Giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối Bài Ôn tập học kì I
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài Ôn tập học kì I. Thuộc chương trình Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối tri thức
TIẾT: ÔN TẬP HỌC KÌ I
A. KHỞI ĐỘNG
GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, chia sẻ về chủ đề em yêu thích nhất trong chương trình Ngữ văn học kì I
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Ôn tập kiến thức về loại, thể loại văn bản đọc
1. Thống kê văn bản đọc
Xem lại văn bản đọc chính trong 5 bài học ở học kì I, ghi các thông tin cơ bản vào Phiếu học tập số 1.
Sản phẩm dự kiến:
Văn bản | Tác giả | Loại, thể loại | Nội dung | Đặc điểm hình thức |
Chuyện người con gái Nam Xương. | Nguyễn Dữ | Truyền kì | Bi kịch của Vũ Nương do chồng nghi ngờ sự chung thủy của nàng. | - Các sự kiện tạo nên cốt truyện được sắp xếp theo trật tự tuyến tính. - Truyện có các yếu tố kì ảo. - Thời gian và không gian có sự đan cài giữa thực và ảo. - Ngôn ngữ dùng nhiều điển tích, điển cố. |
… | … | … | … | … |
2. Sự khác biệt giữa thể loại truyện truyền kì và truyện thơ Nôm
Nêu sự khác biệt giữa thể loại truyện truyền kì và truyện thơ Nôm trên một số tiêu chí: chữ viết được sử dụng, các loại nhân vật được miêu tả, đặc điểm ngôn ngữ.
Sản phẩm dự kiến:
- Chữ viết được sử dụng: Truyện truyền kì trung đại chủ yếu được sáng tác bằng chữ Hán; đến đầu thế kỉ XX, truyện truyền kì được các nhà văn Việt Nam sáng tác bằng chữ quốc ngữ. Còn truyện thơ Nôm được sáng tác bằng chữ Nôm.
- Các loại nhân vật được miêu tả: Nhân vật của truyện truyền kì gồm ba nhóm: thần tiên, người trần, yêu quái. Nhân vật trong truyện thơ Nôm là con người, chủ yếu là “trai tài, gái sắc”, nhưng phần lớn gặp trắc trở trong đời sống.
- Đặc điểm ngôn ngữ: Ngôn ngữ truyện truyền kì là ngôn ngữ văn xuôi, truyện truyền kì dùng nhiều điển tích, điển cố. Ngôn ngữ truyện thơ Nôm là ngôn ngữ thơ (chủ yếu là lục bát); gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân nhưng cũng giàu tính ước lệ; dùng nhiều điển tích, điển cố.
3. Vai trò của không khí lịch sử, bối cảnh xã hội xuất hiện trong một số truyện truyền kì hoặc truyện thơ Nôm
Không khí lịch sử, bối cảnh xã hội xuất hiện trong một số truyện truyền kì hoặc truyện thơ Nôm có giúp ích gì cho việc đọc hiểu tác phẩm không? Vì sao?
Sản phẩm dự kiến:
Không khí lịch sử, bối cảnh xã hội xuất hiện trong một số truyện truyền kì hoặc truyện thơ Nôm giúp cho người đọc có cơ sở để đánh giá về giá trị hiện thực của tác phẩm (ví dụ các chi tiết liên quan đến việc triều đình phải đối phó với sự quấy rối của giặc Chiêm, đời Khai Đại nhà Hồ, quân Minh, nhân vật Trần Thiêm Bình ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dũ; đời Tuyên Đức nhà Minh trong Dế chọi của Bồ Tùng Linh;...).
II. Ôn tập kiến thức tiếng Việt
Trong học kì I, em đã được học những kiến thức tiếng Việt mới nào? Nêu những khái niệm cần nắm vững để giải quyết bài tập ở các bài học vào bảng dưới đây.
Sản phẩm dự kiến:
- Điển tích, điển cố: câu chuyện, sự việc hay câu chữ trong sách xưa, được dẫn lại một cách cô đúc trong VB của các tác giả đời sau.
- Biện pháp tu từ chơi chữ: vận dụng các đặc điểm âm thanh, ý nghĩa và quy tắc kết hợp từ ngữ một cách sáng tạo trong ngữ cảnh, nhằm tạo ra những cách hiểu khác lạ hay liên tưởng bất ngờ, thú vị cho người tiếp nhận.
- Biện pháp tu từ điệp thanh: sử dụng cách lặp lại thanh điệu cùng loại (thanh bằng hoặc thanh trắc) để làm tăng tính nhạc, nâng cao hiệu quả biểu đạt.
- Biện pháp tu từ điệp vẫn: sử dụng những tiếng có vần giống nhau, đặt gần nhau làm tăng tính nhạc, tăng hiệu quả biểu đạt.
- Cách dẫn trực tiếp: dẫn nguyên văn từ ngữ, câu, đoạn văn của văn bản gốc, nếu dùng ở văn bản viết, phần dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
Cách dẫn gián tiếp: dẫn lời hoặc ý tưởng của người khác nhưng diễn đạt lại bằng ngôn ngữ của mình, nếu dùng ở văn bản viết, không cần đặt trong dấu ngoặc kép.
- Câu rút gọn: câu có thành phần câu (thường là thành phần chính) bị tỉnh lược, nhưng nhờ ngữ cảnh nên vẫn đảm bảo nội dung thông tin.
- Câu đặc biệt: câu được cấu tạo bởi một từ hoặc một cụm từ, không xác định được thành phần câu, chỉ được chấp nhận trong một ngữ cảnh xác định.
3. Ôn tập kiến thức kĩ năng viết
Qua việc thực hiện các bài viết trong học kì I, em hãy nêu những điểm khác nhau trong việc sử dụng lí lẽ và bằng chứng ở kiểu bài nghị luận xã hội và kiểu bài nghị luận văn học.
Sản phẩm dự kiến:
Điểm khác nhau trong việc dùng lí lẽ và bằng chứng ở kiểu bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học:
- Khác nhau trong việc dùng lí lẽ: Lí lẽ trong bài nghị luận xã hội là kiến giải của người viết về các vấn đề, sự việc, hiện tượng đời sống. Lí lẽ trong bài nghị luận văn học là kiến giải của người viết về các vấn đề trong lĩnh vực văn học: tác phẩm văn học thuộc các thể loại, phong cách của tác giả, trào lưu văn học.
- Khác nhau trong việc dùng bằng chứng: Bằng chứng dùng trong bài nghị luận xã hội là con người, sự việc xảy ra trong đời sống, mang tính xác thực, có thể kiểm chứng. Bằng chứng trong bài nghị luận văn học là các sự kiện, nhân vật, câu thơ, câu văn,... trong tác phẩm văn học và ý kiến của các nhà nghiên cứu về tác phẩm.
4. Ôn tập kiến thức kĩ năng nói và nghe
Nêu những nét giống nhau và khác nhau giữa kiểu bài trình bày ý kiến về một vấn đề và kiểu bài thảo luận về một vấn đề
Sản phẩm dự kiến:
Kiểu bài trình bày ý kiến về một vấn đề và kiểu bài thảo luận về một vấn để có những điểm giống và khác nhau như sau:
- Giống nhau: Đều làm sáng tỏ bản chất của vấn đề, thể hiện quan điểm của người nói về vấn đề; qua đó thấy được ý nghĩa của vấn đề đối với đời sống. Dù là hai kiểu bài nói khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng là phải làm rõ ý nghĩa của vấn đề được trình bày hay thảo luận; sự cần thiết của việc giải quyết tốt vấn đề.
- Ở kiểu bài trình bày ý kiến, cá nhân người nói thực hiện toàn bộ bài nói, thể hiện cách nhìn của mình về vấn đề; người nghe theo dõi nội dung bài nói, trao đổi lại. Kiểu bài thảo luận lại yêu cầu mọi cá nhân luân phiên phát biểu ý kiến, người nghe cũng đồng thời là người nói, có quyền nêu ý kiến theo lượt lời của mình. Ví dụ, ở bài 1 (bài trình bày ý kiến), chỉ người được phân công mới có nhiệm vụ thực hiện bài nói, còn lại là người nghe; ngược lại, ở bài 4 (bài thảo luận) cần có người điều hành, thư kí, cần có sự chỉ định người phát biểu ý kiến một cách tuần tự, cuối cùng phải tổng kết hoạt động thảo luận.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Trong thể loại truyện thơ Nôm, yếu tố nào là đặc trưng của ngôn ngữ sử dụng?
A. Ngôn ngữ văn xuôi.
B. Thể thơ lục bát.
C. Điển tích và điển cố.
D. Các nhân vật kỳ ảo.
Câu 2: Điểm khác biệt chính giữa nhân vật trong truyện truyền kì và truyện thơ Nôm là gì?
A. Nhân vật trong truyện truyền kì là con người, trong khi nhân vật trong truyện thơ Nôm là thần tiên và yêu quái.
B. Nhân vật trong truyện truyền kì có thể là thần tiên, yêu quái, hoặc người trần, còn nhân vật trong truyện thơ Nôm chủ yếu là con người gặp trắc trở trong đời sống.
C. Nhân vật trong truyện thơ Nôm chủ yếu là thần tiên, yêu quái, trong khi nhân vật trong truyện truyền kì là con người.
D. Nhân vật trong cả hai thể loại đều không có sự khác biệt rõ rệt.
Câu 3: Trong bài nghị luận xã hội, bằng chứng thường dựa vào điều gì?
A. Các sự kiện, nhân vật trong tác phẩm văn học.
B. Ý kiến của các nhà nghiên cứu văn học.
C. Con người và sự việc xảy ra trong đời sống thực tế.
D. Các điển tích và điển cố.
Câu 4: Khi sử dụng biện pháp tu từ điệp thanh, tác giả thường lặp lại điều gì?
A. Các tiếng có vần giống nhau.
B. Thanh điệu cùng loại (thanh bằng hoặc thanh trắc).
C. Các từ ngữ liên quan đến âm thanh.
D. Các câu chữ từ ngữ trong văn bản gốc.
Câu 5: Trong một buổi thảo luận, yếu tố nào là cần thiết để quản lý và điều hành hiệu quả?
A. Chỉ định một người thực hiện toàn bộ bài nói.
B. Cung cấp tài liệu chi tiết về vấn đề thảo luận cho người tham gia.
C. Có người điều hành, thư ký và sự chỉ định phát biểu theo lượt.
D. Yêu cầu các tham gia thảo luận viết ý kiến ra giấy và gửi cho người điều hành.
Đáp án gợi ý:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
B | B | C | B | C |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành các Phiếu học tập.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 9 kết nối tri thức