Giáo án và PPT Tiếng Việt 4 kết nối Bài 1: Câu
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 1: Câu. Thuộc chương trình Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Bài 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU - CÂU
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Em hãy nêu một vài ví dụ về luyện tập câu?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đoạn văn dưới đây có mấy câu? Nhờ đâu em biết như vậy?
HS thảo luận trả lời câu hỏi:Đoạn văn dưới đây có mấy câu? Nhờ đâu em biết như vậy?
· Câu kể dùng để làm gì?
· Câu hỏi dùng để làm gì?
· Câu khiến dùng để làm gì?
· Câu cảm dùng để làm gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Đoạn văn có 6 cầu Các câu được nhận diện nhờ vào dấu hiệu hình thức: Chủ cái đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu kết thúc câu.
+ Câu kể dùng để kể, tả, giới thiệu.
+ Câu hỏi dùng để hỏi những điều chưa biết.
+ Câu khiến dùng để yêu cầu người khác thực hiện một việc nào đó.
+ Câu cảm dùng để bày tỏ cảm xúc.
Hoạt động 2: Xét các kết hợp từ, cho biết trường hợp nào là câu, trường hợp nào chưa phải là câu. Vì sao?
HS thảo luận trả lời câu hỏi: Xét các kết hợp từ, cho biết trường hợp nào là câu, trường hợp nào chưa phải là câu. Vì sao?
Sản phẩm dự kiến:
+ Những kết hợp từ là câu:
· Bà muốn sang đường phải không ạ?
· Nam dẫn bà cụ sang đường.
· Bà cụ rất cảm động.
· Cảm ơn cháu nhé!
+ Những kết hợp từ chưa phải câu: giúp đỡ người già, Nam và bà cụ, đã già yếu.
+ Những kết hợp chưa phải là câu vì chúng thiếu thông tin.
Hoạt động 3: Sắp xếp các từ ngữ dưới đây thành câu. Viết câu vào vở.
HS thảo luận trả lời câu hỏi:Sắp xếp các từ ngữ dưới đây thành câu. Viết câu vào vở.
Sản phẩm dự kiến:
+ Câu 1: Ông chữa bệnh để cứu người. Trật tự các từ ngữ trong câu này không thể thay đổi.
+ Câu 2: Ông khám bệnh miễn phí cho ai? Câu này có thể sắp xếp thành “Ông cho ai khám bệnh miễn phí” hoặc “Ông miễn phí khám bệnh cho ai?” Dù thay đổi trật tự theo cách nào thì vẫn là câu hỏi và nghĩa của câu không thay đổi.
+ Câu 3: Cháu phải tập thể dục thường xuyên nhé! Cầu này có thể sắp xếp thành "Phải tập thể dục thường xuyên cháu nhé!”. Cả hai cách đều tạo thành câu khiến và nghĩa của câu không thay đổi.
+ Câu 4: “Ông ấy thương người lắm!” là trật tự từ duy nhất để tạo câu cảm thán đúng.
Hoạt động 4: Dựa vào tranh để đặt một câu kể, một câu hỏi, một câu khiến, một câu cảm.
HS thảo luận trả lời câu hỏi:Dựa vào tranh để đặt một câu kể, một câu hỏi, một câu khiến, một câu cảm.
Sản phẩm dự kiến:
+ Câu kể: Hôm nay bạn nhỏ khám răng.
+ Câu hỏi: Bác sĩ đang làm gì?
+ Câu khiến: Hãy nằm yên để bác sĩ khám nhé!
+ Câu cảm thán: Khám răng không hề đau chút nào!
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Câu cảm (câu cảm thán) nhằm mục đích gì?
A. Bày tỏ sự thắc mắc, hiếu kì của người nói.
B. Nêu ra một yêu cầu hoặc đề nghị của người nói.
C. Thông báo, trình bày một nội dung nào đó.
D. Bộc lộ cảm xúc của người nói.
Câu 2: Cuối câu cảm thán, thường sử dụng dấu câu nào?
A. Dấu chấm
B. Dấu hỏi
C. Dấu chấm than
D. Dấu hai chấm
Câu 3: Trong các câu dưới đây, câu nào là câu kể?
A. Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét giấy thấm vào mồm.
B. Răng em đau, phải không?
C. Ôi, răng đau quá!
D. Em về nhà đi.
Câu 4: Câu cầu khiến là câu như thế nào?
- A. Là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,...đi, thôi, nào...hay ngữ điệu cầu khiến
- B. Là câu có những từ để hỏi như: phải không, đúng không,...hay ngữ điệu để hỏi
- C. Là câu có những từ biểu đạt cảm xúc như: ôi, chao, trời ơi,...
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Khi viết, câu cầu khiến thường có đặc điểm gì?
- A. Thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.
- B. Thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.
- C. Thường kết thúc bằng dấu phẩy, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.
- D. Thường kết thúc bằng dấu ba chấm, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câ
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: D
Câu 2: C
Câu 3: A
Câu 4:A
Câu 5:A
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Xác định câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể trong những câu dưới đây (trích truyện Lão Hạc của Nam Cao). Chỉ ra đặc điểm giúp nhận biết mỗi kiểu câu đó.
a) Ông giáo hút trước đi.
b) Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài, thở khói.
c) Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi.
d) Hỡi ơi lão Hạc!
e) Thế nó cho bắt à?
g) Chao ôi!
h) Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão.
Câu 2: Trong những câu dưới đây (trích truyện Lão Hạc của Nam Cao), câu nào được dùng để hỏi, câu nào được dùng để biểu thị ý phủ định? Vì sao?
a) Việc gì còn phải chờ khi khác?
b) Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?
c) Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?
d) Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án Tiếng việt 4 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời