Giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối Bài 5: Bí ẩn của làn nước (Bảo Ninh)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 5: Bí ẩn của làn nước (Bảo Ninh). Thuộc chương trình Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét








Giáo án ppt đồng bộ với word












Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối tri thức
TIẾT: VĂN BẢN 3: BÍ ẨN CỦA LÀN NƯỚC
A. KHỞI ĐỘNG
GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ cách mà em đã vượt qua nỗi buồn
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc
Cách đọc trực tiếp văn bản, kĩ năng suy luận khi đọc văn bản
Sản phẩm dự kiến:
Cách đọc: giọng đọc khi đọc lời kể chuyện và lời nhân vật (khi chậm rãi, thâm trầm, khi hốt hoảng, sợ hãi trong cơn lũ, khi kinh ngạc, đau đớn vì biết được sự thật…)
2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
Trình bày thông tin về nhà văn Bảo Ninh
Sản phẩm dự kiến:
Bảo Ninh sinh năm 1952, quê ở Quảng Bình. Ông vào bộ đội năm 1969 và bắt đầu viết văn sau khi giải ngũ vào năm 1975. Tên tuổi của ông gắn liền với Nỗi buồn chiến tranh (1991) – một tiểu thuyết được dư luận bạn đọc trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Ngoài tác phẩm này, ông còn viết nhiều truyện ngắn và tạp bút, được in trong các tập chính: Trại bảy chú lùn (truyện ngắn, 1987); Truyện ngắn Bảo Ninh (2002);...
b. Tác phẩm
Trình bày thông tin về xuất xứ và bố cục của truyện ngắn Bí ẩn của làn nước.
Sản phẩm dự kiến:
- Xuất xứ: trích trong Những truyện ngắn NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh (2021).
- Bố cục:
+ Phần 1 (từ đầu đến ...sa vào làn nước tối tăm): nhân vật “tôi” sa vào làn nước.
+ Phần 2 (đoạn còn lại): nhân vật “tôi” nhận ra sự thật đằng sau làn nước ấy.
II. Khám phá văn bản
1. Đặc điểm của tác phẩm truyện trong văn bản Bí ẩn của làn nước.
a. Cốt truyện
Cốt truyện của văn bản xoay quanh sự kiện nào?
Sản phẩm dự kiến:
- Sự kiện là sự việc xảy ra dẫn đến sự biến đổi của nhân vật. Truyện ngắn thường hạn chế dung lượng, không mô tả quá nhiều sự kiện. Có nhiều trường hợp toàn bộ truyện có kết cấu xoay quanh một sự kiện.
- Truyện Bí ẩn của làn nước không có cốt truyện phức tạp, mọi chi tiết xoay quanh sự kiện đêm Rằm tháng Bảy, thời điểm vừa đỉnh lũ lại vừa vỡ đê. Sự việc xảy ra đêm ấy (mất vợ, mất con, có một đứa trẻ được vớt lên từ dòng nước) đã tạo một sự thay đổi lớn cho cuộc đời nhân vật “tôi”: một gia đình bị xé tan, một bí mật được cất giấu cả đời, một nỗi đau không người chia sẻ.
b. Ngôi kể
Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Với nội dung câu chuyện được kể, việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
Sản phẩm dự kiến:
Người kể ngôi thứ nhất trong truyện Bí ẩn của làn nước là người tham dự vào câu chuyện, trải nghiệm trực tiếp nỗi kinh hoàng trong trận lũ, cũng là người duy nhất biết đứa bé được vớt lên từ dòng nước không phải con của mình. Từ vai người cha, nhân vật “tôi” đã tự nguyện nuôi đứa trẻ khôn lớn. Từ lòng nhân từ, vị tha của người cha, nhân vật “tôi” đã không nói ra sự thật về đứa con => Ngôi kể này giúp truyền tải được cảm xúc chân thực hơn vì nhân vật là người trực tiếp trải qua biến cố.
c. Chi tiết đặc sắc
Điều gì đã khiến nhân vật “tôi” chết lặng? Phân tích vai trò của chi tiết này trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Sản phẩm dự kiến:
- Vì dung lượng nhỏ nên truyện ngắn thường có những chi tiết cô đọng, giàu sức gợi. Truyện Bí ẩn của làn nước có chi tiết nhân vật “chết lặng” lúc nhìn và đón đứa con khi chị phụ nữ bế đứa bé và thay tã cho nó.
- Để hiểu chi tiết này, người đọc cần kết nối thông tin với các chi tiết trước và sau đó: ở đoạn trước, vợ anh thông báo đứa bé mình sinh ra là con trai; ở đoạn sau, anh kể “con gái tôi” đã thành một thiếu nữ.
- Biết đứa bé không phải con mình, nhưng anh vẫn thốt lên “Con tôi” hai lần, như để xác nhận đứa bé trở thành con anh. Không ai biết đứa bé là con ai, có lẽ chỉ dòng nước biết. Bí ẩn của làn nước cũng là bí mật của đứa bé, cũng là bí mật của chính anh.
- Vai trò của chi tiết này trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm: chi tiết gợi sự ẩn giấu nỗi niềm thông qua lời nói, thể hiện sự chịu đựng nỗi đau, hi sinh thầm lặng vì người khác, từ đó ca ngợi lòng vị tha của con người.
d. Ý nghĩa nhan đề
Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa nhan đề tác phẩm. Em có đề xuất một nhan đề khác cho truyện được không? Giải thích ý nghĩa nhan đề do em đề xuất.
Sản phẩm dự kiến:
- Bí ẩn của làn nước cũng là bí mật của đứa bé, cũng là bí mật của chính người kể chuyện. Nhan đề này thể hiện chủ để của tác phẩm, gợi sự ẩn giấu nỗi niềm, thể hiện sự chịu đựng nỗi đau, hi sinh thẩm lặng vì người khác.
- Căn cứ chủ đề của tác phẩm (ca ngợi lòng vị tha của con người), có thể đặt cho truyện một nhan để khác, chẳng hạn: Trái tim người cha.
2. Nhân vật trong văn bản Bí ẩn của làn nước
Theo em, vì sao nhân vật “tôi” giữ điều bí mật cho riêng mình? Im lặng chịu đựng nỗi đâu có phải lựa chọn tốt nhất cho nhân vật không? Vì sao? Hãy nêu nhận xét của em về hành động này của nhân vật.
Sản phẩm dự kiến:
Nhân vật “tôi” – người cha không nói ra sự thật vì muốn cho đứa con tin rằng nó có một người cha thật sự, một gia đình thật, không bị mặc cảm là đứa con mồ côi, không ai biết nguồn gốc. Ông không muốn đứa trẻ phải chịu đựng nỗi đau đớn về tinh thần. Chính việc nhân vật im lặng chịu đựng nỗi đau đã cho thấy sự bao dung, đức hi sinh vì người khác. Đánh đổi nỗi đau ấy là cuộc đời bình yên của đứa con. Đây là một sự “dối lừa” cao cả.
III. Tổng kết
Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Bí ẩn của làn nước”.
Sản phẩm dự kiến:
Nội dung: Qua câu chuyện của nhân vật tôi trong truyện ngắn Bí ẩn của làn nước, nhà văn Bảo Ninh muốn gửi đến chúng ta một thông điệp về tình yêu thương, về lòng bao dung và vị tha, cũng như sự hi sinh thầm lặng của người cha.
Nghệ thuật: Chi tiết cô đọng, giàu sức gợi; Ngôn ngữ giản dị nhưng sâu sắc, giàu tính nhân văn; Ngôi kể thứ nhất, tăng tính chân thực cho câu chuyện; Tình huống bất ngờ, truyền tải được thông điệp và tư tưởng của nhà văn
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Đâu là thông tin không chính xác về nhà văn Bảo Ninh?
A. Sinh năm 1952, quê ở Quảng Bình.
B. Vào bộ đội năm 1969 và bắt đầu viết văn sau khi giải ngũ vào năm 1975.
C. Tên tuổi của ông gắn liền với Nỗi buồn chiến tranh (1991).
D. Ông chủ yếu sáng tác về đề tài nông thôn và người nông dân.
Câu 2: Về đêm, dòng sông được miêu tả như thế nào?
A. Lấp lánh những hằng hà đốm sáng bí ẩn.
B. Phản chiếu hằng hà những vì sao lấp lánh.
C. Mềm mại, uốn lượn như một dải lụa đào.
D. Cuồn cuộn, dữ dội, đáng sợ.
Câu 3: Trong đoạn trích, đỉnh lũ xảy ra vào khoảng thời gian nào?
A. Rằm tháng Tám.
B. Rằm tháng Giêng.
C. Rằm tháng Bảy.
D. Rét nàng Bân.
Câu 4: Vì sao vệt đê cánh giữ đằng trước làng bị phá tan.
A. Vì một loạt kít mìn của Mỹ nổ.
B. Vì một loạt bom Mỹ bắn phá.
C. Vì quân Mỹ cho xe tăng phá.
D. Vì lũ làm vỡ đê.
Câu 5: Nhân vật tôi từ đâu chạy về làng?
A. Từ trên chiến khu.
B. Từ trên điếm canh.
C. Từ làng khác.
D. Từ trên tỉnh.
Đáp án gợi ý:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
D | A | C | B | B |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV yêu cầu HS làm bài tập sau: Im lặng chịu đựng nỗi đau có phải sự lựa chọn tốt nhất cho mỗi con người không?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối tri thức