Giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối Bài 2: Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm, nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?))
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 2: Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm, nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?)). Thuộc chương trình Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối tri thức
TIẾT : VĂN BẢN 1: NỖI NIỀM CHINH PHỤ
A. KHỞI ĐỘNG
GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, chia sẻ hiểu biết về bối cảnh xã hội đất nước trong khoảng đầu thế kỉ XVIII
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Giới thiệu bài học
Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Những cung bậc tâm trạng
Sản phẩm dự kiến:
Chủ đề Những cung bậc tâm trạng: Con người luôn mang trong mình những nỗi niềm, khát vọng riêng tư. Những cung bậc tâm trạng ấy có thể được gửi gắm vào thơ, để lại cho người đọc nhiều xúc cảm và suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống.
II. Tri thức ngữ văn
1. Khái niệm
Nêu khái niệm của thể song thất lục bát.
Sản phẩm dự kiến:
Song thất lục bát là thể thơ có nguồn gốc dân tộc, kết hợp đan xen từng cặp câu 7 tiếng (song thất) với từng cặp câu 6 và 8 tiếng (lục bát). Bài thơ song thất lục bát có thể được chia khổ hoặc không, số câu thơ trong mỗi khổ thơ cũng không cố định. Tương tự thể lục bát, song thất lục bát cũng có hiện tượng biến thể: có khi bài thơ mở đầu bằng cặp lục bát chứ không phải cặp song thất; có khi một số cặp lục bát liền nhau sau đó mới đến cặp song thất; có khi số chữ của các câu thơ không theo quy định
2. Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát
Hoàn thành PHT số 1 về một số đặc điểm của thơ song thất lục bát.
Sản phẩm dự kiến:
Về vần, thơ song thất lục bát sử dụng cả vẫn lưng (yêu vận) và vẫn chân (cước vận).
+ Vần lưng được gieo ở tiếng thứ sáu (hoặc thứ tư) của câu thơ 8 tiếng (hiệp vần với tiếng cuối của câu thơ 6 tiếng ngay trước nó) và tiếng thứ ba (hoặc thứ năm) của câu thơ 7 tiếng (hiệp vần với tiếng cuối của câu thơ 7 tiếng liền trước nó).
+ Vần chân được gieo ở tiếng cuối của tất cả các câu thơ.
III. Tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc
GV hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc trực tiếp văn bản, lưu ý cách ngắt nhịp, tốc độ, âm lượng đọc phù hợp.
Sản phẩm dự kiến:
- Cách đọc: Khi đọc, HS cần chú ý các tên đất, tên người mang tính chất ước lệ tượng trưng, nhấn mạnh vào các điển tích, điển cố và chú ý đến phần giải thích nghĩa các từ khó.
2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
Trình bày những hiểu biết chung về tác giả Đặng Trần Côn
Sản phẩm dự kiến:
Đặng Trần Côn sống vào khoảng đầu thế kỉ XVIII, quê ở làng Nhân Mục (còn gọi là làng Mọc), nay thuộc Hà Nội. Ông đỗ Hương cống, làm quan tới chức Ngự sử đài chiếu khám. Tác phẩm của ông thường chú trọng thể hiện những tình cảm riêng tư, những nỗi niềm trắc ẩn của con người. Ngoài Chinh phụ ngâm khúc, một số sáng tác khác của ông hiện còn được lưu lại như Tiêu Tương bát cảnh, ba bài phú Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố ý, Khấu môn thanh,...
b. Dịch giả
Trình bày những hiểu biết chung về dịch giả Đoàn Thị Điểm
Sản phẩm dự kiến:
Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, quê ở tỉnh Hưng Yên. Nữ sĩ sáng tác văn thơ bằng cả chữ Hán và chữ Nôm, hiện còn lưu lại các tác phẩm như Truyền kì tân phả, Nữ trung tùng phận và một số bài thơ.
c. Đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ
Trình bày những hiểu biết chung về xuất xứ đoạn trích “Nỗi niềm chinh phụ”.
Sản phẩm dự kiến:
Chinh phụ ngâm còn có nhan đề khác là Chinh phụ ngâm khúc, do Đặng Trần Côn sáng tác trong khoảng năm 1740 - 1742 bằng chữ Hán, giãi bày tâm sự của một người vợ có chồng ra trận, mong mỏi ngày chồng chiến thắng trở về, được nhà vua ban thưởng và cùng nàng sống hạnh phúc. Bản dịch Chinh phụ ngâm nổi tiếng hiện đang lưu hành được nhiều học giả khẳng định là của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ gồm 24 câu thơ (từ câu 41 đến câu 64) đã thể hiện những tình cảm đầy lưu luyến của người chinh phụ khi phải xa cách người chinh phu.
IV. Khám phá văn bản
1. Bố cục và một số yếu tố thuộc về thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong văn bản Nỗi niềm chinh phụ
a. Bố cục
Vẽ sơ đồ bố cục của văn bản và nội dung chính của từng phần.
Sản phẩm dự kiến:
b. Một số yếu tố thuộc về thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong văn bản Nỗi niềm chinh phụ
Những đặc điểm của thể song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích “Nỗi niềm chinh phụ”
Sản phẩm dự kiến:
1. Đoạn thơ có một cặp câu thất, một cặp câu lục bát.
2. Gạch chân vần được gieo ở đoạn thơ trên, ghi rõ loại vần và vị trí gieo vần
- Chữ chừng (vẫn ưng, gần âm với vần ăng) hiệp vẫn với chăng ở cuối câu thơ liền trước (Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng).
- Chữ nhà (vần a) hiệp vẫn với xa ở chữ thứ 5 của câu thơ liền sau (Chàng thì đi cõi xa mưa gió).
- Các vần gieo ở giữa câu thơ là vần lưng (yêu vận): chừng, bóng, ngơ; ở cuối câu thơ là vần chân (cước vận): vọng, phơ, đưa, nhà.
3. Thanh điệu của đoạn thơ trên chính là thanh điệu của thể song thất lục bát.
4. Cách ngắt nhịp này đảm bảo được tính liên kết của từ ngữ, tạo nhịp điệu đều đặn, dàn trải, đem lại cảm xúc về một nỗi buồn man mác, mênh mang.
c. Sự khác biệt của thể thơ song thất lục bát so với thể thơ lục bát
Những đặc điểm của thể song thất lục bát khác so với thể lục bát.
Sản phẩm dự kiến:
+ Thơ song thất lục bát được thể hiện bằng các câu thơ dài ngắn phong phú hơn (6, 7 và 8 tiếng) thơ lục bát (6 và 8 tiếng).
+ Do cặp câu song thất đan xen cặp câu lục bát, vần chân ở câu lục sẽ hiệp với vần chân ở câu thất (thay vì câu bát trong thơ lục bát) liền trước nó; vần chân ở câu bát sẽ hiệp với vần lưng ở câu thất (thay vì hiệp với vần chân ở câu lục trong thơ lục bát) liền sau nó.
+ Với sự xuất hiện của câu thơ 7 tiếng, thơ song thất lục bát có cách ngắt nhịp linh hoạt hơn (nhịp chẵn kết hợp với nhịp lẻ trong một câu thơ) so với thơ lục bát.
2. Tâm trạng, nỗi niềm của nhân vật người chinh phụ
a. Tâm trạng người chinh phụ khi tiễn người chinh phu ra trận
Đọc đoạn thơ: “Tiếng nhạc ngựa… ngẩn ngơ nỗi nhà” và cho biết người chinh phụ tiễn người chinh phu ra trận với tâm trạng như thế nào?
Sản phẩm dự kiến:
- Nỗi niềm người chinh phụ lúc vừa chia li người chinh phu: lưu luyến, thoáng buồn.
+ Hình ảnh “Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống” và “Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay”: Khoảnh khắc chia li đớn đau, chóng vánh.
+ “Dấu chàng theo lớp mây đưa / Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà” Thể hiện sự trông ngóng, đợi chờ, sự luyến tiếc, nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách.
c. Tâm trạng người chinh phụ sau khi chia li người chinh phu
Đọc đoạn thơ: “Chàng thi đi cõi xa… ai sầu hơn ai” và cho biết tâm trạng của người chinh phụ sau khi chia li người chinh phu như thế nào?
Sản phẩm dự kiến:
- Nỗi niềm người chinh phụ khi một mình trở về nhà: lo lắng, sầu muộn, đớn đau khôn tả. Nỗi buồn cô đơn, sự thương nhớ triền miên không dứt.
+ “Chàng thì đi cõi xa mưa gió”: lo lắng, bất an.
+ “Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn”: cô đơn, trống trải.
+ “Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương / Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng": sự cách xa ngàn trùng giữa hai người và nỗi sầu chia li dằng dặc, mức độ tăng tiến dần.
+ “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”: câu hỏi tu từ, nhấn mạnh sự đồng cảm và chia sẻ nỗi đau giữa người chồng và người vợ, dù họ phải chịu đựng nỗi nhớ nhung và lo lắng trong những hoàn cảnh khác nhau.
c. Về sự biến đổi tâm trạng của nhân vật người chinh phụ
Hãy nhận xét về sự biến đổi tâm trạng của nhân vật người chinh phụ. Qua tâm trạng đó của người chinh phụ, em hiểu thêm gì về giá trị cuộc sống?
Sản phẩm dự kiến:
- Nỗi sầu của nhân vật ngày càng tăng lên, để rồi dâng lên đến đỉnh điểm ở câu thơ cuối: “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”.
- Sự lưu luyến, buồn lo, cô đơn,... của người chinh phụ luôn gắn với những giá trị của cuộc sống mà người chinh phụ theo đuổi: trân trọng lí tưởng công danh, sự nghiệp của chồng; trân quý những tình cảm của con người, trong đó có tình cảm vợ chồng gắn bó tha thiết; hi sinh bản thân để đem lại hạnh phúc cho người khác, trong đó có người mình yêu thương....
3. Một số nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
Nêu tác dụng của phép đối trong những câu thơ sau:
a. Chàng thì đi cõi xa mưa gió,/ Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
b. Tuôn màu mây biếc trải ngân núi xanh.
c. Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,/ Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
Sản phẩm dự kiến:
a. Chàng thì đi cõi xa mưa gió/ Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
Nhấn mạnh sự chia lìa, cùng những khó khăn của người chinh phu và người chinh phụ khi không được gần bên nhau (đối tương thành).
b. Tuôn màu mây biếc trải ngân núi xanh.
Hai vế tiểu đối khắc hoạ sự chia xa của người chinh phu và người chinh phụ. Phép đối có tác dụng nhấn mạnh khoảng cách chia lìa, mỗi lúc một xa nhau hơn giữa hai người (đối tương thành).
c. Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,/ Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
Hai câu thơ (vế đối) miêu tả người chinh phu và chinh phụ ở hai không gian cách biệt nhưng vẫn luôn hướng về nhau. Phép đối có tác dụng nhấn mạnh tình cảm quyến luyến, yêu thương gắn bó (đối tương thành).
Nêu và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối của đoạn trích.
Sản phẩm dự kiến:
- Biện pháp tu từ điệp ngữ (cùng, thấy, ngàn dâu, ai), đặc biệt là phép điệp liên hoàn (còn gọi là điệp ngữ vòng – từ ngữ cuối của câu trước được lặp lại ở đầu câu sau).
=> Tác dụng: diễn tả sự đồng điệu trong xúc cảm của cả hai người, tâm trí hai người cùng hướng về nhau, với cảm xúc trào dâng mãnh liệt.
- Biện pháp đối (tiểu đối: lòng chàng/ ý thiếp).
=> Tác dụng: khắc hoạ sự quyến luyến, tình cảm sâu nặng của hai vợ chồng trong lúc chia li, tô đậm bi kịch chia li.
+ Gợi liên tưởng tới thành ngữ thương hải tang điền (biển xanh biến thành nương dâu): ngàn dâu tượng trưng cho những thay đổi, biến cố lớn của cuộc đời.
=> Tác dụng: cực tả nỗi buồn lo của người chinh phụ khi nghĩ về tương lai.
III. Tổng kết
Tổng kết nội dung và nghệ thuật văn bản “Nỗi niềm chinh phụ”
Sản phẩm dự kiến:
Nội dung: Tâm trạng và nỗi niềm của nhân vật người chinh phụ trong hoàn cảnh chia li, qua đó phản ánh những mất mát do chiến tranh gây ra
Nghệ thuật: Ngôn ngữ giàu cảm xúc, được chọn lọc tinh tế. Hình ảnh giàu sức gợi. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Đâu là đặc điểm của thể thơ song thất lục bát?
A. Là thể thơ có nguồn gốc từ Trung Hoa.
B. Gồm những cặp câu 6 và 8 tiếng đan xen.
C. Kết hợp đan xen từng cặp câu 7 tiếng với từng cặp câu 6 và 8 tiếng.
D. Quy định cụ thể về số khổ thơ và số dòng thơ trong một bài.
Câu 2: Đâu là chi tiết cho thấy người chinh phụ vô cùng lưu luyến khi tiễn người chinh phu ra trận?
A. Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà.
B. Quân trước đã gần ngoài doanh Liễu.
C. Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng.
D. Tuôn màu xanh biếc, trải ngàn núi xanh.
Câu 3: Thơ song thất lục bát dùng những vần nào?
A. Vần chân.
B. Vần lưng.
C. Vần chân và vần lưng.
D. Vần trung.
Câu 4: Xác định loại vần được sử dụng trong hai câu thơ sau đây:
Quân đưa tràng ruổi lên đường,
Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng?
A. Vần lưng.
B. Vần chân.
C. Vần lưng và vần chân.
D. Vần trung.
Câu 5: Đâu là điển tích, điển cố được sử dụng trong văn bản Nỗi niềm chinh phụ?
A. Doanh Liễu.
B. Rặng núi.
C. Liễu dương.
D. Ngàn dâu.
Đáp án gợi ý:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
C | A | C | A | D |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV yêu cầu HS làm bài tập sau: Em ấn tượng nhất với hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối tri thức