Nội dung chính Công dân 9 kết nối Bài 4: Khách quan và công bằng
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: Khách quan và công bằng sách Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
BÀI 4: KHÁCH QUAN VÀ CÔNG BẰNG
1. Khách quan và biểu hiện của khách quan
- Để thực hiện được tính khách quan, người cán bộ kiểm sát phải “chí công vô tư, luôn tôn trọng sự thật khách quan; giải quyết công việc theo đúng pháp luật và quy định của Ngành; không vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, không thiên vị hoặc áp đặt định kiến cá nhân chủ quan bất cứ bên nào trong giải quyết vụ án, vụ việc....
Nếu họ thiếu khách quan trong công việc sẽ dẫn tới oan sai, xét xử không đúng người, đúng tội, làm mất niềm tin trong nhân dân, làm suy giảm hiệu lực và sức mạnh của bộ máy nhà nước.
- Biểu hiện của khách quan: xuất phát từ thực tế, phản ánh thực tế một cách trung thực, tôn trọng sự thật, đánh giá đối tượng dựa trên dữ liệu có thể quan sát, do lường và chứng minh được.
- Ý nghĩa của khách quan: Khách quan giúp chúng ta nhìn nhận, đánh giá đúng bản chất của sự vật, sự việc, con người, từ đó có các quyết định chính xác trong công việc và cách ứng xử văn hoá trong các mối quan hệ.
- Nếu nhận thức và hành vi thiếu khách quan sẽ dẫn tới những sai lầm trong công việc và ứng xử, ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ.
2. Công bằng và biểu hiện của công bằng
- Biểu hiện: đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt đối xử.
- Công bằng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mỗi cá nhân, giúp con người có cơ hội phát triển bình đẳng với nhau, giúp họ cảm thấy được tôn trọng, tự tin hơn trong cuộc sống. Công bằng cũng góp phần xây dựng xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh. Trái lại, thiếu công bằng sẽ dẫn tới bất công, bất bình đẳng, mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ.
3. Rèn luyện thái độ khách quan, công bằng
- Nhìn nhận, đánh giá sự vật, sự việc khách quan, tôn trọng, bảo vệ lẽ phải.
- Không định kiến, thiên vị trong việc đánh giá việc làm của bản thân và những người xung quanh.
- Phê phán các biểu hiện thiếu khách quan, công bằng.
=> Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 4: Khách quan và công bằng