Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 13: Cấu tạo và tính chất vật lí của kim loại
Giáo án bài 13: Cấu tạo và tính chất vật lí của kim loại sách Hoá học 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 6: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
BÀI 13. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại.
- Nêu được đặc điểm của liên kết kim loại.
- Giải thích được một số tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim).
- Trình bày được ứng dụng từ tính chất vật lí chung và riêng của kim loại.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức hoá học.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hoá học:
- Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.
- Viết được báo cáo quá trình tìm hiểu.
- Năng lực nhận thức hoá học:
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại.
- Nêu được đặc điểm của liên kết kim loại.
- Giải thích được một số tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim).
- Trình bày được ứng dụng từ tính chất vật lí chung và riêng của kim loại.
3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
- Sử dụng tiết kiệm, an toàn các sản phẩm bằng kim loại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Tài liệu: SGK, SGV Hóa học 12, các hình ảnh liên quan đến bài học.
- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Tài liệu: SGK Hóa học 12.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Huy động được vốn hiểu biết, kĩ năng có sẵn của học sinh về ứng dụng của kim loại để chuẩn bị cho bài học mới; học sinh cảm thấy vấn đề sắp học rất gần gũi với mình.
- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú.
- Học sinh trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực mới.
b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số ứng dụng của kim loại.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát các hình sau.
Thép | Đồng | Vàng |
GV nêu câu hỏi: Em hãy cho biết ứng dụng của các kim loại tương ứng với mỗi hình.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, tham gia trò chơi và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:
+ Thép: là vật liệu xây dựng.
+ Đồng: lõi dây dẫn điện.
+ Vàng: trang sức.
- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.
- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét của câu trả lời HS, dẫn dắt HS vào bài học: Kim loại được sử dụng nhiều trong cuộc sống như các kết cấu bằng thép, dây dẫn điện bằng đồng, đồ trang sức bằng vàng,…. Kim loại có đặc điểm gì về cấu tạo nguyên tử và liên kết mà hữu dụng như vậy? Để đi tìm câu trả lời, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 13 – Cấu tạo và tính chất vật lí của kim loại.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại
a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm cấu tạo, trạng thái của các đơn chất kim loại, vị trí của các ion trong mạng tinh thể, sự hình thành liên kết kim loại.
b. Nội dung: HS đọc thông tin trong SGK trang 89-90 và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm cấu tạo, trạng thái của các đơn chất kim loại, vị trí của các ion trong mạng tinh thể, sự hình thành liên kết kim loại.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS quan sát bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã biết, trả lời câu hỏi: Nhận xét về số electron lớp ngoài cùng và bán kính của nguyên tử kim loại. - GV cung cấp thông tin cho HS về trạng thái tồn tại của các đơn chất kim loại ở nhiệt độ phòng, vị trí của các ion dương kim loại trong mạng tinh thể. - GV yêu cầu HS quan sát Hình 13.2. - GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong hình, hoàn thành câu hỏi Luyện tập 1: Trong mạng tinh thể kim loại, các electron hóa trị tự do chuyển động theo một hướng hay theo nhiều hướng? - GV hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin mục I.3. - GV yêu cầu HS dựa vào thông tin vừa tìm hiểu, liên hệ với kiến thức đã học, thảo luận nhóm 4 và hoàn thành câu hỏi: Liên kết kim loại là gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, vận dụng kiến thức đã học kết hợp đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. * Trả lời câu hỏi của GV (DKSP). * Trả lời câu hỏi Luyện tập 1: Trong mạng tinh thể kim loại, các electron hoá trị tự do chuyển động theo nhiều hướng. * Trả lời câu hỏi của GV (DKSP). - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại 1. Đặc điểm cấu tạo của nguyên tử kim loại - Thường có ít electron ở lớp ngoài cùng. - Bán kính của nguyên tử kim loại thường lớn hơn khá nhiều so với bán kính của nguyên tử phi kim cùng chu kì. - Các electron hóa trị ở lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử kim loại chịu lực hút yếu của hạt nhân. 2. Cấu tạo tinh thể kim loại - Ở điều kiện thường, các kim loại ở thể rắn, có cấu tạo tinh thể (trừ thủy ngân ở thể lỏng). - Trong tinh thể kim loại, do chịu lực hút yếu của hạt nhân nguyên tử nên các electron hóa trị dễ tách ra khỏi nguyên tử, tạo thành các electron hóa trị tự do và cation kim loại. Vì vậy, tinh thể kim loại chứa các cation kim loại sắp xếp theo trật tự nhất định cùng với các electron hóa trị chuyển động tự do. 3. Liên kết kim loại - Liên kết kim loại là liên kết được hình thành từ lực hút tĩnh điện giữa các cation kim loại và các electron hóa trị tự do trong mạng tinh thể kim loại.
|
Hoạt động 2. Tính chất vật lí và một số ứng dụng của kim loại
a. Mục tiêu: HS nêu được các tính chất vật lí và ứng dụng của kim loại.
b. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK trang 90 – 93 và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các tính chất vật lí và ứng dụng của kim loại.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin trong SGK, hoàn thành yêu cầu: + Nhóm 1: Tìm hiểu về tính dẻo của kim loại (tính dẻo là gì, nguyên nhân gây ra tính dẻo của kim loại, vai trò của tính dẻo,…). + Nhóm 2: Tìm hiểu về tính dẫn điện của kim loại (nguyên nhân khiến kim loại dẫn điện, các kim loại dẫn điện tốt và ứng dụng của chúng,…). + Nhóm 3: Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của kim loại (nguyên nhân gây ra tính dẫn nhiệt, ứng dụng,…). + Nhóm 4: Tìm hiểu về tính ánh kim của kim loại (nguyên nhân kim loại có ánh kim, ứng dụng,…). + Nhóm 5: Tìm hiểu về khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng của kim loại (ứng dụng;…). - GV tổ chức cho các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV yêu cầu HS dựa vào thông tin nhóm mình tìm hiểu và các thông tin nhóm bạn cung cấp, hoàn thành phiếu bài tập sau:
…………………….. | II. Tính chất vật lí và một số ứng dụng của kim loại 1. Tính chất vật lí chung và ứng dụng a) Tính dẻo - Kim loại có tính dẻo: dễ rèn, dễ dát mỏng, dễ kéo sợi. - Một số kim loại có tính dẻo cao: Au, Ag, Al, Cu, Sn, Fe,… - Nguyên nhân gây ra tính dẻo: cation trong tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau mà không tách rời nhờ lực hút tĩnh điện giữa chúng với các electron hóa trị tự do. - Ứng dụng: làm đồ trang sức, vật liệu nha khoa, đúc tượng, sản xuất đồ gia dụng, đồ trang trí,…. b) Tính dẫn điện - Nguyên nhân: Khi đặt một hiệu điện thế vào hai đầu dây kim loại, dưới tác động của điện trường, các electron tự do đang chuyển động hỗn loạn trong tinh thể kim loại sẽ chuyển động thành dòng, có hướng từ cực âm đến cực dương, tạo thành dòng điện. - Một số kim loại dẫn điện tốt: Ag, Cu, Au, Al, Fe,… - Cu thường được dùng làm lõi dây dẫn điện, Al dùng làm dây dẫn điện cao thế. c) Tính dẫn nhiệt - Nguyên nhân: Khi đốt nóng một đầu dây kim loại, các electron hóa trị tự do ở vùng nhiệt độ cao có động năng lớn hơn di chuyển đến vùng có nhiệt độ thấp hơn trong tinh thể kim loại và truyền năng lượng cho các cation kim loại ở đây. - Kim loại dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt. - Ứng dụng: làm vật liệu truyền nhiệt và tản nhiệt. d) Ánh kim - Nguyên nhân: electron hóa trị tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được. - Ứng dụng: làm đồ trang sức, vật trang trí, làm gương soi,…. 2. Tính chất vật lí riêng và một số ứng dụng - Khối lượng riêng + Kim loại nhẹ: D < 5 g/cm3; magnesium, aluminium dùng chế tạo hợp kim nhẹ. + Kim loại nặng: D 5 g/cm3; sắt, tungsten tạo hợp kim nặng. - Nhiệt độ nóng chảy + Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao: Tungsten (vonfram, W), làm dây tóc bóng đèn trong bóng đèn sợi đốt. + Kim loại ở trạng thái lỏng (điều kiện thường): Thủy ngân. + Chì, cadmium, thiếc trắng làm dây chảy trong cầu chì. - Tính cứng + Kim loại cứng nhất: Chromium, được mạ bên ngoài các sản phẩm để bảo vệ sản phẩm và hạn chế sự mài mòn. - Nhôm nhờ độ cứng vừa phải và dẻo nên được dùng làm khung cửa, lon hoặc hộp,…. |
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ kì I + 1/2 kì 2
- Sau đó cập nhật liên tục để 30/01 có đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 6 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1100k/6 tháng
- 1250k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều