Nội dung chính Lịch sử 12 cánh diều Bài 1: Liên hợp quốc
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Liên hợp quốc sách Lịch sử 12 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều
CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
BÀI 1: LIÊN HỢP QUỐC
1. Vấn đề cơ bản của Liên hợp quốc
a. Bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành
- Trong giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đồng minh
nhận thấy sự cần thiết phải hợp tác để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh, đồng thời xác lập một tổ chức quốc tế nhằm duy trì hoà bình và trật tự thế giới sau chiến tranh.
- Quá trình hình thành Liên hợp quốc kéo dài từ năm 1941 đến năm 1945, trải qua
nhiều sự kiện, gắn liền với vai trò quan trọng của các chính phủ Liên Xô, Mỹ, Anh.
- Trong hai ngày 1-1 và 2-1-1942, tại Oa-sinh-tơn (Mỹ), đại diện các nước: Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc và 22 nước khác đã kí bản Tuyên bố Liên hợp quốc (Declaration by United Nations), cam kết cùng chống lại phát xít. Trong bản tuyên bố này, lần đầu tiên tên gọi “Liên hợp quốc" (United Nations, theo đề xuất của Tổng thống Mỹ Ph. Ru-dơ-ven) được sử dụng chính thức.
b. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động
* Mục tiêu
- Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
- Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dựa trên sự tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, củng cố hoà bình thế giới.
- Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoa hoặc nhân đạo, đồng thời thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng nhân quyền
và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo.
- Là trung tâm điều hoà hành động của các quốc gia nhằm đạt được những
mục tiêu chung nói trên.
* Nguyên tắc
- Bình đẳng về chủ quyền của tất cả các thành viên.
- Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
- Không đe doạ bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.
2. Vai trò của Liên hợp quốc
a. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
Liên hợp quốc đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các cuộc xung đột; làm trung gian hoà giải các cuộc xung đột và khủng hoảng quốc tế; triển khai hoạt động gìn giữ hoà bình; tạo điều kiện để hoà bình được duy trì bền vững.
b. Thúc đẩy phát triển
Liên hợp quốc ưu tiên tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy hợp tác quốc tế về
kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học, kĩ thuật thông qua các chương trình, quỹ trực thuộc, các tổ chức chuyên môn và các tổ chức liên chính phủ.
Liên hợp quốc cũng có nhiều chương trình hỗ trợ các nước về vốn, tri thức, kĩ thuật, nhân lực, ... để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
c. Bảo đảm quyền con người, phát triển xã hội
Ngay từ khi thành lập, Liên hợp quốc đã nỗ lực thúc đẩy việc xây dựng và kí kết những văn bản, điều ước quốc tế quan trọng nhằm bảo đảm quyền cơ bản của con người (đặc biệt là quyền đối với phụ nữ), xây dựng một thế giới an toàn hơn, công bằng hơn và tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người.
=> Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 1: Liên hợp quốc