 câu thơ cuối: niềm khát khao hạnh phúc, ý thức vươn lên, không khuất phục số phận
II. Khám phá văn bản
1. Tâm trạng của nhân vật trữ tình
a. Hai câu đề
Hai câu đề miêu tả thời gian, không gian nào và gợi tâm trạng gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Thời gian nửa đêm về sáng, không gian vắng vẻ, tĩnh lặng
- Tâm trạng: buồn, u uất
b. Hai câu thực và hai câu luận
Hai câu thực và hai câu luận thể hiện những trạng thái cảm xúc nào?
Sản phẩm dự kiến:
- Hai câu thực: Chú ý biện pháp tu từ nhân hoá (mõ thảm, chuông sầu), cấu trúc đối tương phản (không – mà cũng, chẳng – cớ sao), các từ mô phỏng và gợi âm thanh (cốc, om),... để cảm nhận nỗi đau buồn, sầu hận trào dâng trong tâm hồn nhân vật trữ tình. Nỗi thảm sầu muốn quên đi, không “chạm” tới mà vẫn cứ “kêu” lên.
- Hai câu luận: Chú ý cấu trúc đối của hai câu thơ và các từ láy (rầu rĩ, mõm mòm) thể hiện nỗi buồn nản, chán chường trĩu nặng. Nhân vật trữ tình trong bài thơ như bị vây bủa bởi “miệng thế”, “tiếng đời” cay nghiệt và sự éo le, trớ trêu, nghiệt ngã của thân phận “đàn bà” – với duyên phận lỡ làng như trái chín “mõm mòm” sắp úa tàn, rơi rụng...
2. Chủ đề, mạch cảm xúc của bài thơ
a. Mạch cảm xúc
Chỉ ra sự chuyển mạch cảm xúc của bài thơ trong hai câu kết.
Sản phẩm dự kiến:
Sự chuyển mạch cảm xúc của bài thơ trong hai câu thơ kết thể hiện ở chỗ: đang giận, hờn, trách sao “tài tử văn nhân ai đó tá”, nhưng lại để mình “mõm mòm”, Hồ Xuân Hương lại liền khẳng định ngay sự chủ động của mình: “Thân này đâu đã chịu già tom”. Cụm từ ‘đâu đã chịu” cho thấy sự kiên định, bướng bỉnh của bà, không muốn để mình già đi mà tình duyên còn lận đận, đồng thời không còn thấy nỗi sầu đau, ủ rũ. Hồ Xuân Hương cũng chuyển mạch cảm xúc thất vọng, vô vọng ở các câu thơ trên thành hi vọng, khát vọng trong câu thơ cuối cùng của bài thơ.
b. Chủ đề
Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó giúp em hiểu thêm điều gì về tư tưởng, tình cảm của tác giả?
Sản phẩm dự kiến:
Tự tình (bài 2) thể hiện tâm trạng thái độ của Hồ Xuân Hương trước duyên phận hẩm hiu: vừa đau buồn, vừa phẫn uất, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bị kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của “Bà Chúa Thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.
3. Tổng kết
Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Tự tình (bài 2)”.
Sản phẩm dự kiến:
Nội dung: Tự tình phản ánh nỗi niềm tâm sự trĩu nặng của người phụ nữ trong xã hội xưa. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm với thân phận của người phụ nữ, đồng thời bộc lộ thái độ trân trọng, ngợi ca bản lĩnh, ý thức về quyền sống và khát vọng hạnh phúc của họ. Tự tình khẳng định khả năng to lớn của tiếng Việt khi biểu đạt những cung bậc cảm xúc trong thế giới nội tâm con người.
Nghệ thuật: Ngôn ngữ: bài thơ có cách gieo vần độc đáo (vẫn om), sử dụng nhiều từ láy (văng vẳng, rầu rĩ, mõm mòm), nhiều kết hợp từ mới lạ (mõ thảm, chuông sầu, duyên mõm mòm, già tom),... khơi gợi nhiều liên tưởng, cảm xúc.
- Hình ảnh: nhiều hình ảnh mang tính ẩn dụ, ngụ ý. Tiếng gà, tiếng chuông, tiếng mõ cũng chính là tiếng lòng khắc khoải của người phụ nữ.
- Giọng điệu: vừa xót xa, tha thiết vừa thách thức, ngạo nghễ; vừa trữ tình vừa cười cợt, trào lộng.
- Biện pháp tu từ: sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ để biểu đạt thế giới nội tâm chất chứa sầu hận và khao khát: nhân hoá (mõ thảm, chuông sầu), tương phản, đối lập (không – mà cũng, chẳng – cớ sao), ẩn dụ (duyên mõm mòm),...
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Đâu là thông tin đúng về nữ sĩ Hồ Xuân Hương?
A. Sinh năm 1770 , mất năm 1822
B. Quê ở huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An, nay là tỉnh Nghệ An.
C. Năm 2021, Hồ Xuân Hương được USNESCO vinh danh và kỉ niệm 250 ngày sinh của bà.
D. Sự nghiệp sáng tác của bà gắn liền với những bài thơ chữ Hán.
Câu 2: Bài thơ Tự tình được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật.
B. Lục bát.
C. Song thất lục bát.
D. Tự do.
Câu 3: Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?
A. Người có tài văn chương.
B. Tác giả.
C. Người chồng đi chinh chiến.
D. Người vợ nhớ thương chồng.
Câu 4: Hồ Xuân Hương được mệnh danh là?
A. Hồng Hà nữ sĩ.
B. Bà chúa thơ Nôm.
C. Bạch Vân cư sĩ.
D. Bà hoàng thơ tình.
Câu 5: Đâu là nhận xét đúng về phong cách thơ Hồ Xuân Hương?
A. Cổ điển, hoài niệm, u buồn.
B. Sắc sảo, tập trung vào đạo trung hiếu, vua – tôi.
C. Độc đáo, khác biệt so với thơ ca bác học đương thời.
D. Dí dỏm, hài hước, mang đến tiếng cười sảng khoái.
Đáp án gợi ý:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
B | A | B | B | C |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau: Từ bài thơ “Tự tình (bài 2)”, hãy viết những ấn tượng của em về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến được phản ánh trong tác phẩm.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối tri thức